Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Ròng Chuẩn Xác

loi-nhuan-rong-la-gi1. Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng (còn được gọi là lãi thuần, thu nhập ròng hoặc có thể lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ hết tất cả chi phí dùng cho sản phẩm, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lãi ròng bao gồm cả giá dịch vụ tiêu thụ và giá sản phẩm,… được tính dựa vào chênh lệch giữa chi phí hoạt động kinh doanh và doanh thu.

Lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi thanh toán đi tất cả các chi phí của một doanh nghiệp. Thực tế, tính lợi nhuận ròng có thể rất phức tạp trong các tổ chức lớn. Bởi vì cần phân loại, phân bổ doanh thu và chi phí đúng với phạm vi, cũng như nội dung làm việc cụ thể Tuy nhiên, định nghĩa về thuật ngữ này có thể khác nhau. Ví dụ tại Mỹ, lợi nhuận ròng được kết hợp với thu nhập ròng hoặc có thể là lợi nhuận sau thuế.

Biên lợi nhuận ròng còn được gọi là “tỷ lệ lợi nhuận ròng” là một tỷ lệ tài chính được sử dụng để tính toán phần trăm lợi nhuận mà một công ty tạo ra từ tổng doanh thu của mình.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng như sau: Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng ⁄ Tổng doanh thu x 100%

Nó đo lường số lợi nhuận ròng mà một công ty thu được trên một triệu đồng doanh thu đạt được. Ví dụ: Một doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận ròng 10% có nghĩa là đối với mỗi 1 đồng doanh thu, công ty kiếm được 0,1 đồng lợi nhuận ròng.

2. Công thức tính lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

- Tổng doanh thu của doanh nghiệp: là số tiền đã trừ đi tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại.

- Tổng chi phí kinh doanh gồm: chi phí nguyên vật liệu, tiền vay kinh doanh, chi phí bán hàng, giao hàng, chi phí mua bán, chi phí sản xuất, tiền thuê nhà, tiền lương cho nhân viên,…

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế tìm được cách tính lợi nhuận ròng đó là: chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu doanh nghiệp.

Ví dụ: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A là 500 triệu đồng.

=> Lợi nhuận ròng = 0.48×500 = 240 triệu đồng

Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng là chi phí hoạt động của doanh nghiệp với mức dao động khoảng 5%. Vì vậy nếu giảm mức chi phí hoạt động xuống thấp nhất thì tương tự với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và ngược lại.

3. Vai trò của lợi nhuận ròng

vai-tro-cua-loi-nhuan-rong3.1. Xác định tình hình kinh doanh

Chỉ số này cho biết liệu tổng doanh thu mà các bộ phận mang về có lớn hơn tổng chi phí đã chi ra hay không. Nếu lợi nhuận ròng mang giá trị dương thì doanh nghiệp hiện đang sinh lời, nếu mang giá trị âm thì doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh làm ăn thua lỗ. Với những số liệu này, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đưa ra những thay đổi mang tính thời điểm để mở rộng hoạt động cũng như cắt giảm chi phí.

3.2. Ảnh hưởng công việc nội bộ

Vì lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc các cổ đông thu được. Với các doanh nghiệp cổ phần, khoản tiền này là căn cứ để các cổ đông coi xét liệu có nên tiếp tục duy trì ban lãnh đạo công ty hay không.

3.3. Phục vụ cho việc nghiên cứu và đầu tư

Lợi nhuận ròng cũng là thông số quan trọng để các nhà giao dịch, nhà đầu tư dựa vào để xem khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà quyết định rót vốn đầu tư. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng chọn thời điểm lợi nhuận ròng dương để đầu tư. Mặc dù trong giai đoạn thua lỗ nhưng nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng vực dậy sau khủng hoảng từ chính thị trường, sản phẩm và nội tại doanh nghiệp mà vẫn quyết định đầu tư.

3.4. Giúp công ty dễ dàng vay vốn

Các ngân hàng thường dựa vào lợi nhuận ròng để quyết định cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Vì đây là chỉ số thể hiện sự tín nhiệm của ngân hàng đối với các doanh nghiệp về khả năng trả các khoản vay như thỏa thuận.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

cac-yeu-to-anh-huong-loi-nhuan-rongDựa theo công thức tính lợi nhuận ròng, ta có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng như sau:

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Nếu nhà quản trị không biết cách chi tiêu và phân bổ ngân hàng hợp lý, khi đó chi phí sẽ không được tối giản khiến giá trị của lợi nhuận ròng bị giảm đi. Khi đó, tình hình kinh doanh trở nên bất ổn.

Doanh thu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nhiều khoản doanh thu như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác. Tuy nhiên, doanh thu ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng nhưng chưa không phải chỉ số mà nhà quản trị nhìn vào đó để xác định doanh nghiệp có thua lỗ hay không?

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp được thu theo quy định nhà nước, không thể tăng giảm theo ý muốn. Tuy nhiên, nếu các chi phí phát sinh của doanh nghiệp không có đầy đủ hồ sơ chứng từ chứng minh thì có thể bị loại khi xác định thu nhập chịu thuế, làm tăng khoản thuế mà DN phải đóng.

P.A Việt Nam hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn đang kinh doanh hoặc đang có ý định đầu tư bắt đầu kinh doanh trong tương lai hoặc đơn giản giúp công việc quản trị tài chính doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn nhờ việc hiểu về lợi nhuận ròng.

Tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích tại đây

Từ khóa » Hệ Số Thu Lợi Nhuận Ròng