Lợi ích Bất Ngờ Từ Cây Khế
Có thể bạn quan tâm
Vỏ thân khế cạo hết lớp mốc và vỏ xanh bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng chữa ho, sởi, viêm họng, viêm amiddan, đau đầu.
Khế chữa nhiều bệnh
Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ quả khế
Tẩm gửi cây khế giã nát, trộn với nước vo gạo, nướng đắp chữa tụ máu; sao vàng sắc uống chữa sốt rét, ho gà.
Lá, vỏ thân cây khế thu hái quanh năm. Lá dùng tươi, đôi khi phơi khô.
Quả khế
Vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu khát, giải độc, chống viêm, trị cảm mạo, thúc sởi.
Trị lở sơn (viêm da dị ứng): Chỗ da tiếp xúc với sơn bị sưng đỏ, phỏng mụn nước, mẩn ngứa dùng quả khế thái miếng hoặc lá khế giã nhỏ, gói vào vải, xát trực tiếp lên vùng bị lở sơn hoặc đắp vào.
Chữa tiểu tiện không thông: Khế 7 quả, lấy mỗi quả 1 miếng (1/3 quả chỗ gần cuống) sắc với 250ml nước, còn 100 ml. Uống ấm. Kết hợp với 1 quả khế giã nát với 1 củ tỏi đắp lên rốn (theo Nam dược thần hiệu).
Quả khế trị cảm cúm, viêm da dị ứng, thúc sởi
Chống viêm, chữa viêm họng, làm sởi chóng mọc: Quả khế 20- 40g. Sắc lấy nước uống.
Trị cảm cúm ( sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau mình mẩy): Quả khế nướng sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 10- 30ml rượu và uống.
Thuốc thúc sởi: Quả khế phơi khô 20g, rau rệu 20g, lá nọc sởi 20g, canh châu 20g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày.
Sơ cứu ngộ độc: Quả khế không kể liều lượng, ép lấy nước uống và đưa tới bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Lá khế
Vị chua, chát, tính bình, có công dụng mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm mạo, nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, tiểu khó, ngộ độc
Chữa hen suyễn trẻ em: Lá khế 20g, dùng tươi, rửa sạch, nấu nước uống.
Hoa khế hạ sốt, giảm ho. Lá khế trị phong nhiệt
Trị cảm nắng, nhức đầu: Lá khế tươi 100g, lá chanh 40g, giã vắt lấy nước uống;
Trị viêm họng: Lá khế 20- 40g, giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm muối hạt vừa đủ, ngậm ngày 2 lần.
Sau khi sởi bay : Lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.
Trị tiểu dắt, tiểu buốt, viêm bàng quang, viêm âm đạo: Lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống.
Chữa mẩn ngứa dị ứng bằng cây xấu hổ, lá khế
Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: Lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g. Tất cả dùng tươi, giã nát, hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước, uống làm 1 lần.
Trị phong nhiệt mẩn ngứa: Lá khế đã sao qua xoa đắp vào nơi tổn thương
Hoa khế
Hoa khế chữa trẻ em co giật sốt cao, co giật, ho, ho gà. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Hoa khế tẩm nước gừng, sao, sắc có tính chất giống như ngũ vị tử trị ho khan, cầm tiêu chảy hiệu quả.
Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao) 12g, cam thảo nam 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa trẻ em sốt cao, co giật: Hoa khế 8g, kim ngân hoa 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g. Tất cả tán bột mịn. Mỗi lần uống 4g. Ngày 2-3 lần.
Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:
Chuyện Bắc Giang, Tiền Giang 2 “điểm nóng” gọi tên bác sĩ Thành
Từ khóa » Cây Khế Trị Bệnh Gì
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Cây Khế - Vinmec
-
Cây Khế Và Công Dụng Trị Bệnh Của Lá, Quả, Bông Khế
-
Những Công Dụng Bất Ngờ Từ Cây Khế | VTV.VN
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Từ Cây Khế| VTC14 - YouTube
-
Lá Khế Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả Từ Lá Khế
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Khế Và Một Số Bài Thuốc Hay
-
Khế Chua – Vừa Là Quả ăn Vừa Là Vị Thuốc Dân Giã
-
Khế, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Khế
-
Cây Khế, Vị Thuốc Bình Dân Và Những điều Cần Lưu ý
-
Lá Khế: Vị Thuốc Chữa Mề đay Và Hơn Thế Nữa
-
Tác Dụng Của Quả Khế đối Với Sức Khỏe Và Cách Làm Nước ép Khế ...
-
Lá Khế Có Tác Dụng Gì? Những Cách Sử Dụng Lá Khế để Trị Mẩn Ngứa
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Lá Khế để Chữa Mề đay - Sở Y Tế Nam Định
-
Cây Khế Chua Và Tác Dụng Chữa Trị Các Chứng Bệnh Hiệu Quả