Lợi, Hại Từ Tia UV

Mùa hè đang đến cũng là lúc ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất nhiều nhất. Ánh sáng từ mặt trời phát ra rất nhiều loại tia trong đó có tia UV. UV còn có tên gọi khác là tia cực tím, bức xạ cực tím hoặc tia tử ngoại. Tùy vào mức độ mạnh hay yếu, nhiều hay ít, tia UV sẽ ảnh hưởng tích cực hay gây hại đến sức khỏe con người?

Lợi ích từ tia UV

Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D: Vitamin D có vai trò giúp cơ thể sử dụng canxi và phốt-pho để làm cho xương và răng chắc khỏe. Mặc dù vitamin D có thể được bổ sung từ các loại thực phẩm tự nhiên như dầu cá, trứng, sữa, nước trái cây và ngũ cốc nhưng khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách rất tốt để tạo ra vitamin D.Tia UV có thể gây tác hại đến lớp đáy của da.

Tia UV có thể gây tác hại đến lớp đáy của da.

Hai loại vitamin D cần thiết đối con người là vitamin D2 và vitamin D3. Vitamin D2 có trong thực vật và vitamin D3 được tổng hợp khi da tiếp xúc với bức xạ cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời. Hầu hết mọi người có được vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài việc hỗ trợ tăng cường xương, cơ bắp và hệ thống miễn dịch thì vitamin này còn giúp giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh, đặc biệt là ung thư đại tràng.

Điều trị bệnh ngoài da: UV được sử dụng trong điều trị các bệnh về da như vảy nến, bệnh do tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa, có vảy. Tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, từ đó giảm triệu chứng.

Giúp thay đổi tâm trạng: Nghiên cứu cho thấy ánh sáng mặt trời kích thích tuyến tùng trong não sản xuất một số hóa chất gọi là tryptamines giúp cải thiện tâm trạng.

Khử trùng và tiệt trùng: UV có những ứng dụng tích cực trong lĩnh vực khử trùng và tiệt trùng. UV có thể giết chết các vi sinh vật như virut và vi khuẩn, rất có ích khi ta phơi tã vải, đồ lót và khăn ngoài trời. Để tiêu diệt vi sinh vật, các tia UV xuyên qua màng tế bào, phá hủy ADN, ngăn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng. Khả năng phá hủy này giải thích tại sao nhiều nơi sử dụng đèn diệt khuẩn UV để khử trùng.

Và các tác hại

Nguyên nhân ung thư da: UV là một chất được xác định là tác nhân gây ung thư nổi bật và phổ quát nhất trong môi trường của chúng ta. Nghiên cứu ghi nhận 90% ung thư da là do bức xạ tia cực tím. Các nhà khoa học cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy nguyên nhân gây ra một trong 3 loại ung thư da chính gồm ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố là do thường xuyên tiếp xúc với tia UV.

Gây cháy nắng: Cháy nắng là một vết bỏng xảy ra khi các tế bào da bị hư hỏng. Đó là lý do da chuyển sang màu đỏ khi đang bị cháy nắng. Tổn thương này gây ra bởi sự hấp thụ năng lượng từ tia UV, khi ấy hệ thống máu chảy đến da dần bị hư hại.

Hại hệ thống miễn dịch: Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học tin rằng cháy nắng có thể thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu (có nhiệm vụ chống lại bệnh tật) suốt đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Tình trạng này lặp đi lặp lại càng lâu dài càng gây hại nhiều hơn đến hệ thống miễn dịch.

Hại mắt: Nhìn hoặc tiếp xúc lâu dài với tia UV cường độ cao có thể hại cho các mô của mắt và gây ra một “đốt” trên bề mặt mắt, được gọi là “tuyết mù” hoặc photokeratitis. Các hiệu ứng thường biến mất trong vài ngày nhưng cũng có thể dẫn đến biến chứng về sau. Một báo cáo đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 1998 ghi nhận chỉ cần một lượng nhỏ ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ phát triển tổn thương mắt như mộng thịt và thoái hóa kết mạc, đục thủy tinh, nếu không được điều trị sẽ gây mù. UV gây hại cho đôi mắt và có tính tích lũy, vì vậy không bao giờ là quá muộn để bắt đầu bảo vệ mắt.

Lão hóa da: UV đẩy nhanh quá trình lão hóa da do chúng có thể phá hủy collagen và mô liên kết dưới bề mặt da, từ đó gây ra nếp nhăn, đốm nâu khiến da mất độ đàn hồi. Bạn có thể nhận thấy điều này khi quan sát sự khác biệt giữa màu da, nếp nhăn, sắc tố ở mặt dưới cánh tay và phía trên tay của mình. Thông thường, da phía trên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời nên đen sạm và rám nắng hơn. Nếu không có biện pháp ngăn chặn tình trạng rám nắng bây giờ thì về sau bạn sẽ phải trả giá đắt khi da bị nhăn nheo, thậm chí ung thư.

Để lợi dụng được lợi ích và tránh được tác hại của tia UV, cần phơi nắng đúng thời điểm và đúng phương pháp.- Khi mới bắt đầu tắm nắng, chỉ nên phơi nắng khoảng 5 - 10 phút để làn da thích ứng dần với ánh nắng mặt trời. Thời điểm tắm nắng an toàn là 7g - 9g sáng đối với mùa đông, 6g30 - 7g30 sáng đối với mùa hè. Vào thời điểm này, các tia tử ngoại thấp, không gây hại cho sức khỏe mà còn giúp da hấp thụ vitamin D. Tắm nắng nên tắm trực tiếp và phải tắm cả lưng, chân và đầu. Trẻ sơ sinh mỗi lần phơi nắng khoảng 15 - 30 phút, thanh niên và những người ở độ tuổi trung niên thì mỗi lần phơi khoảng từ 1 - 2 giờ, người lớn tuổi thì mỗi lần phơi nắng chỉ vào khoảng 20 - 30 phút là hợp lý.- Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều vì những tia nắng lúc này thường gắt và có hại, ảnh hưởng xấu đến làn da, tăng nguy cơ ung thư da. Trong khoảng thời gian này, nếu phải ra ngoài đường, để da không bị cháy nắng nên sử dụng kem chống nắng và đeo kính râm để bảo vệ mắt, mặc quần áo dài, sáng màu... Tuyệt đối không được lạm dụng việc tắm nắng vì nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da, cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và tăng khả năng bị ung thư da.

Từ khóa » Tia Uv Tổng Hợp Vitamin D