Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Tính Và Các Yếu Tố ảnh Hưởng

Lợi nhuận ròng phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh và phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty và các cổ đông có được, cũng là chỉ số tài chính được quan tâm nhất. Cùng tìm hiểu về khái niệm này, công thức tính và các yếu tố ảnh hưởng trong bài viết sau đây.

Mục lục Hiện 1. Lợi nhuận ròng là gì? 2. Ý nghĩa lợi nhuận ròng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng 4. Cách tính lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) Cách 1 Cách 2 5. Phân biệt lợi nhuận ròng với dòng tiền ròng Phân biệt lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng 6. Phân biệt lợi nhuận ròng và các khái niệm lợi nhuận khác 7. Minh hoạ chỉ số lợi nhuận ròng trong báo cáo tài chính 8. Cách tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp Tạm kết

1. Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng (trong tiếng anh là Profit After Tax – PAT hay Net Profit) là phép đo lợi nhuận của một công ty sau khi lấy toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, lãi vay và thuế. Mỗi giai đoạn trong báo cáo tài chính của một công ty sẽ tương ứng một khái niệm “lợi nhuận”. “Lợi nhuận ròng” xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh với ngữ cảnh “lợi nhuận sau thuế” và nằm ở dòng gần cuối cùng.

Như vậy, lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế thực tế là tên gọi để chỉ phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, người ta còn biết đến chỉ số này với nhiều tên gọi khác như lãi ròng…

Tìm hiểu thêm

  • Tỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số này
  • Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính và ý nghĩa
  • 2. Ý nghĩa lợi nhuận ròng

    Đây là một thông số quan trọng khác xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy liệu doanh nghiệp có thể kiếm được nhiều hơn những gì mà doanh nghiệp đã chi ra hay không. Từ đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp quyết định thời điểm và cách thức làm việc để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như thời điểm giảm chi phí. Các nhà giao dịch, nhà đầu tư khi xem khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này nên chỉ số này cũng phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đầu tư.

    Thứ hai, đây là chỉ tiêu ảnh hưởng đến nội bộ doanh nghiệp. Vì yếu tố này là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc các cổ đông thu được và là chỉ số phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc doanh nghiệp cổ phần, khoản lợi nhuận sau thuế này là căn cứ để các cổ đông coi xét liệu có nên tiếp tục duy trì ban lãnh đạo công ty hay không.

    Cuối cùng, chỉ tiêu này giúp công ty dễ dàng vay vốn hơn. Đối với ngân hàng, lợi nhuận ròng thể hiện sự tín nhiệm của doanh nghiệp về khả năng trả khoản vay để ngân hàng ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

    3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

    Dựa theo công thức tính trên, ta có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng như sau:

    • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Chi phí hoạt động doanh nghiệp là yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận ròng. Nếu chủ doanh nghiệp không biết chi tiêu phù hợp, chi phí không được tối giản thì chỉ số này cũng sẽ bị khiêm tốn, tình hình kinh doanh trở nên bất ổn.
    • Doanh thu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nhiều khoản doanh thu như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác.
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp được thu theo quy định nhà nước, không thể tăng giảm theo ý muốn. Tuy nhiên, nếu các chi phí phát sinh của doanh nghiệp không có đầy đủ hồ sơ chứng từ chứng minh thì có thể bị loại khi xác định thu nhập chịu thuế, làm tăng khoản thuế mà DN phải đóng

    mau-du-bao-dong-tien

    4. Cách tính lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)

    Thông qua thông tin được cung cấp trên Báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời căn cứ vào công thức tính, ta có 2 cách tính lợi nhuận sau thuế như sau:

    Cách 1

    Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu Tổng chi phí

    Có hai trường hợp xảy ra với công thức này: Nếu các khoản phí và chi phí của một công ty lớn hơn doanh thu, số liệu tính toán ra là số âm, lúc này không còn là lợi nhuận ròng mà là lỗ ròng và ngược lại, nếu các khoản phí và chi phí nhỏ hơn so với doanh thu thì số liệu tính toán ra sẽ dương, lúc này, chúng ta tính lãi ròng cho doanh nghiệp.

    Trong đó:

    • Tổng doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ các việc bán sản phẩm đến cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, doanh thu khác.
    • Tổng chi phí bao gồm chi phí dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính (như lãi vay), các chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Cách 2

    Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

    Trong đó:

    • Lợi nhuận trước thuế:
    Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác
    • Chi phí thuế TNDN:
    Chi phí thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế Thuế suất thuế TNDN

    Công thức tính lợi nhuận ròng
    Công thức tính lợi nhuận ròng

    Công thức tính lợi nhuận sau thuế là công thức cố định, về cơ bản để tính đúng được số liệu thì kế toán cần xác định chính xác những chỉ tiêu bên trong công thức. Các chỉ tiêu để tính lợi nhuận ròng được cung cấp trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Hiện nay, chỉ tiêu lợi nhuận ròng đã có thể được tính toán tự động bởi phần mềm kế toán, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng, kịp thời tình hình tài chính của công ty mình.

    Doanh nghiệp của bạn cần chuyển đổi số cho bộ phận Tài chính - Kế toán?Tham khảo ngay giải pháp MISA AMIS Kế Toán!

    5. Phân biệt lợi nhuận ròng với dòng tiền ròng

    Hiểu rõ sự khác biệt giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng là rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Dù cả hai đều là chỉ số tài chính quan trọng, nhưng mỗi khái niệm lại mang ý nghĩa khác nhau, ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp đánh giá và quản lý hiệu quả hoạt động.

    • Lợi nhuận ròng là là chỉ số cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh, giúp đánh giá lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp kiếm được sau khi đã trả hết các khoản chi phí. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng không phải lúc nào cũng phản ánh dòng tiền thực vì có thể bao gồm các khoản thu chưa nhận hoặc các chi phí không liên quan đến tiền mặt, chẳng hạn như khấu hao.
    • Dòng tiền ròng là lượng tiền mặt thực tế còn lại sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất tất cả các khoản thu và chi trong kỳ, bao gồm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính. Dòng tiền ròng phản ánh khả năng thanh khoản và khả năng chi trả ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là số liệu trực tiếp cho biết doanh nghiệp có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, đầu tư và chi tiêu hàng ngày hay không. Khác với lợi nhuận ròng, dòng tiền ròng chỉ tính các khoản tiền mặt thực sự đã phát sinh.

    Tóm lại, lợi nhuận ròng đo lường hiệu quả kinh doanh và có thể bao gồm cả những khoản thu chưa thực sự thu được. Trong khi đó, dòng tiền ròng tập trung vào dòng tiền mặt thực tế của doanh nghiệp, giúp đánh giá sức mạnh tài chính hiện tại. Một doanh nghiệp có lợi nhuận ròng cao vẫn có thể gặp vấn đề về dòng tiền nếu doanh thu không được thu kịp thời hoặc nếu chi phí đầu tư cao hơn dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh.

    Phân biệt lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng

    Tiêu chí Lợi nhuận ròng Dòng tiền ròng
    Khái niệm Lợi nhuận sau khi trừ mọi chi phí từ tổng doanh thu Số tiền thực tế còn lại sau khi thanh toán tất cả các khoản chi và thu
    Thành phần cấu thành Doanh thu trừ đi các chi phí vận hành, thuế, chi phí tài chính Bao gồm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính
    Mục đích đánh giá Đo lường hiệu quả kinh doanh Đánh giá khả năng thanh khoản và dòng tiền thực tế
    Tính chất Có thể bao gồm các khoản chưa thực thu hoặc chi, như khấu hao Chỉ bao gồm các khoản tiền mặt thực tế phát sinh
    Công thức Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Dòng tiền ròng = Tiền mặt thu vào – Tiền mặt chi ra

    Phân biệt rõ lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính. Lợi nhuận ròng giúp đo lường hiệu quả hoạt động, trong khi dòng tiền ròng giúp xác định khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng các khoản chi tiêu ngắn hạn. 

    6. Phân biệt lợi nhuận ròng và các khái niệm lợi nhuận khác

    Khái niệm lợi nhuận tưởng chừng rất dễ hiểu nhưng trong tài chính lại phân cấp nhiều loại lợi nhuận khác nhau. Hiểu một cách đơn giản công thức tính lợi nhuận = doanh thu – chi phí. Nhưng thực chất có nhiều loại lợi nhuận khác nhau và mỗi loại có một công thức tính khác nhau. Bởi vậy cần phân biệt rõ chỉ tiêu này với các loại lợi nhuận khác.

    Lợi nhuận ròng thường bị nhầm lẫn với các loại lợi nhuận khác như lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp. Nhưng trên thực tế đây có thể là các khái niệm khác nhau:

    • Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận sau khi trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Chỉ số này đánh giá hiệu quả của quy trình sản xuất và định giá sản phẩm, chưa bao gồm các chi phí vận hành khác.
    • Lợi nhuận thuần là phần lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí hoạt động (như chi phí bán hàng và quản lý) khỏi lợi nhuận gộp. Đây là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động chính của doanh nghiệp, trước khi tính chi phí tài chính và thuế.
    • Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận còn lại sau khi trừ các chi phí tài chính (như lãi vay) nhưng trước khi trừ thuế. Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động và chi phí tài chính mà chưa chịu tác động của thuế.

    Các loại lợi nhuận này khác nhau rõ ràng ở công thức tính. Chúng ta cùng theo dõi bảng sau để phân biệt rõ các khái niệm

    Chỉ tiêu Ký hiệu
    Doanh thu thuần từ hoạt động SXKD (1)
    Giá vốn hàng bán (2)
    Lợi nhuận gộp (3) = (1) – (2)
    Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (4)
    Doanh thu từ hoạt động tài chính (5)
    Chi phí hoạt động tài chính (6)
    Lợi nhuận thuần từ SXKD (7) = (3) – (4) + (5) – (6)
    Thu nhập khác (8)
    Chi phí khác (9)
    Lợi nhuận trước thuế (10) = (7) + (8) – (9)
    Thuế TNDN (11)
    Lợi nhuận ròng (12) = (10) – (11)

    Tóm lại, lợi nhuận ròng phản ánh mức lợi nhuận thực tế còn lại sau khi đã thanh toán mọi chi phí, trong khi các loại lợi nhuận khác như lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước thuế cho thấy hiệu quả từng phần của các giai đoạn chi phí trong hoạt động kinh doanh. 

    Xem thêm: Cách tính thuế TNDN mới nhất

    7. Minh hoạ chỉ số lợi nhuận ròng trong báo cáo tài chính

    Ví dụ minh họa trong báo cáo tài chính:

    8. Cách tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

    Để tăng lợi nhuận ròng, doanh nghiệp cần áp dụng các chiến lược tài chính và hoạt động tối ưu. Dưới đây là một số phương pháp giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận ròng trong kinh doanh:

    • Kiểm soát và cắt giảm chi phí: Giảm chi phí là cách nhanh chóng để tăng lợi nhuận ròng. Doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí vận hành bằng cách nâng cao hiệu suất làm việc, giảm chi phí văn phòng và nhân sự, hoặc loại bỏ các khoản chi không cần thiết. Thương lượng với nhà cung cấp, lựa chọn nguồn cung cấp giá tốt, và giảm chi phí vận chuyển cũng giúp giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện cho lợi nhuận tăng.
    • Tăng doanh thu bán hàng: Tăng doanh thu là một trong những cách chính để cải thiện lợi nhuận ròng. Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, hoặc tối ưu hóa kênh bán hàng hiện tại. Đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị và quảng cáo hiệu quả nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, tăng cường trải nghiệm khách hàng và kích thích khách hàng quay lại mua sắm.
    • Tối ưu giá bán sản phẩm: Điều chỉnh giá bán là một phương pháp quan trọng giúp tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc này cần thực hiện cẩn trọng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu mua sắm. Phân tích thị trường, so sánh giá với đối thủ và tối ưu hóa giá trị sản phẩm là cách giúp doanh nghiệp nâng giá mà vẫn giữ chân khách hàng.
    • Quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp giảm chi phí lưu kho và tránh tình trạng hàng hóa bị giảm giá trị. Bằng cách tối ưu quy trình tồn kho, giảm thiểu lượng hàng tồn không cần thiết, doanh nghiệp có thể cải thiện tỷ suất lợi nhuận và giảm rủi ro tài chính.
    • Cải thiện năng suất lao động: Đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên giúp cải thiện năng suất, đồng thời giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả công việc. Khi năng suất lao động tăng, chi phí giảm và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ được cải thiện.
    • Tối ưu hóa tài sản hiện có và giảm đầu tư vào các tài sản không sinh lời giúp doanh nghiệp duy trì nguồn lực hiệu quả hơn. Sử dụng công nghệ, hệ thống quản lý hiện đại và quy trình tự động hóa cũng giúp tối ưu hóa tài sản và tăng lợi nhuận.

    Tạm kết

    Lợi nhuận ròng là một phần quan trọng trong sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. CEO/Chủ doanh nghiệp cần theo dõi liên tục, thậm chí là theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng, dự án, từ đó có kế hoạch phát triển đúng đắn. Hiện nay, một số phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể cung cấp tự động chỉ tiêu lợi nhuận này cũng như các chỉ số tài chính chuyên sâu khác, giúp chủ doanh nghiệp kịp thời ra quyết định điều hành.

    Phân tích tài chính MISA AMIS Kế toán

    Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày  để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.

    Loading

    Đánh giá bài viết [Tổng số: 3 Trung bình: 5]

    Từ khóa » Doanh Thu Lãi Ròng