Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến – Wikipedia Tiếng Việt

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp vào giữa năm 1946 để công nhận một nước Việt Nam độc lập không thành công. Lời kêu gọi này được phát ra vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946. Đêm hôm trước - ngày 19 tháng 12, khi chiến sự bùng nổ - là ngày được gọi là "Toàn quốc kháng chiến".

Câu nói Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh gửi những người lính của Vệ quốc đoàn ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự "hy sinh vì nền độc lập" của đất nước Việt Nam.[1]

Hoàn cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi kháng chiến chống Pháp nổ ra, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cho là đã tìm mọi cách "cứu vãn hòa bình", chí ít cũng làm chậm lại chiến tranh để chuẩn bị đối phó, đồng thời khéo léo tìm được thế bắt đầu chiến tranh tốt nhất có thể (hay là ít xấu nhất). Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt–Pháp (14/9/1946) lần lượt được ký kết, Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán. Quân của Tưởng Giới Thạch phải theo các điều ước rút về nước.

Pháp liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra vào đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày này được gọi là Toàn quốc kháng chiến.

Ngày 3 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Trước khi được soạn thảo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham khảo ý kiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, trong đó bao gồm Tổng bí thư Trường Chinh, người mới viết dự thảo Toàn dân kháng chiến.[2]

Ngày 20 tháng 12 tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Tây), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phát đi "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung toàn văn của "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đã được in trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, trang 130, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 như sau:

Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm Kháng chiến thắng lợi muôn năm Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh

(Bút tích lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Câu chuyện về hai tượng đài cảm tử quân
  2. ^ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  • x
  • t
  • s
Hồ Chí Minh
  • Giai đoạn 1911–1941
  • Bút hiệu
  • Tư tưởng (Công nhân, Nông dân)
  • Gia đình (cha, mẹ)
Tác phẩm
Văn xuôi
  • Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)
  • Con rồng tre (1922)
  • Vi hành (1923)
  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
  • Đường Kách mệnh (1927)
  • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
  • Nhật kí chìm tàu (1930)
  • Cách đánh du kích (1941)
  • Tuyên ngôn Độc lập (1945)
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
  • Sửa đổi lối làm việc (1947)
  • Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (1960)
  • Vừa đi đường vừa kể chuyện (1961–1963)
  • Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)
  • Di chúc Hồ Chí Minh (1965–1969)
Thơ
  • Nhật ký trong tù (1942–1943)
    • "Vọng nguyệt"
  • Lịch sử nước ta (1942)
  • "Con cáo và tổ ong" (1942)
  • Thơ chúc Tết (1942–1969)
Tưởng niệm
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh
  • Bến Nhà Rồng
    • Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
  • Cháu ngoan Bác Hồ
  • Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (Trà Vinh)
  • Đôi dép Bác Hồ
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh
  • Huân chương Hồ Chí Minh
  • Huy hiệu Bác Hồ
  • Khu di tích lịch sử Kim Liên
  • Khu di tích Phủ Chủ tịch
  • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Quảng trường Hồ Chí Minh (Moskva)
  • Tượng đài Hồ Chí Minh (Moskva)
Trong văn hóa
Âm nhạc
  • Bài hát
    • "Như có Bác trong ngày đại thắng"
    • "The Ballad of Ho Chi Minh"
    • "Trông cây lại nhớ đến Người"
  • "Người về đem tới ngày vui"
Điện ảnh
  • Hà Nội mùa đông năm 46
  • Hồ Chí Minh - Chân dung một con người
  • Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông
  • Thầu Chín ở Xiêm
  • Vượt qua bến Thượng Hải
Khác
  • Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn
  • Búp sen xanh
  • Đỉnh cao chói lọi
  • Năm điều Bác Hồ dạy
Liên quan
  • Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch
  • Tăng Tuyết Minh
  • Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
    • Hồ Chí Minh toàn tập
  • Vụ án Tống Văn Sơ
Thể loại Thể loại Trang Commons Hình ảnh

Từ khóa » Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Vào Thời Gian Nào