Lợn Móng Cái Hiệu Quả Kinh Tế Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Nuôi lợn Móng Cái để vươn lên thoát nghèo là mô hình chăn nuôi được nhiều địa phương áp dụng và đạt được nhiều thành công nhất định. Mô hình này đang ngày càng được nhân rộng bởi hiệu quả kinh tế vượt trội mà nó mang lại. Hãy cùng Chăn Nuôi Thú Y tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình nuôi lợn Móng Cái ngay sau đây.
Thông tin chung về lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tổ tiên của loài lợn này là lợn rừng ở vùng nhiệt đới châu Á, được dân địa phương thuần hóa và mang về nuôi tại nhà.
Về ngoại hình:
- Lợn Móng Cái có đầu đen to, giữa trán có điểm trắng hình bầu dục hoặc hình tam giác.
- Mõm trắng, bẹ dài, cổ ngắn và to, giữa vai và cổ có vành trắng vắt ngang kéo dài đến bụng và 4 chân.
- Lưng dài, bụng hơi võng, lưng và mông màu đen, mảng đen kéo xuống 1/2 bụng và bịt kín mông tạo thành lang “yên ngựa”.
- Lông thưa và nhỏ, đa số có từ 12 vú trở lên.
Về đặc điểm sinh sản:
- Thành thục tính sớm, khoảng từ 4-5 tháng tuổi đã xuất hiện động dục.
- Để phối giống được, lợn phải trên 7 tháng tuổi, trọng lượng trên 60 kg.
- Lợn Móng Cái mắn đẻ, đẻ rất nhiều con, sức tiết sữa cao, nuôi con khéo.
Lợn Móng Cái có đặc điểm gì trong chăn nuôi?
Lợn Móng cái có những ưu điểm nổi bật sau:
- Đẻ sai, dễ nuôi, ăn tạp, chủ yếu ăn rau vườn nhà nên chi phí thức ăn thấp.
- Chịu được kham khổ, sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt, thích hợp với điều kiện của nhiều vùng sinh thái chăn nuôi khác nhau.
- Chất lượng thịt ngon, không ngấy và giàu chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, lợn Móng cái vẫn có nhược điểm là tỷ lệ nạc hơi thấp so với những giống lợn khác. Lợn thuần thì chỉ có 28 – 29%, giống lợn lai giữa nái Móng Cái và đực ngoại có tỷ lệ nạc cao hơn khoảng 35 – 38%, cao nhất là giống lợn lai giữa nái F1 phối với đực ngoại đạt 45%.
So sánh lợn Landrace lai với lợn Móng Cái
Lợn Landrace lai và lợn Móng Cái thuần đều được phối giống từ lợn nái Móng Cái cho chất lượng thịt ngon. Để phân biệt hai giống lợn này, ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
Lợn Landrace lai | Lợn Móng Cái | |
Nguồn gốc | Được tạo ra giữa lợn đực Landrace và lợn nái Móng Cái. | Lợn Móng Cái thuần, được tạo ra bởi con đực và con cái của giống lợn này. |
Đặc điểm | Tầm vóc trung bình. Màu lông trắng, có lấm tấm đốm đen ở mình nhưng không nhiều. Bụng cân đối, không xệ. | Đầu đen to, giữa trán có điểm trắng hình bầu dục hay tam giác. Lưng và mông có màu đen kéo dài xuống một nửa bụng và bịt kín mông. Lưng dài, bụng xệ. |
Ưu điểm | Tỷ lệ nạc cao đạt 44 – 48%, đẻ nhiều con, chịu đựng được khó khăn. | Dễ nuôi, đẻ sai, chịu được kham khổ, sức sống dẻo dai. Thịt mềm, ngọt giòn, không ngấy. |
Nhược điểm | Đòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng tốt | Tỷ lệ nạc hơi thấp chỉ 28 – 29% |
Tìm hiểu thêm: Giống lợn Landrace
Năng suất của lợn Móng Cái
Mặc dù hiện nay có nhiều giống lợn khác được đưa vào phát triển chăn nuôi có năng suất cao, chất lượng thịt ngon những giống lợn Móng Cái thuần vẫn là ưu tiên hàng đầu bởi những ưu điểm riêng biệt như khả năng sinh sản tốt, thịt mềm ngon, đặc biệt là khả năng chống chịu bệnh tật hơn hẳn những giống lợn khác.
Lợn Móng Cái được xem là một trong những giống lợn đẻ sai nhất, đồng thời lại nuôi con khéo nên tỷ lệ sống rất cao, trung bình đẻ 14 – 16 con/lứa, kỷ lục cao nhất lên đến 20 – 22 con và sinh sản bình quân 2 lứa/năm. Con sữa sau 40 ngày đạt 68kg/lứa và đạt 22 con cai sữa/nái/năm. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, lợn nái chỉ cần nuôi từ 6 – 8 tháng là đã cho phối giống và thời gian để có thể lên đến 10 năm hoặc lâu hơn.
Một ví dụ điển hình về việc áp dụng mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái đạt hiệu quả kinh tế cao là ở địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Quan Hóa là một huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao nên từ tháng 11/2016, chính quyền địa phương đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái phối giống với lợn đực bản địa tại 34 hộ chăn nuôi tại 7 xã.
Trước khi khi tham gia mô hình, các hộ gia đình được hỗ trợ 100% tiền mua lợn giống, thuốc thú y và được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật bài bản. Đồng thời trong quá trình chăn nuôi, Trạm Khuyến Nông huyện cũng theo sát kiểm tra, hướng dẫn các hộ chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Sau gần 2 năm thực hiện đúng mô hình chăn nuôi, số lợn nái sinh trưởng tốt, bình quân mỗi lứa đẻ từ 8 – 12 con/lứa. Thời điểm cao giá bán được hơn 3 triệu đồng/con, thấp nhất là 1 triệu đồng/con. Mỗi năm có thể thêm thu nhập khoảng 50 triệu đồng từ đàn lợn Móng Cái.
Như vậy, có thể thấy dự án nuôi lợn Móng Cái đã phần nào giúp các hộ gia đình nói chung và những hộ nghèo tại huyện Quan Hóa có thêm thu nhập, việc làm và dần có cuộc sống ổn định hơn.
Mong rằng với những thông tin hữu ích trên đây, khách hàng đã hiểu hơn về hiệu quả kinh tế khi chăn nuôi lợn Móng Cái. Với những thành công đạt được, mô hình này chắc chắn sẽ còn được nhân rộng hơn nữa ở nhiều địa phương khác trong tương lai.
Trần Hồng ThắmPhó phòng Marketing
Thạc Sĩ, Bác Sĩ Thú Y (Trường Nông Lâm TP.HCM), Có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi
Từ khóa » Chiều Dài Thân Của Lợn Móng Cái
-
Lợn Móng Cái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Giống Lợn Móng Cái Của Việt Nam
-
Tổng Hợp Thông Tin Về Các Loài Heo đặc Trưng Tại Việt Nam
-
KỸ THUẬT NUÔI LỢN MÓNG CÁI MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ ...
-
[PDF] KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN ...
-
22 Giống Lợn Bản địa Của Việt Nam
-
BAI 36 CONG NGHE 7 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lợn Móng Cái - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Cho Biết Dài Thân, Vòng Ngực, Của Lợn Lan đơ Rát, đại Bạch, ỉ Và Ba ...
-
Lợn Móng Cái: Kỹ Thuật Nuôi Và Giá Bán | Farmvina Nông Nghiệp
-
Bài 36: Thực Hành : Nhận Biết Một Số Giống Lợn ( Heo) Qua Quan Sát ...
-
Đặc điểm Ngoại Hình Của Giống Lợn Móng Cái Là Gì
-
Bài 36: Thực Hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG LỢN (HEO) QUA ...
-
Móng Cái News - Lợn ỉ Móng Cái Là Vật Nuôi Nổi Tiếng Có... | Facebook