Lời Giải Cho Bệnh Bạc Lá Lúa ở Vụ Mùa | .vn
Có thể bạn quan tâm
Căn bệnh nan y
Giới nông nghiệp ví bạc lá là căn bệnh nan y của cây lúa bởi đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương thuốc hữu hiệu nào để phòng trừ. Đáng buồn là căn bệnh đó lại quần thảo ác liệt tại các vùng canh tác lúa chất lượng cao của Việt Nam, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Hồng vào vụ mùa. Những năm mưa bão nhiều, vi khuẩn Xanthomonas Oryzea phát triển mạnh, tấn công làm lá lúa khô cháy, giảm khả năng quang hợp, dẫn đến hạt lúa bị lép, lửng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
Người sản xuất gặp không ít khó khăn và tốn kém trong việc quản lý đối tượng gây hại này. Bởi thực tế, đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra, các biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật là rất khó khăn và khi sử dụng kháng sinh để phòng trừ bệnh, hiệu quả chỉ đạt từ 50-60%. Mặt khác, bệnh bạc lá xâm nhập rất nhanh và đồng loạt, không có ổ bệnh ban đầu nên rất khó cho nông dân phát hiện và chủ động phòng trừ.
Theo Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh: Ninh Bình có diện tích gieo cấy lúa hàng năm vào khoảng 71,8 nghìn ha, trong đó diện tích gieo cấy các giống lúa chất lượng cao, lúa nếp chiếm khoảng 70%. Nhưng có một nghịch lý là gần như các giống lúa chất lượng cao đều bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh bạc lá.
Vụ mùa năm 2016 có thể coi là đỉnh điểm gây hại của bệnh bạc lá. Tại Ninh Bình, tổng diện tích nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn lên tới gần 8 nghìn ha, trong đó, diện tích nhiễm nặng gần 2,5 nghìn ha, nhiều vùng năng suất bị sụt giảm nghiêm trọng. Các năm 2017, 2018, 2019, diện tích nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có giảm nhưng cũng không dưới 1.000 ha.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chi cục Phó Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh cho rằng: Diện tích trồng lúa chất lượng cao đang được tỉnh định hướng phát triển mở rộng đáp ứng thị trường gạo cao cấp. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, các giống này đang dần bị thoái hóa và dễ nhiễm các đối tượng dịch hại, đặc biệt là bệnh bạc lá, gây hại nặng ở những diện tích lúa chăn bón không cân đối, thừa đạm. Mặt khác, biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến sản xuất lúa của Việt Nam. Trong điều kiện mưa bão, diễn biến thất thường của thời tiết, bệnh bạc lá lúa lại càng dễ lây lan. Do vậy, việc xác định giải pháp quản lý hiệu quả dịch hại này là vấn đề rất cấp thiết. Trong đó, thử nghiệm, lựa chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh là rất quan trọng.
Giống lúa mang gen kháng bệnh
Thực tế hiện nay bệnh bạc lá lúa chưa có biện pháp nào có thể khống chế hoàn toàn. Các nhà khoa học khuyến cáo nông dân áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp để quản lý dịch hại này. Một là áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý như gieo cấy với mật độ vừa phải, bón phân cân đối, quản lý đất và nước hợp lý như tạo điều kiện thoát nước tốt nhất là trong điều kiện mưa bão. Hai là sử dụng giống lúa kháng bệnh bạc lá.
Nhận chuyển giao và sản xuất thành công 2 giống lúa là Bắc Thơm số 7 và TBR 225 có gen kháng bạc lá từ Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, vụ mùa 2020, Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh để khảo nghiệm cho ra mắt nông dân huyện Kim Sơn 2 giống lúa thế hệ mới này.
Ông Lê Văn Thắng, Phó Giám đốc HTX Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn cũng là nông dân trực tiếp tham gia mô hình khảo nghiệm phấn khởi chia sẻ: vụ mùa năm nay, chúng tôi đã cấy thử nghiệm 1,2 ha giống Bắc Thơm số 7 và TBR 225 có gen kháng bạc lá. Những ruộng lân cận cấy Bắc Thơm 7 bị bạc lá nặng, phải phun 4-5 lần, nhưng riêng ruộng nhà tôi không phải phòng trừ gì mà bệnh bạc lá gần như biến mất. Tôi đã gặt thử, Bắc Thơm số 7 đạt gần 58 tạ/ha còn TBR 225 đạt tới 70,5 tạ/ha. Điểm đặc biệt nhất là cơm nấu lên vẫn giữ được chất lượng mềm, thơm, đậm vị.
Trao đổi với ông Trần Văn Công, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Kim Sơn được biết: Mỗi năm, Kim Sơn gieo cấy khoảng hơn 16 nghìn ha lúa và năng suất lúa của huyện năm nào cũng dẫn đầu toàn tỉnh. Tuy nhiên, tập quán canh tác của người dân cũng còn một số hạn chế. Đất đai của địa phương vốn đã mầu mỡ nhưng bà con lại sử dụng quá nhiều đạm hóa học, ít dùng Kali, thậm chí không dùng. Bà con không bón lót vùi sâu mà bón muộn và vãi bề mặt. Chính điều này khiến cho sâu bệnh phát sinh nhiều, ở vụ đông xuân thì bị bệnh đạo ôn, còn ở vụ mùa bệnh bạc lá là số 1. Trong khi đó, bệnh bạc lá dùng thuốc không hiệu quả. Đã từ lâu, các cơ quan chuyên môn chúng tôi thực sự day dứt về căn bệnh này. Chính vì thế, việc khảo nghiệm, đánh giá, lựa chọn được những giống lúa kháng được bệnh bạc lá, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng gạo tốt như Bắc Thơm số 7 và TBR 225 có gen kháng bạc lá để bổ sung vào cơ cấu giống của huyện là điều đặc biệt có ý nghĩa.
Bài, ảnh: Hà Phương, Anh Tuấn
Từ khóa » Hình ảnh Bệnh Bạc Lá Lúa
-
10 Phương Pháp Phòng Trừ Bệnh Bạc Lá Lúa Tốt Nhất - .vn
-
Bệnh Bạc Lá Lúa - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh Bạc Lá - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Bệnh Bạc Lá Lúa Do Vi Khuẩn | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
-
Bệnh Bạc Lá Hại Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Kỹ Thuật Phòng Trừ Bệnh Bạc Lá, đốm Sọc Vi Khuẩn Hại Lúa Mùa
-
Bệnh Bạc Lá Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Biện Pháp Và Kỹ Thuật Phòng Trừ Bệnh Bạc Lá Lúa
-
Benh-chay-bia-la-lua-2-ml
-
Bạc Lá – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh đốm Sọc Vi Khuẩn Hại Lúa Và Hướng Dẫn Biện Pháp Phòng Trừ
-
Chủ động Phòng Chống Bệnh Bạc Lá Hại Lúa Vụ Mùa 2019
-
Kịp Thời Phòng Trừ Bệnh Bạc Lá Và đốm Sọc Vi Khuẩn Trên Lúa Xuân