Lợi ích Khi Hít Thở Sâu đúng Cách - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Hít thở sâu giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề hô hấp, tăng cường hoạt động của phổi. Việc thực hiện các bài tập thở sâu mỗi ngày góp phần gia tăng sức khỏe tổng thể, theo Everydayhealth.
Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc hen suyễn, COPD
Các bài tập thở là một cách không dùng thuốc giúp người mắc bệnh phổi như hen suyễn, COPD kiểm soát bệnh. Ở những người bị hen suyễn nhẹ đến trung bình, các bài tập thở có thể giúp giảm các triệu chứng rối loạn thông khí, cải thiện chức năng phổi, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiệp hội Phổi Mỹ lưu ý, thở bằng cơ hoành, thở chậm, sâu hơn thường được dạy trong các chương trình phục hồi chức năng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giúp phổi hoạt động hiệu quả, cải thiện nồng độ oxy trong máu.
Hạ huyết áp
Tạp chí y học Complementary Therapy Medicine phân tích nghiên cứu liên quan đến 1.165 người. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những người tham gia các bài tập thở chậm góp phần ổn định huyết áp. Các tác giả kết luận rằng các bài tập thở có thể là phương pháp điều trị hợp lý cho những người bị tiền tăng huyết áp hoặc huyết áp cao cấp độ nhẹ.
Quản lý căng thẳng
Bác sĩ Yufang Lin, Trung tâm Y học Tích hợp tại Cleveland Clinic, cho biết, quản lý căng thẳng nói dễ hơn thực hiện. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy hít thở sâu có thể là một biện pháp hiệu quả giúp giảm căng thẳng. Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, có liên quan đến các triệu chứng như thở nhanh hơn, nhịp tim tăng, khó chịu, huyết áp tăng, lo lắng... Khi bạn hít thở sâu, vận động cơ hoành góp phần làm điều hòa nhịp tim, giảm huyết áp, thư giãn cơ bắp.
Quản lý triệu chứng trầm cảm, lo âu
Căng thẳng mạn tính là một vấn đề phổ biến khi Covid-19 kéo dài. Căng thẳng có thể dẫn đến gián đoạn nhịp thở, gây ra lo lắng, các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.
Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology, những người tham gia đã tham dự 20 buổi dạy thở bằng bụng (một thuật ngữ khác để chỉ thở bằng cơ hoành) trong tám tuần. Kết quả cho thấy hormone căng thẳng cortisol thấp hơn đáng kể.
Giảm cơn bốc hỏa
Nghiên cứu tại Đại học Wayne State - Mỹ cho thấy, luyện tập thở sâu có thể giảm 50% số cơn bốc hỏa. Các nhà khoa học nhận thấy hít thở sâu, chậm rãi (8-16 lần một phút) còn giúp giảm căng thẳng, giải độc và lưu thông máu tốt hơn.
Cơn bốc hỏa cũng có thể xảy ra như một tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư. Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering khuyến nghị, các bài tập thở sâu như một cách giúp giảm các cơn bốc hỏa.
Với người mắc Covid-19, sau khi khỏi, người bệnh cần thời gian, sự chăm sóc phù hợp để hồi phục, bao gồm chế độ dinh dưỡng, vận động... Các bài tập luyện thở, vận động thân nhẹ nhàng trong tư thế ngồi hoa sen sẽ giúp các bệnh nhân hồi phục hô hấp, thư giãn tinh thần.
Lê Nguyễn
Từ khóa » Khó Chịu Khi Hít Thở Sâu
-
Khó Thở Khi Hít Thở Sâu Là Triệu Chứng Bệnh Gì? | Vinmec
-
Khó Hít Thở Sâu: Nguyên Nhân Do đâu? - Hello Bacsi
-
Khó Chịu ở Ngực Khi Hít Sâu Là Do đâu? | Vinmec
-
Khó Thở, Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Những Lợi ích Của Hít Thở Sâu đúng Cách Với Sức Khỏe
-
Bệnh Khó Hít Thở Sâu Có Nguy Hiểm Không? - Sức Khỏe
-
5 Nguyên Nhân Chính Gây đau Khi Hít Thở
-
Tức Ngực Khi Hít Sâu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?
-
Đau Nhói ở Tim Khi Hít Thở Sâu Là Bệnh Gì?
-
Bạn Có Bị Khó Thở Không? Hãy Thử Những Cách Sau
-
Hít Thở Sâu Bị Đau Sườn Phải - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Cảm Giác Khó Thở Khi Hít Vào, Phải Hít Sâu, Phải Làm Sao?
-
Khó Thở - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Hít Thở Sâu Bị đau Lưng - Coi Chừng Bệnh Nguy Hiểm