Lợi Nhuận Ròng Là Gì? 2 Công Thức Tính Lợi Nhuận Ròng - Fastdo
Có thể bạn quan tâm
Khi đọc báo cáo kinh doanh của công ty, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng bắt gặp qua thuật ngữ lợi nhuận ròng. Đây được coi là một trong những thông số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ban lãnh đạo và các nhà quản lý đầu tư. Vậy bạn đã biết lợi nhuận ròng là gì mà lại được các doanh nghiệp quan tâm đến thế chưa? Hãy cùng FASTDO tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
1. Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng (lãi thuần, thu nhập ròng, lãi ròng, lợi nhuận sau thế) là lợi nhuận thực tế mà công ty kiếm được sau khi đã trừ tất cả các chi phí ra khỏi tổng doanh thu. Khác với lợi nhuận gộp, các chi phí tạo ra lãi ròng không chỉ giá vốn hàng bán mà còn bao gồm các chi phí vận hành doanh nghiệp (bao gồm cả thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng).
Bên cạnh đó, khi tính toán lợi nhuận ròng, kế toán cần phải lưu ý tổng doanh thu bao gồm số tiền từ việc bán sản phẩm cùng với thu nhập từ những nguồn khác của doanh nghiệp, chẳng hạn đầu tư.
Chính vì sự liên quan đến tất cả chi phí và doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận ròng được xem là số liệu phản ánh khả năng sinh lời thực tế của công ty trong một khoảng thời gian xác định. Trong các báo cáo về thu nhập, lãi ròng thường được biểu diễn ở dòng cuối cùng của bảng báo cáo.
>>> ĐỌC NGAY: Mô hình SMART là gì? Xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART
2. Công thức tính lợi nhuận ròng theo tổng doanh thu trong doanh nghiệp
Bản chất của lợi nhuận ròng là phần chênh lệch còn lại của doanh thu sau khi đã hạch toán hết các chi phí. Vì vậy, bản thân cách tính lợi nhuận ròng không hề phức tạp, nhưng phải đòi hỏi người kế toán đầu tư thời gian để thu thập tất cả các dữ liệu có liên quan (đã đề cập ở trên). Nói tóm lại, về công thức tính lãi ròng là gì, bạn chỉ việc lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong cùng một kỳ kế toán. Vậy công thức chung để tính thu nhập ròng là gì?
Lợi nhuận ròng (Net profit) = Tổng doanh thu (Total revenue) – Tổng chi phí (Total cost) |
Để dễ hiểu hơn, sau đây Fastdo xin dẫn một ví dụ về cách tính lãi ròng là gì:
Công ty F kinh doanh phần mềm quản lý doanh nghiệp có doanh thu là 550,000 USD, giá vốn hàng bán là 50,000 USD. Công ty F quyết định chi 75,000 USD để trả tiền lương cho nhân viên, 25,000 USD để thanh toán các chi phí hoạt động và 5,000 USD để đóng thuế. Vậy công ty F có thu nhập ròng là gì?
Đối với trường hợp này chúng ta có 2 cách để tính thông số lợi nhuận ròng:
Cách 1: Tính trực tiếp
Lợi nhuận ròng của công ty
= Tổng doanh thu – Tổng chi phí = $550,000 – $50,000 – $75,000 – $25,000 – $5,000 = $395,000
Cách 2: Tính lãi ròng từ lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp của công ty = doanh thu – giá vốn hàng bán = $550,000 – $50,000 = $500,000
Lợi nhuận ròng của công ty
= lợi nhuận gộp – các chi phí khác
= $500,000 – $75,000 – $25,000 – $5,000 = $395,000
Lưu ý rằng: Việc tính toán lãi ròng là gì không được sử dụng để làm thước đo tính tổng số tiền mà doanh nghiệp kiếm được. Bởi vì bên cạnh các chi phí bằng tiền mặt, báo cáo thu nhập cũng bao gồm những loại chi phí khác như khấu hao và khấu trừ dần.
Do đó, các doanh nghiệp cần kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ để biết được tổng số tiền mặt mà mình tạo ra được là bao nhiêu.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Học thuyết công bằng (Equity theory) của Stacy Adams
3. Ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận ròng là gì
Như đã được đề cập, lợi nhuận ròng là một thông số quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính tổng thể của một doanh nghiệp. Sau đây, FASTDO sẽ liệt kê cho bạn ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận ròng là gì, để giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về thuật ngữ này.
3.1. Về ý nghĩa
Lợi nhuận sau thuế (hay lãi ròng) có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp:
- Về đầu tư: Các nhà nhà đầu tư khi quyết định trở thành một cổ đông của một công ty thường xem xét đến lợi nhuận ròng của công ty đó. Một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lãi ròng bền vững sẽ bảo đảm với các nhà đầu tư khả năng thu lợi nhuận thay vì thua lỗ, từ đó sẽ thu hút nhiều nguồn đầu tư hơn.
- Về các khoản cho vay: Khi công ty có nhu cầu vay nợ, điều các ngân hàng và người cho vay quan tâm xem xét chính là lợi nhuận ròng của công ty đó. Công ty có thông số này cao sẽ dễ dàng vay hơn vì họ được nhận định là có nhiều khả năng hoàn trả khoản vay hơn.
- Về doanh thu: Các chủ doanh nghiệp nhỏ cần theo dõi sát sao lợi nhuận sau thuê của công ty mình để hiểu rõ về tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty và lên kế hoạch để thu về nhiều doanh thu hơn.
- Về lỗ: Một số công ty khỏi nghiệp dự kiến sẽ hoạt động thua lỗ, đặc biệt là trong những năm đầu trên thương trường. Việc xác định lợi nhuận ròng giúp họ có ý tưởng chính xác về mức lỗ ròng mà họ đang mong đợi và thời gian dự kiến để duy trì mức lỗ này.
>>> XEM THÊM: Kế toán tài chính và kế toán quản trị: Sự giống và khác nhau
3.2. Về vai trò
Bên cạnh những ý nghĩa, bạn biết những vai trò của lãi ròng là gì chưa?
- Lợi nhuận ròng là căn cứ để đánh giá việc kinh doanh của doanh nghiệp
Có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp có chỉ số lợi nhuận sau thuế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Việc hiểu được lợi nhuận ròng nghĩa là gì và cách tính toán giúp doanh nghiệp biết được tỉ trọng lợi nhuận trong tổng số doanh thu, từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của mình là lãi hay lỗ.
Doanh nghiệp có giá trị lợi nhuận sau thuế càng lớn, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp lãi càng cao. Trong trường hợp người lại, nếu giá trị này nhỏ hơn 0, điều này có nghĩa doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ và phá sản. Trong trường hợp này, các nhà quản trí phải khẩn trương tìm ra phương hướng và chiến lược mới cho doanh nghiệp của mình.
- Tỷ số lãi ròng ở mỗi ngành nghề là khác nhau.
Các nhà quản trị nên lưu ý, hãy chỉ so sánh tỷ số lợi nhuận ròng của doanh nghiệp với tỷ số bình quân toàn ngành hoặc đối thủ trong ngành và trong một thời điểm nhất định.
Nhìn chung, thuế doanh nghiệp khá cao nên để đảm bảo lợi ích kinh tế chung, doanh nghiệp cần phải tăng giá sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đồng thời giảm chi phí hoạt động của mình tối đa dưới 30% trên tổng doanh thu của các hạng mục để nâng cao lợi nhuận.
>>> THAM KHẢO NGAY: MBO là gì? So sánh ưu nhược của phương pháp MBO và MBP
4. Những yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng là gì
Các yếu tố tác động đến thu nhập ròng bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí biến đổi – hay còn gọi là giá vốn bán hàng – là chi phí thay đổi dựa trên số lượng sản phẩm được sản xuất hoặc phát sinh do việc tạo ra hoặc mua lại sản phẩm. Chúng có thể bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu.
- Chi phí bao bì, đóng gói.
- Chi phí vận chuyển.
- Chi phí trang thiết bị, máy móc để tạo ra sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp tạo ra sản phẩm.
- Chi phí về tiện ích cho không gian sản xuất.
Riêng với các doanh nghiệp thương mại điện tử, chi phí biến đổi đơn giản chỉ là số tiền phải trả để mua sản phẩm mà bạn đang bán bởi những công ty này không tự sản xuất.
Những chi phí cố định tác động đến lãi ròng bao gồm:
- Chi phí văn phòng.
- Tiền lương cho nhân viên không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất sản phẩm.
- Thuế.
- Chi phí tiếp thị.
- Phúc lợi cho nhân viên.
- Chi phí thuê ngoài.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Vòng quay hàng tồn kho – Công thức tính và cách để tối ưu
5. Cách doanh nghiệp tăng lợi nhuận ròng là gì
Hiểu được lợi nhuận ròng là gì, chắn hẳn bạn cũng đã biết được tầm quan trọng của chỉ số này. Vậy những cách để cải thiện lãi ròng là gì?
- Xem lại giá cả
Việc định giá sản phẩm một cách cạnh tranh với tỷ suất lợi nhuận chấp nhận được là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Chỉ với một mức tăng giá nhỏ, bạn đã tạo ra nhiều tác động đáng kể đến lãi ròng của công ty mình. Nhưng hãy nhớ rằng, các chiến lược định giá thông minh nên tính đến những hỗ trợ về nguồn cung và giá cả từ thị trường, hãy liên tục thúc đẩy sự thu hút của sản phẩm và cố gắng giữ chân khách hàng.
- Hủy bỏ các sản phẩm và dịch vụ không còn khả năng sinh lời
Việc phân tích dữ liệu sản phẩm giúp bạn xác định đâu là mặt hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận cao nhất và những mặt hàng không sinh lời của doanh nghiệp mình. Điều đó giúp doanh nghiệp bạn có đủ dữ liệu để đưa ra các chiến lược phù hợp kế tiếp.
- Kiểm soát hàng tồn kho
Đừng quên rằng, quản lý cẩn thận hàng tồn kho giúp ích trong việc tăng dòng tiền và cải thiện lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp của bạn. Bạn chắc chắn đang sở hữu một số sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận nổi bật hơn những sản phẩm khác. Hãy theo dõi chặt chẽ hàng tồn kho và lưu ý đến chi phí sẽ giúp bạn đặt hàng với số lượng phù hợp trong mỗi thời điểm.
- Giảm chi phí
Việc thường xuyên rà soát các chi phí chung là cách đơn giản cải thiện lợi nhuận ròng của công ty.
- Giảm tổng chi phí trực tiếp.
Một trong những cách để giảm giá vốn tốt nhất là nỗ lực để thương lượng giá tốt hơn với nhà cung cấp. Bên cạnh đí, bạn nên hủy bỏ các giao dịch mua không cần thiết.
>>> XEM NGAY: Khái niệm hàng tồn kho và nguyên tắc tính hàng tồn kho chuẩn
6. Các chỉ số lợi nhuận quan trọng mà nhà quản trị cần nắm
Bên cạnh lợi nhuận ròng, một số chỉ số lợi nhuận khác cũng quan trọng không kém mà nhảm quản trị cần nắm bao gồm:
- Lợi nhuận gộp: Là số thu nhập còn lại của công ty sau khi trừ giá vốn bán hàng trong tổng doanh thu bán hàng. Lợi nhuận gộp cho biết liệu quá trình sản xuất của công ty bạn cố cần tiết kiệm chi phí hơn hay không.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp: Tỷ suất lợi nhuận gộp là phần trăm doanh doanh thu được tạo ra lớn hơn giá gốc của sản phẩm. Để tính toán tỷ lệ này, bạn hãy chi tổng lợi nhuận cho doanh thu và nhân kết quả với 100.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng: Tỷ suất lợi nhuận ròng là tỷ lệ lãi ròng trên tổng doanh thu được biểu thị bằng phần trăm. Bạn hãy chia thu nhập ròng cho tổng doanh thu và nhân với 100 để tính được chỉ số này.
- Lợi nhuận hoạt động: Để tính lợi nhuận hoạt động hay thu nhập trước lãi vay và thuê (EBIT), bạn hãy trừ chi phí hoạt động – bao gồm các chi phí chung như tiền thuê, tiếp thị, bảo hiểm, lương công ty và chi phí trang thiết bị khỏi lợi nhuận gộp. Chỉ số EBIT được đánh giá là hữu ích trong việc xác định tính hiệu quả tài chính của một công ty vì nó không ảnh hưởng đến các khoản mục ngoài tầm kiểm soát của nhà quản trị.
7. Sự tác động của Lợi nhuận ròng đến các chỉ số tài chính khác
Sau đây, Fastdo sẽ cung cấp đến bạn các thông tin về sự tác động của Lợi nhuận ròng đến các chỉ số tài chính, kế toán khác như thế nào.
7.1 Tác động đến Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ
Lợi nhuận ròng là chỉ số tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó là nhân tố trung tâm tác động mạnh mẽ đến các thông số khác trong báo cáo tài chính. Không chỉ được trình bày thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận ròng còn được sử dụng trong cả bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Trong bảng cân đối kế toán, thu nhận ròng được thể hiện thông qua lợi nhuận giữ lại (RE), một tài khoản vốn chủ sở hữu. Do đó, đây là công thức để tìm lợi nhuận giữ lại vào cuối kỳ:
RE cuối kỳ = RE đầu kỳ + Lợi nhuận ròng – Cổ tức
Trong trường hợp không có cổ tức, sự biến chuyển trong RE giữa các kỳ phải bằng với lợi nhuận ròng trong các kỳ đí. Nếu Doanh nghiệp của bạn không đề cập đến cổ tức trong báo cáo tài chính, nhưng sự thay đổi trong RE lại không bằng với Lợi nhuận ròng, rất có thể khoản chênh lệch đó đã được thanh toán bằng cổ tức.
Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lợi nhuận ròng được dùng để tính toán các dòng tiền hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp. Theo đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ bắt đầu với chỉ số thu nhập ròng, sau đó cộng lại mọi chi phí không phải tiền mặt đã được khấu trừ trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, sự thay đổi trong vốn lưu động ròng được thêm vào để xác định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
7.2 Khả năng sinh lời và lợi tức trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng còn được sử dụng trong việc xác định tỷ suất lợi nhuận ròng. Đây là một thước đo rất hữu ích để đánh giá được mức độ lợi nhuận của công ty trên cơ sở tỷ lệ phần trăm, khi so sánh với công ty trước đây hoặc với các công ty khác.
Tỷ suất lợi nhuận ròng cũng được sử dụng trong phương pháp DuPont để phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Theo đó, công thức DuPont chia ROE thành ba thành phần như sau:
ROE = Biên lợi nhuận ròng * Tổng doanh thu tài sản * Đòn bẩy tài chính
Phân tích ROE của một tổ chức thông qua phương pháp này sẽ cho phép bạn xác định được các chiến lược hoạt động cần thiết cho công ty. Chẳng hạn, một công ty có ROE cao do tỷ suất lợi nhuận ròng cao sẽ vận hành chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm.
7.3 Lợi nhuận ròng so với Dòng tiền
Lợi nhuận ròng là một thước đo kế toán và không đại diện cho lợi nhuận kinh tế hoặc dòng tiền của một Doanh nghiệp.
Vì lợi nhuận ròng bao gồm nhiều loại chi phí không phải tiền mặt như khấu hao, bồi thường dựa trên cổ phiếu,… nên nó không bằng số lượng dòng tiền mà một công ty sản xuất trong kỳ.
Trên đây là tất cả những thông tin về lợi nhuận ròng là gì mà FASTDO muốn mang đến cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu thêm về lợi nhuận ròng cũng như tính quan trọng của chỉ số này trong doanh nghiệp như thế nào. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy tặng FASTDO 5 sao ngay nhé!
>>> ĐỌC NGAY CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH VỀ KIẾN THỨC DOANH NGHIỆP:
- BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả
- Quản lý vi mô (micromanagement) là gì? Khi nào cần áp dụng?
Từ khóa » Doanh Thu Lãi Ròng
-
Lãi Ròng Là Gì? Cách Tính Lãi Ròng? - Luật Hoàng Phi
-
Lãi Ròng Là Gì? Cách Tính Lãi Ròng Năm 2022 Và Những Kiến Thức Liên ...
-
Lãi Ròng Là Gì ? Cách Hiểu đúng Về Lãi Ròng ? Cho Ví Dụ Về Lãi Ròng
-
Lãi / Lợi Nhuận Ròng Là Gì?
-
Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tính Và Các Yếu Tố ảnh Hưởng
-
Giải Thích Doanh Thu Là Gì? Lợi Nhuận Ròng? Lãi Gộp? Vốn Lưu động ...
-
Lãi Ròng Là Gì? Cách Tính Và Các Yếu Tố Có Thể ảnh Hưởng đến Lãi Ròng?
-
Lãi Ròng Là Gì? Cách Tính Lãi Ròng Thế Nào?
-
Doanh Thu Ròng Là Gì? Công Thức Tính Doanh Thu Dòng Chuẩn Nhất ...
-
Lãi Ròng Là Gì? Cách Gia Tăng Lãi Ròng Nhanh Chóng Cho Doanh Nghiệp
-
Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Ròng Chuẩn Xác
-
Tỷ Suất Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tính Tỷ Suất Lợi Nhuận
-
Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính - Tanca