Loạn Thị Là Gì? Dấu Hiệu, Biểu Hiện Và Cách Chữa Loạn Thị

Loạn thị
Loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến hiện nay

Tìm hiểu về tật loạn thị

Loạn thị là tật khúc xạ ở mắt khiến người mắc phải nhìn mọi vật bị mờ, nhòe, méo mó ở mọi khoảng cách. Loạn thị liên quan đến khúc xạ ánh sáng, xảy ra khi các tia sáng thay vì hội tụ một điểm bình thường ở võng mạc lại hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc khiến cho hình ảnh người loạn thị quan sát không thể quy tụ rõ nét nơi võng mạc.

So sánh với mắt bình thường, mắt người loạn thị có sự thay đổi, biến dạng ở nhãn cầu, cụ thể:

  • Mắt của người bình thường: Nhãn cầu của chúng ta đạt trạng thái lý tưởng nhất là khi có hình dạng giống như quả bóng tròn, uốn cong đều giúp cho ánh sáng hội tụ ngay trên võng mạc để nhìn rõ mọi vật.
  • Mắt của người mắc tật loạn thị: Mắt lúc này có hình dạng giống như hình elip, không còn ở trạng thái có kích thước tròn đều. Ánh sáng truyền tới võng mạc bị bẻ cong theo một hướng, không còn phân bố đều ở mắt.

Mắt của người loạn thị sẽ chỉ nhìn rõ một phần sự vật, còn những phần xung quanh sẽ trông mờ và gợn sóng. Tật loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn. Các tật ở mắt này đều liên quan đến độ cong của giác mạc.

Tìm hiểu về tật loạn thị
Loạn thị là tật khúc xạ ở mắt, liên quan đến khúc xạ ánh sáng

Đối tượng nguy cơ cao mắc loạn thị

Tật loạn thị có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, bất kể trẻ em hay người trưởng thành đều có thể mắc phải, nguy cơ cao hơn thường gặp ở những đối tượng:

  • Những đứa trẻ sinh ra có tiền sử gia đình, nhất là bố mẹ bị loạn thị sẽ có nguy cơ mắc loạn thị bẩm sinh cao hơn bình thường.
  • Người từng gặp phải các thương tổn ở mắt như sẹo giác mạc.
  • Người bị tật viện thị hoặc tật cận thị nặng.
  • Bệnh nhân từng có tiền sử phẫu thuật mắt như mổ đục thủy tinh thể.
  • Những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn so với những người trẻ tuổi. Nói cách khác, tuổi tác chính là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ loạn thị ở mắt.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc tật loạn thị
Tật loạn thị có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, bất kể trẻ em hay người trưởng thành

Độ nguy hiểm của loạn thị

Bị loạn thị nếu không được phát hiện và có biện pháp chăm sóc mắt phù hợp có thể gây ra biến chứng nhược thị nguy hiểm ở mắt. Hậu quả cuối cùng có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của tật loạn thị qua các cấp độ:

  • Cấp độ nhẹ: Những trường hợp loạn thị nhẹ dưới 1D thường không gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác, sức khỏe đôi mắt nên đa phần không cần sử dụng biện pháp can thiệp, hỗ trợ thị lực. Người bị tật loạn thị nếu không có chế độ chăm sóc mắt phù hợp có thể khiến cho độ loạn gia tăng
  • Cấp độ trung bình: Loạn thị từ 1D trở lên có thể gây khó chịu, nhức mắt, đau đầu, tầm nhìn giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Ở mức độ trung bình, người loạn thị phải mang kính thường xuyên, có thể tiến triển sang loạn thị nặng.
  • Cấp độ nặng: Nếu độ loạn thị từ 2D trở lên được xem là loạn thị nặng. Người loạn thị lúc này có thể bị suy giảm thị lực nghiêm trọng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra nhược thị là tình trạng mắt không thể nhìn rõ dù được chỉnh kính gây nguy hiểm, hậu quả cuối cùng dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Bị loạn thị có nguy hiểm không?
Dụi mắt thường xuyên gia tăng nguy cơ gây loạn thị

Tuy loạn thị không gây hậu quả nghiêm trọng tới tính mạng nhưng có thể trở nặng bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Loạn thị cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời giúp hạn chế tối đa tình trạng suy giảm thị lực. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở mắt, nghi ngờ loạn thị bạn hãy đến ngay các cơ sở nhãn khoa uy tín để kiểm tra, khám mắt.

>>>>Xem thêm:Loạn Thị Có Nguy Hiểm Không? Cần làm gì?

Loạn thị được chia ra làm mấy loại?

Chuyên gia thường phân loại loạn thị thành 4 dạng cơ bản sau đây:

1. Loạn thị đều

Ở dạng loạn thị đều, các kinh tuyến của mắt sẽ thay đổi dần từ kinh tuyến có chiết quang cao nhất tới kinh tuyến có chiết quang thấp nhất. Người bị loạn thị đều thường có các biểu hiện đặc trưng như:

  • Song thị: Loạn thị đều thường gây song thị ở một mắt, nhìn thấy hai hình ở cùng một vật.
  • Quáng mắt: Người bị loạn thị đều khi gặp ánh sáng mặt trời thường bị đau nhức mắt, khó chịu.
Loạn thị được chia ra làm mấy loại?
Người bị loạn thị đều khi gặp ánh sáng mặt trời thường bị đau nhức mắt, khó chịu

2. Loạn cận thị

Loạn thị đi kèm với tật cận thị tạo thành phân loại cận loạn thị. Dạng khúc xạ này lại phân thành các loại sau:

  • Loạn cận thị đơn thuận.
  • Loạn cận thị đơn nghịch.
  • Loạn cận thị đơn chéo: Loại này khiến thị lực bị suy giảm nhiều và thường gây mỏi mắt.
  • Loạn cận thị kép: Kết hợp của của ba dạng trên, trường hợp này cần phải điều chỉnh kép.

3. Loạn viễn thị

Loạn thị đi kèm với viễn thị tạo thành tật loạn viễn thị. Ở dạng này sẽ bao gồm các phân loại khác nhau như:

  • Loạn viễn thị đơn thuần.
  • Loạn viễn thị đơn nghịch.
  • Loạn viễn thị đơn chéo.
  • Loạn viễn thị kép.

4. Loạn thị hỗn hợp

Loạn thị hỗn hợp là sự xuất hiện hai tiêu tuyến, một ở trước võng mạc và một ở phía sau võng mạc. Nếu loạn thị thuận, tiêu tuyến trước sẽ nằm ngang và tiêu tuyến sau sẽ nằm dọc. Người trẻ sẽ điều tiết để đưa tiêu tuyến dọc về phía trên võng mạc, mắt lúc này sẽ giống như loạn cận thị đơn thuận.

Tầm nhìn của mắt loạn thị sẽ bị nhân đôi, nhìn một vật có thể xuất hiện 2 – 3 bóng mờ
Loạn thị hỗn hợp là sự xuất hiện hai tiêu tuyến, một ở trước võng mạc và một ở phía sau võng mạc

Các dấu hiệu nhận biết người bị loạn thị

Biểu hiện thường gặp của loạn thị bao gồm:

  • Hình ảnh bị mờ, nhòe đi, khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách.
  • Song thị, xuất hiện hình đôi, quan sát một vật có thể thấy xuất hiện 2 đến 3 bóng mờ.
  • Gặp khó khăn khi quan sát đồ vật trong điều kiện ánh sáng tối.
  • Thường xuyên mỏi mắt, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu...
  • Chảy nước mắt không kiểm soát...
Các dấu hiệu nhận biết tật loạn thị
Hình ảnh bị mờ, nhòe đi, khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách

Loạn thị ở trẻ em có thể do bẩm sinh, di truyền hoặc do nhiều yếu tố khác. Bố mẹ cần theo dõi, quan sát con từ những thói quen sinh hoạt thường ngày của con như:

  • Bé nhạy cảm với ánh sáng mặt trời do gặp khó khăn trong việc lọc ánh sáng, khó tập trung.
  • Con hay nheo mắt hay tìm các cách khác nhau như: Nghiêng đầu, che một bên mắt... tìm mọi cách giúp thị lực nhìn rõ hơn.
  • Bé dụi mắt thường xuyên, nhất là khi tập trung quan sát vào một vật.
  • Trẻ ngồi gần khi xem TV, dí mắt quá gần khi đọc sách.
  • Loạn thị có thể khiến cho bé bị nhức đầu quanh vùng trán hay thái dương sau khi tập trung nhìn vào đồ vật quá lâu, có thể đi kèm với chảy nước mắt.

Nguyên nhân khiến mắt bị loạn thị

Tật loạn thị có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Giác mạc bị biến dạng: Giác mạc có hình dạng không đều, bị bẻ cong làm mất đi khả năng hội tụ ánh sáng trên trục. Sự thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc khiến cho các hình ảnh hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc gây ra tình trạng nhìn mọi vật bị mờ, nhòe.
  • Do di truyền: Bé bị di truyền từ bố hoặc mẹ, sinh ra đã bị loạn thị bẩm sinh.
  • Trẻ sinh non trên hai tuần: Trẻ đẻ non, trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg có thể gia tăng nguy cơ cao bị loạn thị.
  • Biến chứng sau phẫu thuật: Tật loạn thị thường xảy ra sau một số thủ thuật đặt kính áp tròng, chấn thương ở mắt hoặc sau phẫu thuật các bệnh lý khác ở mắt có để lại sẹo.
  • Biến chứng của tật khúc xạ khác ở mắt: Cận thị hoặc viễn thị cấp độ nặng có thể gây loạn thị.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tật loạn thị là do giác mạc có hình dạng không đều

Ngoài ra, tật loạn thị có thể do độ cong bất thường của thủy tinh thể. Thói quen sinh hoạt không tốt, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, tiếp xúc các thiết bị điện tử quá nhiều... cũng góp phần gia tăng tỷ lệ loạn thị ở mắt.

Điều trị loạn thị bằng phương pháp nào?

Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay giúp xóa tật loạn thị ở mắt, tuy nhiên đây không phải là phương pháp mang lại hiệu quả triệt để. Sau phẫu thuật, mắt có thể tái loạn trở lại nếu bạn không có cách chăm sóc phù hợp, sinh hoạt không điều độ hoặc do cơ địa của mỗi người. Cụ thể:.

  • Đeo kính: Người bị loạn thị trung bình hoặc nặng cần đeo kính giúp cải thiện thị lực. Kính sẽ giúp tầm nhìn của bạn sáng rõ hơn, tuy nhiên phương pháp này chỉ là tạm thời, không thể giúp cải thiện tận gốc tật loạn thị. Người loạn thị có thể lựa chọn dùng kính gọng, kính áp tròng mềm hoặc kính Ortho K giúp hỗ trợ thị lực sáng rõ.
  • Phẫu thuật: Khi độ loạn tăng cao trên 2D hoặc không thể điều chỉnh bằng kính sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ có thể sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc, cải thiện thị lực sáng rõ. Phương pháp thường dùng hiện nay là phẫu thuật lasik, ngoài ra còn có phẫu thuật Lasek, phẫu thuật mắt PRK.

Còn với người mắc loạn thị nhẹ có thể sẽ không cần can thiệp các biện pháp giúp thị lực sáng rõ, tuy nhiên cần theo dõi, khám mắt định kỳ để nắm được tình trạng diễn tiến và có biện pháp khắc phục phù hợp nếu độ loạn gia tăng. Ngoài ra, trẻ em bị loạn thị nặng nhưng dưới 18 tuổi chưa đủ điều kiện phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định cải thiện loạn thị bằng các loại kính thuốc.

Kính thuốc là phương pháp đơn giản, phổ biến hàng đầu, mang lại hiệu quả cao

Cùng với việc sử dụng các phương pháp giúp cải thiện độ loạn thị, người dùng cần kết hợp áp dụng thêm các bài tập giúp thư giãn cơ mắt, massage cầu mắt cũng như các bài luyện tập mắt giúp cải thiện thị lực, khiến mắt tập trung hơn khi nhìn.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa loạn thị

Loạn thị nếu bắt nguồn từ di truyền sẽ không có biện pháp phòng tránh. Trường hợp loạn thị do những nguyên nhân khác gây ra thì hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng một số biện pháp như:

  • Làm việc, học tập trong điều kiện có đầy đủ ánh sáng. Hạn chế tối đa để mắt nhìn trong điều kiện quá tối.
  • Khi làm việc ở nơi có nguồn ánh sáng quá mạnh hay chói, người loạn thị cần phải đeo kính bảo vệ mắt, hạn chế tối đa các tác động, tổn thương có thể xảy ra ở mắt.
  • Thư giãn, dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi sau thời gian dài làm việc với máy tính hoặc tập trung đọc sách.
  • Nếu có bệnh lý ở mắt cần đi khám và điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng có thể gây loạn thị.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ loạn thị cần đi khám mắt sớm giúp hạn chế các biến chứng nặng về sau.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho mắt đặc biệt là vitamin A có nhiều trong rau xanh, quả mọng.
Tạo không gian sống và môi trường làm việc có đủ ánh sáng để ngăn ngừa bị loạn thị
Làm việc, học tập trong điều kiện có đầy đủ ánh sáng

Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin quan trọng về tật loạn thị. Tật khúc xạ ở mắt này có thể điều trị hiệu quả, tích cực nếu phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp phù hợp. Nếu thấy bài viết hữu ích xin hãy bấm vào nút like để tiếp thêm động lực giúp chuyên trang ra thêm nhiều bài viết mới nhé!

Từ khóa » Chẩn đoán Loạn Thị