Loạn Thị: Phân Loại, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị

Trungtamthuoc.com - Loạn thị làm cho hình ảnh nhìn thấy bị mờ, bị nhòe,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu cụ thể thêm loạn thị và cách điều trị loạn thị trong bài viết dưới đây.

1 Loạn thị là gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ rối loạn về mắt trong đó giác mạc (mô trong suốt che phía trước mắt) bị uốn cong bất thường, gây ra thị lực ngoài tầm nhìn. Tật khúc xạ này thường được điều trị bằng cách đeo kính, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.

Để nhìn thấy rõ vật, mắt phải có khả năng tập trung ánh sáng vào một mặt phẳng đơn lẻ ở bề mặt võng mạc. Trong loạn thị, các điểm ánh sáng tập trung ở hai mặt phẳng khác nhau, gây ra thị lực mờ.

Loạn thị tuy khác cận thị và viễn thị nhưng hình ảnh mà người bệnh nhìn thấy đều bị mờ. Tuy nhiên, trong loạn thị một hình ảnh có thể nhìn thấy nhiều bóng do hình ảnh hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc. [1]

Mắt bình thường và mắt loạn thị
Mắt bình thường và mắt loạn thị

2 Phân loại loạn thị

Có nhiều cách phân loại khác nhau cho loạn thị: dựa trên nguồn giải phẫu loạn thị, tính đều đặn / bất thường của loạn thị, hoặc hướng loạn thị .

2.1 Loạn thị do giác mạc

Nguyên nhân chính gây loạn thị hấu hết do giác mạc. Giác mạc bị biến dạng làm hình ảnh hội tụ không còn ở một điểm mà bị phân ra thành nhiều điểm, làm cho mắt nhìn mờ, không rõ nét.

Loạn thị do giác mạc thường được chia ra thành loạn thị đều và không đều.

2.2 Loạn thị không do giác mạc

Loạn thị do nguyên nhân từ thể thủy tinh bị lệ, độ cong của thủy tinh thể bất thường, do chiết xuất,...

Loạn thị do võng mạc: thường gặp trên những người cận thị nặng. [2]

3 Nguyên nhân gây loạn thị

Người ta không biết rõ nguyên nhân loạn thị, nhưng di truyền là một yếu tố ảnh hưởng lớn. Loạn thị thường do di truyền và có thể phát triển thành bệnh sau này.

Loạn thị cũng có thể xảy ra do chấn thương mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt. Loạn thị thường đi kèm với bệnh cận thị hoặc viễn thị mắt. [3]

Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị loạn thị. Các đối tượng nguy cơ cao mắc loạn thị là:

Tiền sử trong gia đình có người đã bị loạn thị hoặc các rối loạn về mắt khác ví dụ keratoconus (thoái hóa giác mạc).

Chấn thương mắt hoặc nguyên nhân khác làm mỏng giác mạc.

Người bị cận thị nặng.

Người viễn thị nặng.

Người bệnh đã trải qua phẫu thuật mắt, mổ mắt cận, mổ mắt viễn, phẫu thuật đục thủy tinh thể,...

Học tập và làm việc trong điều kiện không đủ ánh sáng.

Xem nhiều điện thoại, máy tính.

4 Triệu chứng của bệnh loạn thị

Triệu chứng của loạn thị thường được mô tả như sau:

Mắt nhìn vật thấy mờ, nhìn không rõ, không nhận định được chính xác vật mình đang nhìn. Hình ảnh thu được mờ, nhòe, méo mó.

Hình ảnh bị nhòe thành 2 đến 3 bóng mờ do xuất hiện tầm nhìn đôi.

Khác với cận thị và viễn thị, loạn thì không nhìn rõ ở bất kỳ khoảng cách nào. Kể cả vật gần cũng nhìn không thấy rõ.

Ngoài ra, một số dấu hiệu kèm theo khác như mắt nhức mỏi, bị chảy nước mắt,… cũng có thể xảy ra. [4]

Hình ảnh bị nhòe trong bệnh loạn thị
Hình ảnh bị nhòe trong bệnh loạn thị

5 Chẩn đoán loạn thị

5.1 Kiểm tra đánh giá thị lực

Trong một bài kiểm tra đánh giá thị lực , bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc các chữ cái từ một biểu đồ ở một khoảng cách cụ thể để xác định xem bạn có thể nhìn thấy các chữ cái ở mức độ nào.

5.2 Kiểm tra khúc xạ

Phép thử khúc xạ sử dụng một thiết bị gọi là vật liệu khúc xạ quang học. Máy có nhiều ống kính thủy tinh hiệu chỉnh với các cường độ khác nhau. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc một biểu đồ trong khi nhìn qua các thấu kính có cường độ khác nhau trên máy khúc xạ quang học.

5.3 Keratometry

Keratometry là một thiết bị để đo độ cong của giác mạc. [5]

6 Điều trị loạn thị

Nếu bệnh nhân bị loạn thị nhẹ, có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cần vẫn phải áp dụng các biện pháp sau để tránh diễn biến bệnh nặng hơn:

Đeo kính thuốc: đây là biện pháp điều trị hay được sử dụng nhất. Các kính trị loạn thị giúp hình ảnh vật được rõ nét, đồng thời giảm thiểu tình trạng nhòe hình ảnh thấy 2, 3 bóng mờ. Khắc phục được tầm nhìn cho người bệnh. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và chọn kính phù hợp.

Phẫu thuật mắt: trường hợp dùng kính thuốc không hiệu quả, bệnh nhân cần áp dụng phương pháp phẫu thuật mắt.

Phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng Ortho-K (Orthokeratology) custom: kính được thiết kế đặc biệt, được dùng đeo vào ban đêm giúp thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ. Mắt có thể nhìn duy trì nhìn rõ mọi vật trong cả ngày hôm sau.

7 Phòng ngừa loạn thị

Học tập và làm việc tại nơi có đủ ánh sáng.

Cho mắt nghỉ ngơi sau thời gian làm việc dài.

Không dùng máy tính, điện thoại trong thời gian dài.

Khi có triệu chứng cần đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Học đủ sáng để phòng loạn thị
Học nơi có đủ ánh sáng để phòng loạn thị

Đối với người đang bị cận thị, viễn thị cần chú ý bảo vệ đôi mắt của mình. Do người bị cận thị và viễn thị có nguy cơ cao bị loạn thị.

Ăn các thực phẩm bổ cho mắt như thực phẩm giàu Vitamin A có trong cà rốt, cà chua, thực phẩm giàu Vitamin E như đậu nành, các loại các có omega-3 như các ngừ, cá hồi

​Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thêm kiến thức để bảo vệ cho đôi mắt của mình.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Whitney Seltman (Ngày đăng 07 tháng 10 năm 2021). Astigmatism, WebMD. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Kierstan Boyd (Ngày đăng 06 tháng 12 năm 2021). What Is Astigmatism?, American Academy of Ophthalmology. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  3. ^ NHS (Ngày đăng 08 tháng 12 năm 2020). Astigmatism, NHS. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Mayo Clinic (Ngày đăng 5 tháng 10 năm 2021). Astigmatism, Mayo Clinic. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  5. ^ Rose Kivi (Ngày đăng 17 tháng 9 năm 2018). Astigmatism, Healthline. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021

Từ khóa » Các Câu Hỏi Về Loạn Thị