Lợi Hại Của Cà Pháo Với Bệnh Gout Và Sức Khỏe - Cao Gắm

Tác dụng của quả cà pháo
Tác dụng của quả cà pháo

1. Tác dụng của cà pháo

Trong Đông Y, cà pháo có vị ngọt, tính hàn có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu, ho lao và nhiều bệnh khác. Hơn nữa, trong nghiên cứu hiện đại, nó cũng được chúng với với các công dụng như sau:

1.1. Cải thiện sức khỏe làn da

Vitamin C, chất chống oxy hóa, có trong cà pháo giúp cải thiện tình trạng làn da. Nó có tác dụng tăng cường độ ẩm, làm mịn da, thậm chí bảo vệ da khỏi ung thư.

1.2. Ngăn ngừa cholesterol cao

Chiết xuất từ quả cà pháo giúp kích thích sản xuất mật cũng như giảm cholesterol trong cơ thể, trong đó cholesterol tốt (HDL) tăng hoặc cholesterol xấu (LDL) giảm.

1.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn cà pháo giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Ăn cà pháo giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Vitamin C không chỉ tốt cho làn da mà nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng khác có trong loại quả này cũng hỗ trợ chống lại bệnh tật.

1.4. Bảo vệ hệ tiêu hóa

Chất xơ là một chất rất cần thiết khi thức ăn được tiêu hóa. Nó là chất có khả năng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa cũng như bảo vệ nó. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt nhất.

1.5. Các tác dụng khác của cà pháo

  • Kiểm soát huyết áp
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
  • Giảm căng thẳng
  • Giúp xương chắc khỏe
  • Giảm nguy cơ mắc sỏi thận
  • Ngăn ngừa trẻ sơ sinh khỏi dị tật bẩm sinh
  • Cải thiện thị lực
Bài nên xem
  • Cao Gắm - Vị thuốc quý của núi rừng cải thiện Bệnh GoutCao Gắm - Thảo dược quý của núi rừng cải thiện Bệnh Gout

2. Những điều bạn nên biết về cây cà pháo

Cà pháo là món ăn dân dã lâu đời của người Việt nam và trở nên thân thuộc trong bữa cơm gia đình và nền ẩm thực. Bên cạnh đó, nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vì vậy, cùng Cao Gắm tìm hiểu về loại quả này nhé!

2.1. Sự thật thú vị về cà pháo

Hình ảnh cây cà pháo
Hình ảnh cây cà pháo

Cà pháo tiếng anh là Africa và tên khoa học là Solanum macrocarpon. Nó là một loại cây lâu năm nhiệt đới có họ hàng gần với cà tím.

Cây cà pháo là cây mọc thẳng, thường phân nhiều nhánh. Dạng lá xen kẽ với chiều rộng phiến 4-15cm và chiều cao 10-30cm; hình dạng của lá hình bầu dục và chia thùy với mép lượn sóng. 

Hoa có đường kính từ 3-8cm, nằm trên cụm hoa có cuống ngắn, có thể chứa từ 2 đến 7 hoa. Phần dưới của cây mang hoa lưỡng tính trong khi phần trên có hoa đực.

Quả hình tròn, đỉnh và đáy dẹt ra và có các phần rãnh với chiều dài 5-7cm và rộng 7-8cm; cuống của quả dài 1-4cm, không cong hoặc mọc thẳng. Quả cà ăn giòn và có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà.

>> Có thể bạn quan tâm: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của quả mướp

2.2. Thành phần dinh dưỡng trong cà pháo

Thành phần dinh dưỡng của quả cà pháo
Thành phần dinh dưỡng của quả cà pháo

Cà pháo chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các vitamin, khoáng chất, caroten,... Cụ thể, giá trị dinh dưỡng trong 100 gam cà pháo bao gồm:

  • Nước: 92 gam
  • Protein: 1 gam
  • Chất béo: 0,2 gam
  • Chất xơ: 0,8 gan
  • Photpho: 2 mg
  • Canxi: 11 mg
  • Lượng calo: 24 kcal

Ngoài ra, cà pháo còn chứa magie, kali, natri, lưu huỳnh, sắt, mangan, kẽm, đồng, iot, vitamin B1, B2, C, PP,...

3. Tác dụng không mong muốn của cà pháo

Mặc dù, cá pháo có nhiều tác dụng chữa một số bệnh khác tốt tuy nhiên nó cũng có thể gây hại cho cơ thể nếu bạn ăn không đúng cách.

3.1. Ngộ độc solanin

Cà pháo muối trong lọ nhựa không tốt cho sức khỏe
Cà pháo muối trong lọ nhựa không tốt cho sức khỏe

Solanin là một độc tố nguy hiểm. Hàm lượng các chất này trong quả cà xanh thường cao hơn nhiều so với quả chín. 

Nếu nhiễm độc ở hàm lượng nhỏ sẽ gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, khô rát cổ họng, sốt, bệnh vàng da, ảo giác, mất cảm giác,...Trong trường hợp nhiễm độc nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

3.2. Chất đắng là chất chứa độc dược

Thành phần gây ra vị đắng trong quả cà là alcaloid. Chất này có thể gây nguy hại đến sức khỏe cho bạn. Mức độ độc tố nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đắng của cà. Cà càng đắng chứng tỏ độc tố.

3.3. Tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư gan

Bên cạnh tác dụng bất lợi từ chát độc có trong cà, cách chế biến cà pháo cũng có thể gây nên những căn bệnh ung thư. 

Tuy cà có chứa chất Nightshade soda - chất chống ung thư. Nhưng trong quá trình chế biến không đúng cách khiến hàm lượng chất này giảm đi hoặc biến đổi thành chất độc hại.

Một món ăn chế biến từ quả cà được nhiều người ưa chuộng là cà pháo muối. Thông thường, món ăn này thường được muối trong các bình nhựa và trong quá trình lên men làm sản sinh acid, chúng sẽ tác động ăn mòn và ngấm chất độc từ nhựa vào quả cà.

Tất cả những chất độc hại này đi qua gan và gây tổn thương cho gan, làm tăng ung thư gan và dạ dày.

4. Một số chú ý khi dùng cà pháo mà bạn nên biết

Để hạn chế những tác dụng bất lợi mà quả cà mang lại cũng như phát huy tốt nhất tác dụng có lợi của nó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn cà pháo?

Người đang ốm không nên ăn quả cà pháo
Người đang ốm không nên ăn quả cà pháo

Dưới đây là những đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn cà pháo:

  • Người đang ốm ăn cà sẽ làm bệnh nặng thêm, tăng cảm giác mệt mỏi và khó chịu.
  • Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn cà chín vì khi ăn cà xanh có thể ảnh hưởng đến thai nhi do cà có chứa nhiều độc tính và gây không an toàn cho mẹ và thai nhi.
  • Phụ nữ sau sinh ăn cà gây bất lợi cho việc tạo sữa, cả mẹ và bé có thể bị ho, khí huyết không thông, đau nhức.
  • Người bệnh tiêu hóa kém do cà có tính hàn.

4.2. Mẹo để ăn cà pháo đúng cách

Để ngăn ngừa tác hại của cà pháo, bạn nên lưu lại những chú ý sau:

  • Cắt sạch cuống cà vì trong cuống cũng có chứa độc tố. 
  • Rửa sạch cà và ngâm với nước muối loãng thật kỹ trước khi chế biến.
  • Thận trọng khi kết hợp với đồ ăn có tính hàn, nên ăn kèm với các gia vị có tính ôn như tỏi, ớt, sả,...
  • Nên ăn cà đã nấu chín hoặc cà muối chua sau 1 ngày và không nên ăn quá nhiều.

5. Món ngon từ cà pháo

Món ăn từ cà pháo đã trở nên quen thuộc trong nhiều gia đình với sự đa dạng phong phú như cà pháo muối chua ngọt, cà pháo muối xổi ăn liền,... Để làm phong phú thêm món ăn hàng ngày, mời bạn tham khảo 2 công thức sau đây:

5.1. Cà pháo om thịt ba chỉ

Cà pháo om thịt ba chỉ
Cà pháo om thịt ba chỉ

Nguyên liệu gồm có:

  • 300 gam thịt ba chỉ
  • 100 gam cà pháo
  • Hành tím
  • Gia vị: kẹo đắng (nước màu), nước mắm, muối, mì chính

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch cùng rượu và muối, rửa lại và để ráo. Hành tím thát lát. Cà rửa sạch và cắt đôi.
  • Bước 2: Đun một nồi nước sôi và trần sơ thịt, vớt ra để nguội. Sau đó, thái thịt sao cho vừa ăn và ướp thịt với nước mắm, nước hàng.
  • Bước 3: Làm nóng chảo, thêm dầu  và hành tím vào phi thơm. Thêm cà sống và kho cùng thịt ba chỉ. Khi thịt mềm thì tắt bếp.

5.2. Cà pháo muối xổi

Cà pháo muối xổi
Cà pháo muối xổi

Nguyên liệu gồm có:

  • 300 gam cà pháo
  • Tỏi, ớt
  • Gia vị: nước mắm, đường, giấm, bột ngọt

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Cà pháo rửa sạch, bỏ cuống và cắt lát mỏng.
  • Bước 2: Bóp nhẹ cà với muối trong 10 phút để giảm bớt chất đắng, sau đó xả sạch lại bằng nước sôi.
  • Bước 3: Cho cà vào bát, thêm giấm, tỏi đập dập, ớt băm, đường, nước mắm, bột ngọt và trộn đều. Để hỗn hợp trong 2 - 3 tiếng là có thể ăn được.

Chúc bạn thành công với hai món ăn trên!

6. Bệnh gout có ăn được cà pháo không? 

Người bệnh gout có thể ăn được cà pháo
Người bệnh gout có thể ăn được cà pháo 

Câu trả lời là có. Bởi cà pháo là thực phẩm có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Ngoài ta, nó là thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin nên người bệnh gout có thể ăn cà pháo mà không lo món ăn này tác động xấu đến tình trạng bệnh.

Xem thêm:

  • Thực đơn cho người bị gout 

  • 10 triệu chứng bệnh gout - nhận biết sớm điều trị nhanh

  •  

Tuy nhiên, ăn cà pháo cũng có thể gây ra các tác dụng bất lợi như đã nêu trên. Do đó, bạn có thể bổ sung cà pháo vào chế độ ăn cho người bệnh gout với lượng vừa phải.

Bài nên xem
  • TPBVSK VIÊN CAO GẮMTPBVSK VIÊN CAO GẮM

Trên đây là những thông tin về quả cà pháo mà bạn có thể tham khảo. Quả cà pháo chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, bao gồm bệnh gout nhưng nó cũng đem đến những tác dụng bất lợi mà bạn nên tránh.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0768.299.399

Tin liên quan

  • Top 10 loại Trái cây tốt cho người bệnh gout
  • Thực đơn “vàng” cho người bệnh gout bạn cần nắm rất kỹ
  • Tác dụng cây Sa kê với bệnh Gout và Sức khỏe

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Từ khóa » Cà Bát Xanh Có độc Không