Loạn Thị | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một vấn đề phổ biến của thị lực do sự biến dạng sai lệch về hình dạng của giác mạc. Ở bệnh loạn thị, độ cong của thủy tinh thể hoặc giác mạc, phần nằm ở ngoài cùng phía trước của mắt, bị biến dạng. Điều này làm thay đổi đường đi của ánh sáng hoặc bị khúc xạ khi đến võng mạc của bạn. Vì vậy làm cho tầm nhìn bị mờ, nhòe hoặc méo mó. Viễn thị và cận thị là hai vấn đề khác về cách ánh sáng truyền đến võng mạc.
Có hai loại loạn thị chính là loạn thị giác mạc và loạn thị thấu kính. Loạn thị giác mạc xảy ra khi giác mạc bị biến dạng. Tương tự, loạn thị dạng thấu kính xảy ra khi thủy tinh thể bị méo mó .
Nguyên nhân nào gây ra loạn thị?
Nguyên nhân gây ra chứng loạn thị hiện vẫn chưa được sáng tỏ, nhưng nhiều nghiên cứ cho thấy nguyên nhân do di truyền là phần lớn. Bệnh thường đã xuất hiện từ khi mới sinh, nhưng có thể diễn biến tăng dần về sau này. Nó cũng có thể là hậu quả do chấn thương mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt. Loạn thị thường xảy ra cùng với tật cận thị hoặc viễn thị.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh loạn thị?
Loạn thị có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nguy cơ mắc chứng loạn thị sẽ tăng cao hơn nếu có một số yếu tố như:
- Tiền sử gia đình mắc chứng loạn thị hoặc các rối loạn về mắt khác, chẳng hạn như bệnh giác mạc hình chóp (một dạng thoái hóa giác mạc)
- Giác mạc bị sẹo hoặc mỏng đi
- Cận thị quá nặng, khiến tầm nhìn bị mờ khi ở khoảng cách xa
- Viễn thị quá nặng, khiến tầm nhìn cận cảnh bị mờ
- Tiền sử có phẫu thuật mắt, chẳng hạn như phẫu thuật đục thủy tinh thể (phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị mờ)
Các triệu chứng của loạn thị là gì?
Các triệu chứng của loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người dường như không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng của loạn thị bao gồm:
- Hình ảnh bị mờ, méo mó hoặc nhòe ở mọi khoảng cách dù gần hay xa
- Khó nhìn hơn vào ban đêm
- Mỏi mắt
- Nheo mắt
- Kích ứng mắt
- Đau đầu
Đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của loạn thị. Một số triệu chứng trên cũng có thể là do các vấn đề về sức khỏe hoặc thị lực khác.
Làm thế nào để chẩn đoán loạn thị?
Các bác sĩ nhãn khoa sẽ chẩn đoán loạn thị thông qua việc thăm khám lâm sàng đồng thời kết hợp với một số kỹ thuật/thủ thuật khác để chẩn đoán loạn thị.
Kiểm tra đánh giá thị lực
Trong quá trình kiểm tra đánh giá thị lực, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc các chữ cái từ bảng đo thị lực ở một khoảng cách cụ thể để xác định mức độ bạn có thể nhìn thấy rõ các chữ cái như thế nào.
Kiểm tra khúc xạ
Công cụ dùng để kiểm tra khúc xạ được gọi là máy khúc xạ quang học. Máy đo có nhiều thấu kính được hiệu chỉnh với các độ hội tụ chính xác khác nhau. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc một biểu đồ khi nhìn qua các thấu kính có các độ hội tụ khác nhau trên máy khúc xạ quang học. Cuối cùng họ sẽ tìm thấy một thấu kính phù hợp để điều chỉnh thị lực của bạn.
Kiểm tra độ cong giác mạc
Kiểm tra độ cong của giác mạc là cách bác sĩ đo độ cong của giác mạc bằng cách nhìn vào mắt bạn thông qua máy đo độ cong.
Các phương pháp điều trị loạn thị là gì?
Những trường hợp loạn thị nhẹ có thể không cần điều trị. Các bác sĩ sẽ điều trị loạn thị khi có các vấn đề về thị lực bằng cách sử dụng một trong các phương pháp sau.
Kính thuốc
Đeo kính loạn thị hoặc kính áp tròng do bác sĩ kê đơn là phương pháp điều trị loạn thị phổ biến nhất và ít xâm lấn nhất.
Kính Orthokeratology (Ortho-K)
Orthokeratology (Ortho-K) là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng dạng cứng để điều chỉnh tạm thời độ cong không đều của giác mạc. Bạn sẽ đeo kính áp tròng cứng này trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể đeo vào khi đi ngủ và sau đó tháo ra vào ban ngày. Nhiều người có thể nhìn rõ vào ban ngày mà không cần đeo kính loạn thị khi đang sử dụng phương pháp Ortho-K. Những lợi ích mà Ortho-K mang lại chỉ hiện diện khi đang sử dụng nó. Thị lực của bạn sẽ trở lại trạng thái như cũ khi ngưng sử dụng Ortho-K.
Phẫu thuật
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khúc xạ nếu trường hợp của bạn nặng. Loại phẫu thuật này sẽ sử dụng tia laser hoặc dao nhỏ để định hình lại giác mạc của bạn. Điều này sẽ giúp điều chỉnh chứng loạn thị của bạn vĩnh viễn. Ba phương pháp phẫu thuật phổ biến cho chứng loạn thị là định hình nhu mô giác mạc (LASIK), phẫu thuật cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK) và phẫu thuật giác mạc xuyên tâm (RK). Tất cả các cuộc phẫu thuật đều mang một số rủi ro nhất định. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của bạn trước khi phẫu thuật loạn thị.
Các biến chứng liên quan đến loạn thị là gì?
Triệu chứng “mắt lười” có thể xảy ra nếu loạn thị ở một mắt không được điều chỉnh. Đây còn được gọi là nhược thị.
Triển vọng dài hạn là gì?
Đeo kính thuốc hoặc phẫu thuật thường có thể khôi phục thị lực của bạn trở lại bình thường. Không có cách nào có thể ngăn ngừa sự phát triển của loạn thị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Chẩn đoán Loạn Thị
-
Loạn Thị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Loạn Thị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Loạn Thị Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Các Biểu Hiện Và Nguyên Nhân Loạn Thị Là Gì, Có Thể Chữa Khỏi Không?
-
Bệnh Loạn Thị
-
Loạn Thị: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Loạn Thị, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Y Học Cộng Đồng
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TẬT LOẠN THỊ - AIH
-
Loạn Thị Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị • Hello Bacsi
-
Loạn Thị Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách ... - Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
-
Loạn Thị Là Gì? Dấu Hiệu, Biểu Hiện Và Cách Chữa Loạn Thị
-
Tật Loạn Thị: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị?
-
Loạn Thị Là Gì? Nguyên Nhân Và điều Trị - All About Vision
-
Loạn Thị: Phân Loại, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị