Lỗi Vô ý Do Quá Tự Tin Là Gì? - Luật Sư X

Lỗi là một trong những căn cứ để tiến hành xử lý hình sự. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác biệt nhất định. Việc xác định sai lỗi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của tòa án. Vậy nên hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lỗi vô ý do quá tự tin là gì? Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý do quá tự tin. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Lỗi vô ý do quá tự tin là gì?

Lỗi vô ý do quá tự tin là lỗi quy định tại Khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự 2015,  là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Dấu hiệu của lỗi vô ý do quá tự tin

Về lý trí

– Về lý trí, người phạm tội nhận thực được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

– Xét ở điểm này lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin và lỗi cố ý có sự giống nhau; là đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, sự giống nhau này chỉ có tình tương đối. Trong sự giống nhau vẫn có điểm khách biệt. Cụ thể:

– Người phạm tội ở trường hợp vô ý vì quá tự tin thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra; nhưng động thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở đây chỉ mang tính cân nhắc đến khả năng hậu quá đó xảy ra hay không; và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả đó xảy ra.

– Đối với người phạm tội ở trường hợp này; khả năng hậu quả có thể xảy ra và khả năng hậu quả không thể xảy ra đều là khả năng thực tế; nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả không thể xảy ra khi xử sự. Chính vì vậy, người phạm tội đã không nhận thực một cách đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Về ý chí

– Về ý chí, người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội. Sự không mong muốn này có điểm khác so với sự không mong muốn ở trường hợp cố ý gián tiếp:

– Nếu trường hợp cố ý gián tiếp người phạm tội không mong muốn nhưng đã chấp nhận hậy quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi thì ở trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin; sự không mong muốn hậu quả của người phạm tội gắn liền với người đó đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.  Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những căn cứ tin tưởng và sự khéo léo, sự hiểu biết; kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình; hoặc tin vào những tình tiết khách quan khác bên ngoài.

Ví dụ:

– Người lái xe tin rằng mình vượt qua đường sắt trước khi tàu đến. Người đi săn tin vào sẽ bắn trúng con thú, không để đạn lạc vào người… Sự tin tưởng này của người phạm tội tuy có căn cứ; nhưng những căn cứ đó đều không vững chắc. Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá trự tin do không thận trọng đánh giá; lựa chọn xử sự nên đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

– Xét vụ xe khách bị lũ cuốn trôi gây hậu quả nghiêm trọng tại Hà Tĩnh năm 2010. Ở đây ta có thể thấy lỗi vô ý do quá tự tin cho người lái xe. Ông ta đã không lường trước được tốc độ và sức mạnh của cơn lũ cho rằng xe vẫn có thể kịp băng qua; và không được sự khuyến cáo hay ngăn chặn của các cơ quan chức năng. Trước đó tổ cảnh sát chịu trách nhiệm chặn xe trên tuyến đường này đã rút đi khi cho rằng không còn xe nào lưu thông nữa. Đây cũng có thể xét vào lỗi vô ý do quá tự tin.

Phân biệt lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp.

Tiêu chí

Lối cố ý gián tiếp

Lỗi vô ý vì quá tự tin

Cơ sở pháp lý

Khoản 2 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015

Khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự 2015

Khái niệm

Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Về lý trí

Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện; thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

Về ý chí

Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này; người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Sự không mong muốn này thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc; phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ.

 

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Trốn truy nã bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Vô ý phạm tội là gì?

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Cố ý phạm tội là gì?

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Đồng phạm là gì?

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Ví Dụ Về Quá Tự Tin