Lỗi Phạt Xe Không Chính Chủ 2022

Lỗi phạt xe không chính chủ 2022Đi xe không chính chủ có bị phạt? Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Lỗi đi xe không chính chủ chính thức được thực thi từ năm 2016 và được quy định chi tiết tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên trong năm 2022 này mức phạt lỗi đi xe chính chủ sẽ được điều chính tăng do tác động của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt lỗi vi phạm giao thông đường bộ và sẽ thay thế cho nghị định 46.

Lỗi đi xe không chính chủ

  • 1. Thế nào là xe không chính chủ?
  • 2. Các trường hợp bị phạt lỗi xe không chính chủ
  • 3. Mức phạt xe không chính chủ 2022

1. Thế nào là xe không chính chủ?

Trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đều không có cụm từ nào là xe không chính chủ.

Theo điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng,..

Như vậy, không có văn bản pháp luật nào quy định từ xe không chính chủ; mà theo quy định xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

2. Các trường hợp bị phạt lỗi xe không chính chủ

Chỉ bị xử phạt trong 2 trường hợp

Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Theo đó, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trong 02 trường hợp:

- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Qua công tác đăng ký xe.

3. Mức phạt xe không chính chủ 2022

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như sau:

TT

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Căn cứ

1

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy.

- Cá nhân bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.

- Tổ chức bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.2 triệu đồng.

Điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2

Không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô.

- Cá nhân bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng.

- Tổ chức bị phạt từ 04 - 08 triệu đồng.

Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy:

- Xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

- Lỗi “xe không chính chủ” không phải cứ đi xe của người khác thì sẽ bị phạt tiền mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm khi thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe.

Xem thêm

  • Tổng hợp lỗi vi phạm giao thông 2022
  • Mức phạt nồng độ cồn 2022
  • Đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu 2022

Từ năm 2020 sẽ có rất nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ do nghị định 46/2016/NĐ-CP hết hiệu lực và thay vào đó sẽ được thực hiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mời các bạn theo dõi nội dung chi tiết Nghị định 100/2019/NĐ-CP để nắm được các quy định mới về xử phạt lỗi vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt mới nhất:

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ

Từ khóa » đi ô Tô Không Chính Chủ Phạt Bao Nhiêu