Lỗi HTTP 404 403 400 504 500 200 Khi Truy Cập Vào Website
Có thể bạn quan tâm
Lỗi HTTP
Khi tìm kiếm một trang web đôi khi bạn sẽ gặp các lỗi thông báo khi dùng giao thức HTTP, thường được gọi lỗi HTTP và bạn không hiểu các hiển thị như vậy là bị lỗi gì. Thì bài viết dưới đây, TLT Vietnam sẽ trả lời cho câu hỏi đó của bạn.
Tìm hiểu về giao thức HTTP và HTTPS
1. Giao thức HTTP là gì?
HTTP (Hypertext Transfer Protocol) là giao thức truyền tải siêu văn bản. Đây là giao thức tiêu chuẩn cho World Wide Web (www) để truyền tải dữ liệu dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, video từ Web Server tới trình duyệt web của người dùng và ngược lại.
HTTP hoạt động theo mô hình Client (máy khách) – Server (máy chủ). Việc truy cập website được tiến hành dựa trên các giao tiếp giữa 2 đối tượng trên. Khi bạn truy cập một trang web qua giao thức HTTP, trình duyệt sẽ thực hiện các phiên kết nối đến server của trang web đó thông qua địa chỉ IP do hệ thống phân giải tên miền DNS cung cấp. Máy chủ sau khi nhận lệnh, sẽ trả về lệnh tương ứng giúp hiển thị website, bao gồm các nội dung như: văn bản, ảnh, video, âm thanh,…
Trong quá trình kết nối và trao đổi thông tin, trình duyệt của bạn sẽ mặc nhiên thừa nhận địa chỉ IP đó đến từ server của chính website mà bạn muốn truy cập mà không hề có biện pháp xác thực nào. Các thông tin được gửi đi qua giao thức HTTP (bao gồm địa chỉ IP, các thông tin mà bạn nhập vào website…) cũng không hề được mã hóa và bảo mật. Đây chính là kẽ hở mà nhiều hacker đã lợi dụng để đánh cắp thông tin người dùng, thường được gọi là tấn công sniffing.
2. Giao thức HTTPS là gì?
HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn. Thực chất, đây chính là giao thức HTTP nhưng tích hợp thêm Chứng chỉ bảo mật SSL nhằm mã hóa các thông điệp giao tiếp để tăng tính bảo mật. Có thể hiểu, HTTPS là phiên bản HTTP an toàn, bảo mật hơn.
HTTPS hoạt động tương tự như HTTP, tuy nhiên được bổ sung thêm chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer – tầng ổ bảo mật) hoặc TLS (Transport Layer Security – bảo mật tầng truyền tải). Hiện tại, đây là các tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu cho hàng triệu website trên toàn thế giới.
Cả SSL và TLS đều sử dụng hệ thống PKI (Public Key Infrastructure -hạ tầng khóa công khai) không đối xứng. Hệ thống này sử dụng hai “khóa” để mã hóa thông tin liên lạc, “khóa công khai” (public key) và “khóa riêng” (private key). Bất cứ thứ gì được mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể được giải mã bởi khóa riêng và ngược lại. Các tiêu chuẩn này đảm bảo các nội dung sẽ được mã hóa trước khi truyền đi, và giải mã khi nhận. Điều này khiến hacker dù có chen ngang lấy được thông tin cũng không thể “hiểu” được thông tin đó.
Một số lỗi HTTP phổ biến thường gặp khi truy cập vào Website
Chữ số đầu tiên của mỗi mã là từ 1 đến 5, và nếu chỉ là người lướt web bình thường, chỉ cần quan tâm nhóm 4 và 5, các mã được phân nhóm như sau:
1xx: Informational – yêu cầu (request) đã được nhận, tiếp tục tiến trình xử lí
2xx: Success – thành công
3xx: Redirection – chuyển hướng
4xx: Client Error – yêu cầu sai cú pháp hoặc không thỏa đáng
5xx: Server Error – máy chủ gặp lỗi
Lỗi HTTP 1xx: Information code – Mã Thông Tin:
- 100: Continue – Tiếp tục. Yêu cầu máy khách (client) gửi tiếp phần còn lại. Phần đầu của yêu cầu đã được máy chủ nhận và chờ gửi lại mã này để máy khách (client) gửi tiếp phần còn lại.
- 101: Switching Protocols – Thay đổi giao thức. Thay đổi giao thức (protocol) cho phù hợp
Lỗi HTTP 2xx: Successful – Thành công:
- 200: OK - Truy vấn đến máy chủ thành công. Thông tin trả lời của máy chủ sẽ phụ thuộc vào phương thức yêu cầu (GET – HEAD – POST – TRACE)
- 200: Error
+ Lỗi này do yêu cầu đã được nhận bởi máy chủ nhưng nó không thể phân phối yêu cầu tới một vài lỗi php trong trang web.
+Đầu tiên là bạn cần refresh trang web, nếu bộ nhớ của trình duyệt đầy thì bạn có thể gặp lỗi này nên bạn cần dọn sạch bộ nhớ của trình duyệt và kết nối internet lại vì có thể xảy ra lỗi này khi bạn đang sử dụng một kết nối internet chập chờn. Bạn có thể rút dây cắm từ modem ra và cắm lại.
- 201: Created – Đã khởi tạo. Yêu cầu đã được chấp nhận và kết quả sẽ dẫn tới tài nguyên mới được tạo ra.
- 202: Accepted – Chấp nhận. Yêu cầu đã được máy chủ chấp nhận để thi hành (nhưng chưa xong)
- 203 : Non-Authoritative Information – Thông tin chưa được xác định. Thông thường thông tin được gởi thẳng từ máy chủ đến máy con. Nếu không phải , mã này sẽ được gửi để báo đây không phải là data gửi từ máy chủ xác định.
- 204 : No content – không có nội dung. Yêu cầu đã được máy chủ nhận nhưng không có dữ liệu nào được gửi ngược lại, khi trình duyệt nhận được thông báo này sẽ không thay đổi nội dung trang web đang hiển thị
- 205: Reset Content – xoá nội dung
Trình duyệt được thông báo phải xóa nội dung của form đã được dùng để người sử dụng có thể nhập vào 206: Partial Content Nội dung bộ phận
3xx: Redirect Code – Mã chuyển hướng:
- 300: Multiple choice – nhiều tùy chọn
Thông tin được gửi đi có nhiều tùy chọn cho phép bên trung gian có thể tùy ứng để chuyển tiếp nó đến bên yêu cầu.
- 301: Move Permanently – Chuyển cố định
Yêu cầu đã được chuyển đến 1 URL mới, và điều này là cố định do đó nó cần được ghi nhận
- 302: Move Temporary – Chuyển tạm thời
+ Phần yêu cầu đã được chuyển tạm thời đến 1 URL mớị Máy con không phải ghi nhận lại thay đổi nàỵ. Có nghĩa địa chỉ web đã được di chuyển tạm tới một vị trí khác cũng đồng nghĩa là địa chỉ đã được thay đổi.
+ Khi địa chỉ web (URL) được chuyển tới vị trí khác thì thông thường webmaster sẽ chuyển hướng nó về địa chỉ mới. Nếu sự chuyển hướng gặp lỗi thì bạn chỉ cần liên hệ webmaster để sửa.
- 305: Use Proxy - Yêu cầu phải được truy cập qua 1 proxy trong mạng nội bộ
- 306: Unused - Mã này hiện không được sử dụng
Lỗi HTTP 4xx – Client Errors – Lỗi do máy khách
- 400: Bad request – yêu cầu này bị lỗi: (Do cookie)
+ Máy chủ không thể nhận dạng được yêu cầu. Có thể là do cookie của trang web bị lỗi, cookie của trình duyệt hoặc do các tập tin hệ thống bị lỗi.
+ Nhưng lỗi này thường do trình duyệt xử lý không đúng. Bạn nên thử truy cập Website bằng trình duyệt khác.
Hoặc thử cách khắc phục sau đây:
+ Bước 1: Xóa cookie một trang web cụ thể trên trình duyệt
Trình duyệt Chrome: click chọn biểu tượng 3 dòng gạch ngang ở góc trên cùng bên phải màn hình → chọn Settings → chọn Show advanced settings → Tại mục Privacy, bạn click chọn Content Settings → tại mục Cookies bạn click chọn All cookie and site data → Trên khung Search, bạn nhập miền bị lỗi Bad Request → Chọn miền từ kết quả tìm kiếm sau đó click chọn nút Remove all
Trình duyệt FireFox: Menu Firefox, sau đó click chọn Options → Options → chọn Privacy → chọn Remove individual cookies → Trên khung Search, nhập miền bị lỗi Bad Request → Chọn miền từ kết quả tìm kiếm → chọn Remove All Cookies.
Nếu sau bước 1 mà website bạn truy cập vào vẫn báo lỗi thì chuyển sang bước 2
+ Bước 2: Xóa cookie của trình duyệt click chọn biểu tượng 3 dòng gạch ngang ở góc trên cùng bên phải màn hình → chọn History → chọn Clear History → chọn Show more → chọn Clear
- 400: Bad request – yêu cầu này bị lỗi: (Do nhập sai URL)
+ Lỗi này là do người sử dụng: người sử dụng nhập sai địa chỉ trang web.
+ Cách khắc phục: Kiểm tra lại cấu trúc URL đã nhập trên thanh trình duyệt và chỉnh nó lại cho đúng địa chỉ của trang web và tiến hành truy cập vào trang web.
- 400: Bad request – yêu cầu này bị lỗi: (Do cổng timeout)
+ Do cổng thời gian để phản hồi cho website bị nghẽn hoặc bị lỗi. Lỗi này tương tự với lỗi 504: Gateway Timeout. Bạn có thể kéo xuống dưới tìm lỗi 504 tham khảo nhé.
+ Sau khi thực hiện hết tất cả các cách trên mà website bạn truy cập vào vẫn báo lỗi 400: Bad File Request thì bạn nên liên hệ với đơn vị cho thuê máy chủ lưu trữ website của bạn để nhờ họ hỗ trợ.
- 401: Unauthorized - Không có quyền
+ Lỗi cấp quyền truy cập tài liệu. Lỗi này có nghĩa là trình duyệt có thể kết nối đến website, nhưng bạn không có quyền truy cập tài liệu này.
+ Bạn cần kiểm tra lại địa chỉ xem có sai hay không hoặc nếu trang web không hề yêu cầu đăng nhập để xem thì đây là lỗi từ máy chủ web, bạn nên liên hệ với người quản trị để sửa lỗi này.
- 402: Payment Require – Yêu cầu trả tiền
- 403: Forbidden – Bị cấm truy nhập
+ Máy chủ hiểu yêu cầu nhưng không muốn cho máy con nhận thông tin.
+ Thỉnh thoảng bạn có thể thấy thông điệp HTTP Error 403 – Forbidden, điều này có nghĩa là thông tin hoặc luồng dữ liệu được gửi bởi trình duyệt của máy trạm nhưng máy chủ web từ chối cho truy cập vì một vài lý do.
+ Bạn cần kiểm tra lại đường dẫn của website xem đã chính xác chưa, đôi khi thông tin đó được bảo mật bởi người sở hữu website. Bạn có thể gặp thông báo như 401- Not Authorised cũng như thông báo HTTP Error 403 – Forbidden. Cũng có thể lỗi do traqng web bị đóng cửa nên khi bạn truy cập sẽ bị trả về lỗi này.
- 404: Not found – không tìm thấy.
+ Lỗi này có nghĩa trình duyệt có thể kết nối đến website, nhưng không tìm thấy tài liệu bạn cần. Hoặc trang web tạm thời không sẵn sàng hay cũng có thể website đã bị thay đổi.
+ Việc kiểm tra và sửa trang web này cần có sự can thiệp của người quản trị. Ngoài ra, có thể trang web đã được chuyển tới địa chỉ khác nên khi bạn truy cập sẽ gặp lỗi.
- 405: Method not allowed - Phương thức không được phép
- 406: Not Acceptable – Không chấp nhận
- 407: Proxy Authentication Required – Proxy yêu cầu xác thực. Proxy yêu cầu kiểm tra quyền của bạn trước khi cho phép chuyển thông tin qua
- 408: Request Time Out – Hết Thời gian yêu cầu. Bạn nhận được code này khi yêu cầu chuyển trong 1 thời gian quá dài.
- 409: Conflict – Xung đột
- 410: Gone: Thay thế cho việc hiện lỗi 404.
- 411: Length Required – Yêu cầu khai báo độ dài nội dung.
- 412: Precondition Failed – Điều kiện đầu tiên bị lỗi khi thực hiện kiểm tra Server bằng một loạt các điều kiện.
- 413: Request Entity Too Large -Yêu cầu quá lớn.
+ Server từ chối xử lý yêu cầu này vì nó quá khả năng thực hiện. Máy khách có thể bị cấm loại yêu cầu này.
+ Nếu từ chối này là tạm thời, máy chủ sẽ thông báo thời gian hợp lệ để máy khách có thể thử lại.
- 414: Request-URI Too Long - URI yêu cầu quá dài. Điều này hiếm khi xảy ra.
- 415: Unsupported Media Type - Không hỗ trợ kiểu media này
- 416: Requested Range Not Satisfiable – Phạm việt nam yêu cầu không thỏa mãn
- 417: Expectation Failed - Lỗi chờ đợi
5xx – Server Error - Lỗi máy chủ
- 500: Internal Server Error
+ Server bất ngờ bị lỗi HTTP nên nó không thể hoàn thành yêu cầu.
+ Lỗi này thường do máy chủ nhận thấy có lỗi xảy ra nhưng không thể xác định chính xác lỗi gì và bạn không thể truy cập trang web bị lỗi hoặc tải các tệp tin mà bạn muốn.
+ Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên bạn cần refresh (tạm dịch: “làm tươi”) trang web bằng phím F5 hoặc biểu tượng refresh của các trình duyệt. Ở một vài trường hợp thì lỗi này chỉ là lỗi tạm thời và việc refresh trang web có thể giải quyết được.
+ Nếu không được, bạn có thể ghé thăm trang web này sau hoặc báo lại với người quản trị web nếu thấy cần thiết.
- 501: Not Implemented – Không thực hiện. Server không hỗ trợ chức năng được yêu cầu. Server trả lời vì không nhận ra phương thức yêu cầu.
- 502: Bad Gateway- Server đang trong vai trò là gateway hay proxy, nhận được trả lời không hợp lệ.
- 503: Service Unavailable
+ Server không thể trả lời vì quá bận hoặc đang được bảo trì.
+ Có nhiều loại thông báo của lỗi HTTP này như “503 Service Temporarily Unavailable” hoặc “503 Service Unavailable”… lỗi này do máy chủ web tạm thời không hoạt động hoặc máy chủ đang bận hoặc đang được bảo trì.
+ Vấn đề liên quan tới máy chủ nên giải pháp sẽ không có tác dụng từ phía máy trạm, thử refresh lại trang web hoặc báo lại với người quản trị web. Nếu gặp lỗi “Service Unavailable – DNS Failure” có thể modem/Router của bạn có vấn đề, hãy thử khởi động lại chúng.
- 504: Gateway Timeout
+ Server không nhận được trả lời đúng thời gian quy định.
+ Bạn có thể gặp lỗi “HTTP Error 504 – Gateway Timeout” hoặc một vài thông báo tương tự. Lỗi này do máy chủ gặp lỗi khi nhận gói tin phản hồi từ máy chủ xử lý luồng dữ liệu trọng một thời gian nhất định (timeout). Dấu hiệu này cho thấy máy chủ xử lý luồng dữ liệu đang không hoạt động hoặc có thể bị hỏng.
+ Để giải quyết vấn đề này thì tại máy trạm chỉ có thể refresh hoặc ghé thăm trang web vào dịp khác. 505: HTTP Version Not Supported Không hỗ trợ phiên bản HTTP này.
» HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN «
CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT
Địa Chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, 403 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM
Điện Thoại: 0283.811.9797
Email: tlt@tltvietnam.vn
Website: https://tltvietnam.vn/
Nội dung liên quan:
Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề
Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam
Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online
Công Ty Thiết Kế Website Tốt Nhất Tại Việt Nam
Viral marketing là gì và top các chiến dịch viral ấn tượng
Từ khóa » Các Loại Error 404
-
Lỗi 404 Not Found Là Gì? 9 Cách Khắc Phục Lỗi 404 Not Found Hiệu Quả
-
404 Not Found – Lỗi Này Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Trang Báo Lỗi 404 Là Gì Và Cách Giải Quyết? | Chí Doanh
-
Cách Sửa Lỗi 404 Trên Máy Tính đảm Bảo Thành Công 100%
-
404 Not Found - Lỗi Này Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Cách Khắc Phục Lỗi 404 Nhanh Nhất Ai Cũng Làm được
-
Lỗi 404 Not Found Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Bizfly
-
Lỗi 404 Not Found Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Vietnix
-
Lỗi 404 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Lỗi Nhanh Nhất
-
Nguyên Nhân Lỗi 404 Not Found Và 8 Cách Khắc Phục Cực Nhanh
-
Lỗi 404 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục 100% - Seo DDI
-
Cách Sửa Lỗi 404 Not Found
-
Lỗi 404 Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi 404 Hiệu Quả Nhất - WEBMINI
-
404 Not Found Là Gì? 4 Nguyên Nhân & 8 Cách Khắc Phục Lỗi 404