Lời Khuyên Bác Sĩ Về Thực Phẩm Bổ Máu Cho Bà Bầu - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Mối nguy hiểm của thiếu máu đối với thai kỳ
- Những loại thực phẩm bổ máu cho bà bầu
- Các nguồn khác để bổ máu
Thiếu máu trong quá trình mang thai có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến cả mẹ và con. Để phòng ngừa thiếu máu, bà bầu cần ăn bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ quá trình tạo máu trong cơ thể ngay từ trước khi mang thai và cả sau khi sinh. Hãy cùng YouMed tìm hiểu và lựa chọn các thực phẩm bổ máu cho bà bầu phù hợp nhất.
Mối nguy hiểm của thiếu máu đối với thai kỳ
Trong quá trình mang thai, thể tích máu trong cơ thể người mẹ tăng từ 20 – 25% so với bình thường. Thể tích máu tăng lên để đáp ứng những thay đổi sinh lý của người mẹ trong quá trình mang thai. Các vai trò của máu đối với người mẹ bao gồm:
- Đáp ứng nhu cầu trao đổi oxy của các tế bào và mô trong cơ thể.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng thai nhi qua bánh nhau và dây rốn
- Dự trữ lượng máu mất trong quá trình sinh nở.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ thời kỳ cho con bú.
Thiếu máu là khi hàm lượng Hemoglobin thấp dưới 11g/dl. Tại Việt Nam, 70% phụ nữ có thai thiếu máu là do thiếu sắt (một vi chất dinh dưỡng có thể được cung cấp từ thực phẩm). Bên cạnh đó, một số nguyên nhân thiếu máu khác còn do thiếu acid folic (vitamin B9), thiếu vitamin B12; viêm loét dạ dày – ruột và tình trạng nhiễm giun móc, sốt rét, H.pylori,… Do đó, việc bổ sung thực phẩm bổ máu cho bà bầu là vô cùng cần thiết.
Thiếu máu có thể đe dọa thai kỳ vì các lý do sau:
- Tim, não và các cơ quan quan trọng bị thiếu oxy để duy trì sự sống ở mẹ và con.
- Mẹ dễ bị sẩy thai, nhau bong non, ối vỡ sớm, suy thai, băng huyết sau sinh.
- Có thể mắc các bệnh lý sản khoa như: nhau tiền đạo, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật.
- Trẻ có thể bị nhẹ cân, sinh non, nhiễm trùng.
- Thiếu vitamin B9 trong những tháng đầu thai kỳ, trẻ có thể dị tật bẩm sinh: thoát vị đốt sống, não úng thủy, vô sọ…
Những loại thực phẩm bổ máu cho bà bầu
Sắt là thành phần quan trọng để hình thành tế bào hồng cầu, bên cạnh đó acid folic có vai trò hỗ trợ quá trình trưởng thành của tế bào hồng cầu non. Vì vậy, các loại thực phẩm có nhiều sắt và acid folic được xem là thực phẩm bổ máu cho bà bầu.
Các nhà khoa học đã chứng minh sự có mặt của sắt trong các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, sự hấp thu sắt của cơ thể đối với từng loại thực phẩm có sự khác nhau. Cơ thể có thể hấp thu 15% lượng sắt từ thịt/cá nhưng chỉ khoảng 5% lượng sắt từ rau/củ. Lựa chọn các thực phẩm từ động vật bên trong các bữa ăn giàu vitamin là tốt nhất đối với phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu có thể lựa chọn để bổ máu giúp thai kỳ khỏe mạnh:
Trứng gà
Trứng gà là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng rất phong phú và đa dạng. Trong trứng có các loại acid amin, acid béo… cần thiết đối với cơ thể của bà bầu. Lòng đỏ trứng là nơi tập trung chủ yếu sắt và các vitamin mà cơ thể có thể dễ hấp thu. Bà bầu mỗi tuần có thể ăn từ 3 – 4 quả trứng gà trong quá trình mang thai.
Tim, gan, cật
Nội tạng động vật như tim, gan, cật… là nơi có chứa sắt. Tim, gan, cật động vật là nguồn cung cấp sắt có giá trị cao và được xem là thực phẩm bổ máu cho bà bầu hiệu quả. Đây là thực phẩm có thể sử dụng từ 1 – 2 lần mỗi tuần để bổ sung chất sắt cơ cơ thể phụ nữ mang thai.
Thịt bò, thịt heo
Thịt bò, thịt heo là nguồn cung cấp chất đạm và các acid amin. Sắt trong các loại thịt động vật có giá trị sinh học cao và khả năng hấp thu tốt đối với cơ thể. Theo khuyến nghị, lượng thịt cá cần sử dụng tăng dần trong quá trình mang thai. Trung bình đến các tháng cuối thai kỳ và thời gian cho con bú, lượng thịt mà bà bầu cần sử dụng có thể lên đến 300 – 350g/ngày.
Các loại trái cây giàu vitamin C
Sắt, acid folic có thể xem là các chất dinh dưỡng khó hấp thu đối với cơ thể. Để cơ thể hấp thu sắt một cách tốt nhất, cần lựa chọn các loại thực phẩm bổ máu phù hợp để cung cấp cho cơ thể.
Mặc dù không chứa nhiều sắt hay acid folic, các loại trái cây có chứa vitamin C vẫn được xem là các thực phẩm bổ máu. Vitamin C là chất xúc tác cho quá trình hấp thu sắt ở ruột. Các thực phẩm giàu sắt nên được sử dụng cùng vitamin C để tăng quá trình hấp thu. Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… được khuyến khích sử dụng.
Rau có màu xanh đậm cung cấp acid folic
Chỉ khoảng 5% lượng sắt có thể sử dụng từ rau/củ. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ và các vitamin nhóm B, C cần thiết đối với bà bầu.
Các loại rau có màu xanh đậm có chứa nhiều acid folic. Acid folic có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Bổ sung acid folic trước khi mang thai còn giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Các loại rau có màu xanh đậm có thể kể đến như bó xôi, cải xanh, rau muống… Theo nhu cầu khuyến nghị, phụ nữ mang thai cần sử dụng 400g rau xanh và trái cây mỗi ngày.
Các nguồn khác để bổ máu
Trong quá trình mang thai, nhu cầu bổ sung các chất dinh dưỡng của người mẹ không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, khả năng hấp thu của cơ thể chỉ từ 10 – 15% đối với thực phẩm. Vì vậy, để phòng ngừa thiếu nguy cơ thiếu máu, bà bầu còn có thể sử dụng thêm các nguồn khác như thuốc và lưu ý một số yếu tố sau.
Thuốc bổ sung đa vi chất
Thuốc bổ sung đa vi chất là nguồn bổ sung sắt và acid folic cho phụ nữ mang thai. Bổ sung thuốc thuốc nhằm bù đắp sự thiếu hụt của cơ thể bà bầu trong quá trình mang thai.
Bà bầu được hướng dẫn uống bổ sung 1 viên đa vi chất mỗi ngày suốt quá trình mang thai đến 1 tháng sau sinh. Thành phần 1 viên gồm 60mg sắt và 400mcg acid folic.
Cũng cần lưu ý sử dụng sắt quá nhiều có thể gây ra những tác dụng phụ đối với cả mẹ và trẻ. Liều lượng sắt quá cao có thể dẫn đến ngộ độc thậm chí là tử vong. Vì vậy, cần tuân thủ đúng liều lượng bổ sung, không tự ý điều chỉnh lượng sử dụng.
Đối với phụ nữ mang thai đã được chẩn đoán thiếu máu, cần bổ sung thêm sắt và acid folic theo chỉ định phù hợp của bác sĩ điều trị.
Các chất làm hạn chế hấp thu sắt
Quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bổ máu có thể bị cản trở. Bà bầu cần lưu ý thêm các loại thực phẩm làm hạn chế hấp thu chất sắt bao gồm:
- Rượu, bia, thuốc lá: Sử dụng rượu, bia, thuốc lá có thể gây dị tật và gây quái thai cho trẻ. Rượu, bia, thuốc lá cũng là các yếu tố tác động giảm khả năng hấp thu sắt và acid folic. Phụ nữ được khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng các chất trên trong thời gian có thai.
- Thực phẩm có Phytate: Phytate có nhiều trong lớp vỏ cám của gạo, ngũ cốc, đậu đỗ. Phytate cản trở quá trình hấp thu sắt vào máu. Để tránh tác động của phytate, không nên sử dụng cùng các thực phẩm giàu sắt.
- Thực phẩm có Tanin: Tanin có trong trà, cà phê… Tương tự như phytate, tanin cũng gây ức chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Các thực phẩm bổ máu không nên dùng chung với trà hay cà phê.
Điều trị các nguyên nhân khác gây thiếu máu
Sử dụng thực phẩm bổ máu chỉ giải quyết các nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng. Thiếu máu còn do các khác như nhiễm ký sinh trùng, viêm loét dạ dày tá tràng…
Để phòng ngừa triệt để các nguy cơ thiếu máu ở bà bầu, trước khi mang thai, nên tẩy giun, điều trị các bệnh lý viêm loét dạ dày – ruột… Mặt khác, cũng cần chú ý sử dụng các thực phẩm bổ máu trước, trong và sau khi sinh.
Thiếu máu gây nhiều nguy cơ cho mẹ và con. Trong thời kỳ mang thai, bà bầu không nên kiêng khem quá mức; mà nên tham khảo các thực phẩm bổ máu cho bà bầu cũng như ăn uống đa dạng. Đồng thời, thai phụ có thể uống bổ sung đa vi chất để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu.
Từ khóa » Các Món ăn Bổ Máu Dành Cho Bà Bầu
-
Bà Bầu ăn Gì Bổ Máu - Top 7 Thực Phẩm Không Thể Bỏ Qua
-
Bà Bầu Thiếu Máu Nên ăn Gì? Top 6 Thực Phẩm Bổ Máu Cho Bà Bầu
-
Top 10 Thực Phẩm Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu - Ferrovit
-
Top Những Thực Phẩm Bổ Máu Cho Bà Bầu Giúp Thai Nhi Khỏe Mạnh ...
-
Các Thực Phẩm Chứa Nhiều Sắt Cho Bà Bầu | Vinmec
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu | Vinmec
-
Bà Bầu Thiếu Sắt Nên ăn Gì để Bổ Sung? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Bà Bầu Thiếu Máu Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì? - Bách Hóa XANH
-
Thiếu Máu Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Nên ăn Gì?
-
Thực đơn Cho Bà Bầu Thiếu Máu: Nhanh - Ngon - Bổ Trong 3 Ngày
-
Những Món ăn Bổ Máu Cho Bà Bầu, Nuôi Thai Mũm Mĩm, Ngừa Băng ...
-
[Top 13+] Thực Phẩm Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu Dễ Hấp Thu
-
Bà Bầu Thiếu Máu Nên ăn Gì Tốt Cho Mẹ Và Bé
-
Top 5+ Thực Phẩm Bổ Máu Cho Bà Bầu Bị Thiếu Máu Tốt Nhất