- Trang chủ
- Tin tức sự kiện
- Kinh tế - Chính trị
29/03/2022 Lợi ích của việc áp dụng máy cấy lúa vào sản xuất Lượt xem: 1893 Arial Open Sans Times New Roman Calibri Tahoma Vụ Xuân năm 2022 này, xã Cộng Hòa gieo cấy 460 ha lúa, trong đó chủ yếu là sản xuất theo phương thức gieo sạ. Ngay từ đầu vụ, UBND xã Cộng Hòa đã thực hiện tốt sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn; xây dựng và triển khai kế hoạch gieo cấy chung cho toàn xã; tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn nông dân gieo cấy đúng khung lịch thời vụ và đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, thời gian đầu vụ Xuân, do rét đậm, rét hại liên tục, nhiều diện tích lúa của xã Cộng Hòa đã bị ảnh hưởng, cục bộ một số ruộng không có khả năng hồi phục, phải gieo cấy lại chủ yếu là những diện tích gieo sạ. Bên cạnh đó, đối với 5ha diện lúa cấy máy của địa phương phát triển tốt, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bất lợi của thời tiết. Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của lúa cấy máy. Toàn bộ diện tích lúa cấy máy ở xã Cộng Hòa phát triển xanh tốt, đồng đều. Phấn khởi dẫn chúng tôi tham quan diện tích của gia đình áp dụng cấy máy, anh Phạm Văn Khoa – Bí thư Chi bộ thôn Tháp, là người đầu tiên ở xã Cộng Hòa đầu tư máy cấy và sản xuất trên diện tích 5ha trong vụ Xuân này. Qua thực tế đối chứng giữa 2 thửa ruộng liền nhau, một bên cấy máy, một bên gieo sạ cho thấy, ruộng gieo sạ bị thiệt hại nặng, nhiều diện tích phải gieo cấy lại. Còn đối với lúa cấymáy, các hàng lúa đồng đều, phát triển xanh tốt. Nói về hiệu quả của cấy lúa bằng máy trong vụ Xuân này, anh Phạm Văn Khoa vui vẻ cho biết: “Qua đợt rét đầu vụ thì việc lúa cấy bằng máy có khả năng chống chịu rét tốt hơn lúa gieo sạ, nhiều diện tích gieo sạ ở chân ruộng cao lúa chết nhiều, riêng ở thôn Tháp gieo sạ 80 mẫu thì có đến 10 mẫu phải sạ lại. Ngoài việc gieo sạ phải sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc bươu vàng, thì việc điều tiết nước cho lúa gieo sạ cũng gặp nhiều khó khăn”. Từ thực tế sản xuất, anh Khoa sẽ tuyên truyền bà con nông dân mở rộng diện tích lúa cấy máy ở vụ Mùa tới đây. Chị Nguyễn Thị Sinh và bà con nông dân xã Cộng Hòa tranh thủ thời tiết thuận lợi để dặm tỉa những diện tích lúa gieo sạ. Còn tại thửa ruộng của chị Nguyễn Thị Sinh ở thôn Tháp, xã Cộng Hòa, vụ Xuân này, gia đình chị gieo cấy 3,2 mẫu, với 100% canh tác bằng phương thức gieo sạ. Do gieo vào đúng thời điểm gặp đợt rét đầu vụ, nên 1 mẫu ruộng lúa của gia đình chị Sinh bị chết rét, phải làm đất sạ lại. Đang dặm tỉa những diện tích lúa không đồng đều của gia đình, dừng tay, chị Nguyễn Thị Sinh chia sẻ thêm những nỗi vất vả của mình cũng như nhiều nông dân khác phải mất nhiều công sức dặm tỉa, chăm sóc lúa gieo sạ và tăng thêm chi phí cũng như công sức cho những diện tích lúa phải gieo sạ lần 2. Mặc dù đã gieo sạ lần 2, nhưng nhiều diện tích lúa ở xã Cộng Hòa vẫn phải mất nhiều công sức cho việc dặm tỉa. Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, bên cạnh những ưu điểm, phương pháp gieo sạ cũng bộc lộ nhiều bất cập như: sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, nhất là lạm dụng thuốc trừ cỏ đối với chân đất cốt cao hay lạm dụng thuốc trừ ốc bươu vàng ở chân ruộng trũng và đặc biệt là lúa gieo sạ phải chịu ảnh hưởng nhiều hơn khi gặp rét hại ở vụ Xuân, mưa úng ở vụ Mùa. Ngoài ra, phương pháp gieo sạ còn lạm dụng giống ở hầu hết các diện tích để mật độ cây không đồng, dẫn đến tình trạng lúa quá dầy phải tăng chi phí dặm tỉa; sâu bệnh nhiều, dễ bị lốp đổ ảnh hưởng lớn đến năng suất. Vấn đề điều tiết nước cho các diện tích gieo thẳng cũng tốn công hơn. Bên cạnh đó, những diện tích phải gieo sạ lại sẽ phát triển chậm hơn lúa cấy từ 10-12 ngày. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều hành sản xuất chung của từng địa phương. Việc phát triển phương pháp cấy máy trên đồng ruộng là hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay, nhân rộng diện tích cấy máy của các địa phương, hướng tới trở thành một trong những hình thức gieo cấy chủ lực của vụ Mùa khi vụ này thường gặp những điều kiện bất lợi của thời tiết. Cấy lúa bằng máy không chỉ giúp giảm chi phí, ngày công lao động mà còn bảo đảm lúa sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, góp phần tăng năng suất, chất lượng.Xét ở khía cạnh môi trường, sử dụng việc cấy máy trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả bền vững hơn. Vì, nhiều năm qua, khi thực hiện gieo sạ, lượng thuốc bảo vệ thực vật do bà con dùng tương đối nhiều, ảnh hưởng đến đất đai, cây trồng và sức khỏe con người./. T/h: Xuân Lộc (Trung tâm VHTT&TT huyện) Chia sẻ Tweet Tin khác - Thường trực HĐND huyện giao ban với thường trực... 22/11/2024 (64 Lượt xem )
- HTX Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm... 21/11/2024 (94 Lượt xem )
- Thường trực HĐND huyện giám sát kết quả giải... 21/11/2024 (87 Lượt xem )
- Trường THPT Hoàng Văn Thụ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà... 20/11/2024 (112 Lượt xem )
- Các đồng chí lãnh đạo huyện chúc mừng cán bộ,... 19/11/2024 (233 Lượt xem )
|