Loạn Năng Khớp Thái Dương Hàm: Bệnh Lý Hay Bị Bỏ Sót - VnExpress

ñ

Khớp thái dương hàm là nơi nối xương hàm dưới với xương thái dương của hộp sọ.

Đau vùng quai hàm, đặc biệt là vùng khớp thái dương hàm, có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó loạn năng thái dương hàm là một nguyên nhân hay gặp, nhưng lại ít được các bác sĩ nghĩ đến. Bệnh hay gặp ở nữ giới, lứa tuổi thanh niên và trung niên.

Bệnh lý này ban đầu gây đau các cơ vận động hàm (còn gọi là cơ nhai), sau đó gây tổn thương khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp, rồi thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp thái dương hàm.

Biểu hiện bệnh

- Mỏi cơ hàm: Người bệnh ban đầu có cảm giác mỏi, không thoải mái ở các cơ vận động hàm.

- Đau: Xuất hiện muộn hơn. Lúc đầu chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai. Đau khu trú ở các cơ quanh quai hàm, sau đó chuyển sang khớp thái dương hàm và toàn đầu.

ñ

Sơ đồ khớp thái dương hàm.

- Không há miệng to được.

- Nghe thấy tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm khi há miệng.

- Ảnh hưởng tới nhiều cơ quan lân cận: gây ù tai, chóng mặt, lung lay răng...

Các triệu chứng trên thường tiến triển chậm, thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, rồi tự hết làm người bệnh không chú ý.

Nguyên nhân

Các lý do chính dẫn tới loạn năng thái dương hàm bao gồm:

- Bất thường về răng: mất răng làm giảm hiệu suất nhai, các răng lân cận bị xô lệch, bị hàn răng hoặc làm răng giả sai kỹ thuật, răng khôn mọc lệch...

- Tai nạn gây chấn thương vùng quai hàm.

- Tật nghiến răng.

Đôi khi bệnh có thể liên quan tới nghề nghiệp như nhạc sĩ violon, người trực tổng đài phải kẹp điện thoại thường xuyên vào cổ...

Tuy nhiên, không phải khi

Khi thấy có biểu hiện đau mỏi vùng khớp thái dương hàm, nhất là khi đau tiến triển chậm, lặp đi lặp lại, nên đến tham vấn ở các trung tâm răng hàm mặt.

nào những nguyên nhân trên cũng dẫn đến loạn năng thái dương hàm. Bệnh thường chỉ bộc phát khi có kèm những rối loạn tâm lý (bị căng thẳng, stress, mệt mỏi...).

Điều trị

Mục tiêu là loại bỏ nguyên nhân và khắc phục các rối loạn tâm lý. Có 2 phương pháp điều trị:

1. Không phẫu thuật:

- Loại bỏ những rối loạn ở cung răng (nếu răng mọc lệch), cho bệnh nhân mang máng nhai (trường hợp nghiến răng nhiều), làm răng giả (nếu bị mất răng)...

+ Ăn thức ăn mềm.

+ Dùng các thuốc giảm đau, an thần.

+ Xoa bóp vùng quanh quai hàm, lý liệu pháp.

2. Phẫu thuật

Chỉ áp dụng cho những trường hợp nặng, tổn thương không hồi phục và tiếp tục đau sau khi đã được điều trị tích cực bằng các phương pháp không phẫu thuật.

Thạc sĩ Phạm Như Hải

Khoa Răng Hàm Mặt, BV Việt Nam - Cuba

Từ khóa » đau Loạn Năng Khớp Thái Dương Hàm