Lợi Nhuận Ròng Là Gì? Công Thức Và Cách Tính - Nef Digital

Lợi nhuận ròng là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực kinh tế. Các báo cáo có tính thông số lợi nhuận ròng để xác định hiệu quả, kế hoạch kinh doanh có phù hợp. Tuy nhiên, không ít người không hiểu được lợi nhuận ròng là gì?

Việc tính sai và hiểu sai về thuật ngữ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lên kế hoạch và điều chỉnh các chiến lược. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu và làm rõ về thuật ngữ quan trọng này.

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • Tìm hiểu về lợi nhuận ròng
    • Lợi nhuận ròng là gì?
    • Ý nghĩa của chỉ số lợi nhuận ròng với kinh doanh
      • Ý nghĩa đối ngoại của lợi nhuận ròng trong kinh doanh
      • Ý nghĩa đối với nhà quản trị doanh nghiệp
  • Công thức để tính lợi nhuận ròng là gì?
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp
  • Giải pháp nào để tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp?
  • Nef Digital Jsc.,

Tìm hiểu về lợi nhuận ròng

Trong các báo cáo kinh doanh, lợi nhuận ròng là thông số quan trọng được nhiều người quan tâm, đặc biệt với người quản lý đầu tư. Yếu tố quan trọng nhưng cũng rất ít người hiểu rõ bản chất, đặc trưng của lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng là gì?

Lưu ý hàng đầu là người dùng cần làm rõ định nghĩa về lợi nhuận ròng để hiểu một cách rõ ràng về thuật ngữ.

Bản chất, lợi nhuận ròng là thước đo lợi nhuận của một doanh nghiệp; tổ chức sau khi trừ các khoản thuế, phí khác. Lợi nhuận ròng hay còn được gọi là lợi nhuận thuần, lãi ròng, thu nhập ròng của một doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng hay Net profit là chênh lệch giữa tổng doanh thu và các khoản chi phí liên quan. Chi phí liên quan bao gồm: chi phí hoạt động kinh doanh, thuế phí các loại.

Ở các tổ chức doanh nghiệp lớn, quy mô rộng thì lợi nhuận thuần sẽ được tính phức tạp hơn rất nhiều. Tại Mỹ, lợi nhuận ròng, có thể là thu nhập ròng hoặc thu nhập sau thuế.

lợi nhuận ròng của doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng là lợi nhuận đã trừ đi các loại thuế của doanh nghiệp.

Một thuật ngữ liên quan chặt chẽ đến lợi nhuận ròng là tỷ suất biên lợi nhuận thuần. Tỷ suất này được tính bằng công thức: lợi nhuận ròng/ doanh thu, thể hiện khả năng sinh lời theo % doanh thu của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

  • ROE là gì?
  • ROA là gì?
  • Đòn bẩy tài chính
  • Điểm hòa vốn là gì?
  • Quản trị kinh doanh

Ý nghĩa của chỉ số lợi nhuận ròng với kinh doanh

Lợi nhuận ròng là một chỉ số quan trọng, được sử dụng nhiều trong các báo cáo kinh doanh. Ý nghĩa của thu nhập thuần rất lớn, cần được làm rõ.

Ý nghĩa đối ngoại của lợi nhuận ròng trong kinh doanh

  • Lợi nhuận ròng phản ánh hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty có tốt không. Bởi đây là số tiền cuối cùng mà lãnh đạo công ty được sử dụng; sau khi thanh toán mọi khoản chi phí. Ý nghĩa của chỉ số lợi nhuận ròng cho thấy hiệu quả hoạt động; đánh giá năng lực quản lý của người lãnh đạo hiện tại.
  • Tỷ suất biên lợi nhuận ròng sẽ cho thấy sức khỏe của một doanh nghiệp. Nhà đầu tư, đối tác sẽ đánh giá công ty có khả năng sinh lời hay không; từ đó quyết định đầu tư hay không?
  • Lợi nhuận ròng thể hiện mức độ uy tín; khả năng thanh toán nợ của một doanh nghiệp khi vay tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là căn cứ được các ngân hàng sử dụng để đánh giá doanh nghiệp khi cho vay vốn.

Ý nghĩa đối với nhà quản trị doanh nghiệp

Việc xác định chỉ số lợi nhuận ròng rất quan trọng với một doanh nghiệp, để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Bởi:

  • Xác định lợi nhuận thuần giúp đánh giá hoạt động và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có thực sự hiệu quả, đang lãi hay lỗ. Từ đó, giúp người quản lý đánh giá được chiến lược kinh doanh có mang lại hiệu quả kịp thời hay không. Từ đó có những thay đổi điều chỉnh phù hợp. Trường hợp, giá trị lãi sau thuế nhỏ hơn 0; yêu cầu doanh nghiệp cần có sự thay đổi về bộ máy, chính sách quản lý, kế hoạch kinh doanh.
  • Chỉ số lợi nhuận thuần của mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau. Việc tính lợi nhuận thuần và tỷ suất cần được so sánh trong cùng một ngành và cùng một thời điểm để đảm bảo độ chính xác.
  • Các khoản thuế doanh nghiệp khá cao sẽ giảm lợi nhuận thuần. Do vậy, doanh nghiệp cần giảm các chi phí kinh doanh dưới 30% tổng doanh thu để đảm bảo mức lợi nhuận được tăng cao.

Công thức để tính lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng ở các lĩnh vực sẽ có nhiều cách tính khác nhau. Công thức tính lợi nhuận ròng phổ biến và chính xác nhất:

Lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập DN

Trong đó:

  • Đặt X = tổng doanh thu của doanh nghiệp.
  • Thuế giá trị gia tăng = 10% tổng doanh thu = 0.1X
  • Chi phí hoạt động mà doanh nghiệp phải chi cho hoạt động kinh doanh = 30% tổng doanh thu = 0.3X.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp = 20% thu nhập sau thuế = X(1-0.4)x0.2 = 0.12X.

Do vậy, việc thu nhập thuần sẽ được tính bằng công thức:

Thu nhập thuần = X – (0.1X+0.3X) – 0.12X = 0.48X

Tuy nhiên, tùy theo đặc trưng của từng doanh nghiệp, lĩnh vực mà chi phí hoạt động sản xuất chênh lệch trên dưới 5% mức trung bình là 30%.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần là lãi còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí khác, thuế phí của doanh nghiệp. Dựa trên công thức tính, chúng ta có thể xác định được 3 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần rõ ràng nhất:

  • Giá gốc sản phẩm – là một phần chi phí để sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Để tạo ra sản phẩm doanh nghiệp cần chi trả chi phí: nguyên vật liệu; đầu tư máy móc thiết bị, lương nhân viên sản xuất hàng hóa… tạo nên giá gốc sản phẩm.
  • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh hàng hóa: Vận chuyển, hàng lỗi hỏng; quảng cáo tiếp thị, xây dựng hệ thống… Mức tối ưu về chi phí hoạt động là 30% nhưng sẽ dao động từ 25-35% tùy từng doanh nghiệp và lĩnh vực.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là phần chi phí bắt buộc nộp cho nhà nước. Chi phí này sẽ là cố định, không thể tăng hay giảm tỷ lệ %.
phân tích kinh doanh
Lợi nhuận ròng có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố trong doanh nghiệp

Giải pháp nào để tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp?

Doanh nghiệp cần tăng lợi nhuận ròng, tăng lãi thuần. Đây là mục tiêu của tất cả doanh nghiệp, để phát triển khỏe mạnh, được các nhà đầu tư tin tưởng. Tuy nhiên, làm sao để tăng lợi nhuận ròng thì không phải là điều đơn giản. Để tăng lợi nhuận thuần, yêu cầu các doanh nghiệp cần:

  • Cách 1: Tăng sản lượng; tăng hiệu quả sản xuất bằng cách cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất sản phẩm. Mục đích: giảm chi phí sản xuất; tăng số lượng hàng hóa; nâng cao năng suất lao động, giảm giá gốc và giá bán, tăng doanh thu.
  • Cách 2: Tối ưu quá trình kinh doanh; sử dụng giải pháp tiếp thị, marketing hiệu quả để giảm chi phí hoạt động, vận hành bộ máy để bán hàng. Đảm bảo tăng doanh thu nhưng với chi phí hoạt động thấp nhất.
  • Cách 3: Cải tiến sản phẩm với giá trị cao hơn; tích hợp nhiều tính năng để tăng doanh số hoặc giá trị sản phẩm. Từ đó thu hút người dùng, tăng doanh số bán hàng, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho doanh nghiệp.

Chỉ số lợi nhuận thuần xuất hiện nhiều trong các bản báo cáo tài chính doanh nghiệp. Một chỉ số quan trọng nhất, được tính toán cụ thể, chính xác, nhằm đánh giá mô hình kinh doanh, kế hoạch bán hàng có mang lại hiệu quả.

Lợi nhuận thuần thể hiện sức khỏe của một doanh nghiệp và cơ hội đầu tư phát triển sinh lời. Do vậy, bạn cần hiểu về bản chất lợi nhuận thuần là gì? Đánh giá các yếu tố và xác định công thức chuẩn để có thống kê chính xác nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất đến với bạn đọc. Mọi ý kiến bổ sung hay góp ý xin vui lòng liên hệ hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết.

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email: Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn

Từ khóa » Hệ Số Thu Lợi Nhuận Ròng