Loãng Xương ở Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Cách điều Trị, Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Loãng xương ở người cao tuổi là tình trạng xương bị xốp, thưa và giảm khối lượng xương. Lúc này, người bệnh dễ bị gãy xương và lún cột sống, gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Loãng xương ở người cao tuổi là gì?
Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý thường gặp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ khác nhau ở mỗi người. Loãng xương là nguyên nhân trực tiếp gây ra các cơn đau, thoái hóa, làm giảm khả năng vận động của người cao tuổi, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống. (1)
Nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già
Theo BS.CKI Nguyễn Thị Kim Loan, Khoa Cơ xương khớp – BVĐK Tâm Anh Hà Nội, nguyên nhân chính gây loãng xương là do tuổi tác. Tuổi cao gây ra: (2)
- Lão hóa các cơ quan, dẫn đến giảm hấp thu canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để xương khỏe mạnh, làm suy yếu cấu trúc xương. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu hợp lý cũng gây ra tình trạng này
- Ít vận động nên giảm tái tạo xương; ít ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên giảm hấp thu vitamin D, dẫn đến giảm hấp thu và tăng bài tiết canxi
- Các bệnh lý mãn tính như bệnh thận nặng (tăng đào thải canxi), các bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, tiểu đường, suy giảm chức năng các tuyến sinh dục…) buộc người cao tuổi phải sử dụng thuốc thường xuyên, làm suy yếu khả năng hấp thụ canxi của cơ thể
- Các bệnh xương khớp mãn tính như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương ở người lớn tuổi là một bệnh có diễn biến thầm lặng, các triệu chứng đặc trưng thường chỉ xuất hiện khi đã có biến chứng:
- Đau nhức xương, gãy xương
- Đau kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống ở khu vực thắt lưng và lan sang hai bên mạn sườn. Cơn đau trở nên dữ dội khi người bệnh vận động, mang vác nặng và chỉ giảm khi nằm nghỉ ngơi
- Gù vẹo cột sống và giảm chiều cao so với lúc người bệnh còn trẻ do đốt sống bị lún, xẹp
- Các triệu chứng toàn thân như: ớn lạnh, chuột rút, đổ nhiều mồ hôi.
Phương pháp chẩn đoán chứng loãng xương ở người lớn tuổi
Loãng xương được chẩn đoán qua hai phương pháp chính là đo độ loãng xương và chụp X quang.
1. Đo loãng xương
Đo loãng xương hay còn có tên gọi khác là đo mật độ xương. Phương pháp này sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương.
Thủ thuật này thường được thực hiện ở những đối tượng trên 50 tuổi gặp phải các vấn đề sau:
- Giảm ≥ 3cm chiều cao (so với độ tuổi 20-30)
- Cân nặng dưới 40kg hoặc sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên do trong thời gian gần đây
- Thiếu hụt estrogen ở nữ (sau mãn kinh, cắt buồng trứng) hoặc thiếu hụt androgen ở nam
- Tiền sử gia đình hoặc bản thân từng bị gãy xương sau một chấn thương nhẹ
- Đã hoặc đang dùng corticoid liên tục trong 3 tháng
- Sử dụng chất kích thích với hàm lượng mỗi ngày như sau: uống rượu (≥ 8g cồn tinh), bia (375ml) hoặc rượu mạnh (30ml); hút thuốc lá (≥ 20 điếu).
2. Chụp X – quang
Thông qua độ sáng của phim X – quang, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ loãng xương, lượng xương mất đi, tỉ lệ xương đang bị bào mòn. Khu vực loãng xương sẽ tối hơn so với những xương ở vị trí khác. Ngoài ra, chụp X – quang còn giúp đánh giá tình trạng xương lún tại đốt sống.
3. Các xét nghiệm chẩn đoán khác
- Đo nồng độ canxi, magiê và phốt pho trong máu
- Nồng độ 25OH vitamin D3 để kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể
- Các xét nghiệm chức năng gan
- Nồng độ intact PTH (nếu nghi ngờ loãng xương do bệnh cường cận giáp)
- Đo testosterone huyết thanh ở nam giới (nếu nghi ngờ loãng xương do suy sinh dục)
- Định lượng canxi và creatinine trong nước tiểu trong vòng 24 giờ.
Loãng xương ở người lớn tuổi có nguy hiểm không?
Người cao tuổi bị loãng xương có thể gây ra hàng loạt biến chứng, từ ảnh hưởng nhẹ đến sinh hoạt hàng ngày cho đến tàn phế và thậm chí là tử vong. Một số biến chứng thường gặp, bao gồm:
- Đau nhức ở lưng, đốt sống thắt lưng, chân tay, các khớp… do sự thiếu hụt canxi ngày một tăng làm xương ngày càng xốp loãng. Cơn đau thường dữ dội nhất vào ban đêm
- Mất ngủ, trầm cảm: Mất ngủ do những cơn đau dai dẳng có thể làm người cao tuổi càng thêm mệt mỏi, dễ dẫn đến trầm cảm
- Gù vẹo cột sống: Loãng xương có thể dẫn đến hiện tượng biến dạng, gù vẹo cột sốngTàn phế: Người cao tuổi có thể bị gãy xương vì những va chạm rất nhẹ hoặc thậm chí là không có nguyên do. Lúc này, việc điều trị rất khó khăn, có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động và tàn phế
- Gia tăng nguy cơ tử vong.
Cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi
Thuốc là một trong những biện pháp chính trong điều trị loãng xương. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu, an toàn. Dưới đây là các loại thuốc chữa loãng xương thường dùng:
- Thuốc giảm đau: Vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương vừa có tác dụng giảm đau. Các loại thuốc phổ biến là Paracetamol và Calcitonine. Cần lưu ý, hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau và chỉ dùng thuốc khi cần thiết
- Thuốc tăng mật độ xương, chống phá hủy xương: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương và thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Những loại thuốc này bao gồm các hormone và các chất tác động đến hormone (Premarin, prempak C, Livial,…); nhóm thuốc Calcitonin và nhóm thuốc bisphosphonat.
Cần lưu ý cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D (nguyên liệu của quá trình tạo xương) cho cơ thể trước khi dùng thuốc ức chế hủy xương. Ngoài ra, với người cao tuổi việc tăng mật độ xương khó khăn hơn vì thế việc điều trị sẽ phải kéo dài hàng năm
- Nhóm thuốc giúp tạo xương bao gồm: Thuốc bổ sung canxi, vitamin D, thuốc chống đồng hóa…
Biện pháp phòng tránh nguy cơ người già mắc bệnh loãng xương
Điều trị loãng xương là một hành trình dài và tốn kém chi phí. Do đó, để có một hệ xương khỏe mạnh thì biện pháp tốt nhất là phòng ngừa căn bệnh loãng xương bằng cách tăng khối lượng đỉnh của xương khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. (3)
Loãng xương ở người già có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Cụ thể:
1. Chế độ dinh dưỡng
Để phòng ngừa bệnh, người cao tuổi cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu cơ thể, đặc biệt là bổ sung đủ khoáng chất (canxi và protid). Theo nghiên cứu, bên cạnh các bữa ăn, người cao tuổi nên uống thêm từ 500 – 1.000ml sữa mỗi ngày, bất kể là sữa tươi, sữa chua hay sữa bột.
Xem thêm: Loãng xương nên ăn gì, kiêng gì?
2. Chế độ tập luyện
Một chế độ vận động đều đặn, vừa sức và tăng cường các hoạt động ngoài trời không chỉ tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… mà còn có tác dụng tích cực lên hệ xương khớp. Tập luyện đều đặn giúp chống thoái hóa, tăng cường hoạt động của các tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu canxi và protid.
Chăm sóc cho bệnh nhân cao tuổi bị loãng xương
Để chăm sóc người già bị loãng xương, người thân và gia đình cần hỗ trợ người bệnh:
- Tăng cường thực hiện các bài tập phù hợp với thể trạng như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga… Người cao tuổi nên vận động từ 30 – 45 phút mỗi ngày
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng để không gây thêm tổn thương cho hệ xương khớp
- Hạn chế uống rượu bia, nước có ga, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác vì chúng sẽ cản trở việc điều trị, làm cho tình trạng loãng xương càng thêm nghiêm trọng
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D như: sữa, hải sản, tôm, cua, cá, các loại đậu, mộc nhĩ, bông cải xanh, bắp cải, rau chân vịt,….
- Kiêng muối trong chế độ ăn hàng ngày để tránh bệnh loãng xương phát triển ngày càng nghiêm trọng.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý vô cùng phổ biến, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Do đó, người cao tuổi cần được thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh loãng xương, cũng như các bệnh lý khác.
Từ khóa » Gù Lưng ở Người Già
-
Thông Tin Từ A đến Z Về Tình Trạng Gù Lưng ở Người Già - Sức Khỏe
-
Bí Quyết Phòng Ngừa Gù Lưng ở Người Lớn Tuổi - Hello Bacsi
-
Gù Cột Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Vì Sao Người Cao Tuổi Hay Bị Còng Lưng?
-
Cách Phòng Ngừa Chứng Gù Lưng ở Người Cao Tuổi - Hànộimới
-
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Gù Lưng ở Người Già
-
Tại Sao Người Già Thường Bị Còng Lưng?
-
Bí Quyết Phòng Ngừa Gù Lưng ở Người Cao Tuổi - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bệnh Gù Lưng Có Nguy Hiểm Không? - Phòng Khám ACC
-
Vì Sao Người Cao Tuổi Nên Dùng đai Chống Gù Lưng? - DiskDr
-
Vì Sao Người Cao Tuổi Hay Bị Còng Lưng (gù) - Cay Thuoc Quy
-
Gù Lưng Là Gì? 11 Bài Tập Chữa Gù Lưng Hiệu Quả Nhưng Nhiều Người ...
-
Các Loại đai đeo Chống Gù Tốt Dành Cho Người Cao Tuổi - GOODFIT