Lỏng Khớp Gối Do đâu, Triệu Chứng Là Gì Và điều Trị Như Thế Nào? - JEX

Nguyên nhân lỏng khớp gối

Chân bị yếu và khó co duỗi do lỏng khớp gối

Hãy tưởng tượng cấu tạo của khớp gối giống như bánh xe đạp. Nếu nan hoa bị vênh hoặc bị gãy, bánh xe sẽ quay chậm, vành xe lảo đảo khiến xe đạp không thể thăng bằng được và dễ ngã đổ. Trong khớp gối, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau có nhiệm vụ như những chiếc nan hoa giúp giữ chắc hai đầu xương (xương đùi và xương ống chân), từ đó ổn định khớp gối.

Khi dây chằng bị tổn thương (đứt hoặc giãn), khả năng kết nối các xương giảm sút khiến khớp bị lỏng lẻo. Khớp gối lỏng khiến chân bị yếu, không trụ vững và khó điều khiển các cử động.

Bản chất của lỏng khớp gối không phải là “bệnh” xương khớp mà chỉ là hệ quả của một tổn thương xảy ra ở khớp gối. Đầu gối bất ổn gây ra cảm giác giống như bị trẹo, không cố định mà di chuyển từ bên này qua bên kia khi thực hiện các hoạt động ở chân. Cùng với cảm giác này, chúng ta có thể nhận diện lỏng khớp gối thông qua một số biểu hiện dưới đây:

  • Chân yếu, đi lại hay chạy nhảy dễ té ngã.

  • Chân bị run và không trụ vững nếu đứng lâu, đứng một chân hoặc mang vật nặng.

  • Đau ít hoặc không đau, đầu gối khó co duỗi.

  • Cảm giác bám đường của bàn chân kém nhạy bén.

  • Gặp khó khăn khi di chuyển ở những nơi không bằng phẳng và leo cầu thang.

  • Hạn chế trong việc chơi thể thao, nhảy múa bởi lực chân, sức trụ và khả năng giữ thăng bằng giảm sút.

Khi phát hiện một trong các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp ngay để được tư vấn giải pháp khắc phục. Khớp gối có thể nhanh chóng ổn định và chắc khỏe trở lại nếu được điều trị kịp thời.

Bị lỏng khớp gối là do các thành phần cấu tạo nên khớp gối bị tổn thương làm giảm liên kết khớp. Có thể liệt kê những nguyên nhân chính khiến khớp gối bất ổn bao gồm:

Giãn, đứt hoặc rách dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL) và dây chằng giữa (MCL) do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, chạy nhảy, thay đổi chuyển động đột ngột… là nguyên nhân chính yếu dẫn đến tình trạng lỏng khớp gối.

Khớp gối bị thoái hóa tức là lớp sụn bọc lót giữa hai đầu xương bị mài mòn gây đau, sưng tấy và giảm sản xuất dịch nhờn (chất bôi trơn khớp). Khi khớp gối (bao gồm cả bao khớp) thoái hóa nặng có thể sẽ khiến cho ổ khớp bị lỏng lẻo và thiếu linh hoạt.

Hiện tượng sụn khớp bị mòn

Sụn khớp bị mòn khiến cấu trúc đầu gối bị lỏng lẻo

Xương bánh chè là một phần xương nhỏ (trước khớp gối và trước đầu dưới xương đùi) có chức năng che chở khớp gối và phối hợp với khớp gối thực hiện cử động co duỗi chân (tránh duỗi ra phía trước). Do đó, xương bánh chè bị tổn thương (trật khớp xương bánh chè hay gãy xương bánh chè) cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ lỏng khớp gối.

Thường xuyên mang vác đồ nặng, chơi thể thao và tập luyện cường độ cao sẽ tạo áp lực lớn lên đầu gối. Lâu dần, khớp gối sẽ trở nên lỏng lẻo, mất ổn định và rơi vào quá trình thoái hóa sớm.

Ngoài 4 nguyên nhân chính kể trên, khớp gối bị lỏng có thể là do cơ thể đang gặp phải những vấn đề như rối loạn trao đổi chất, rối loạn mô liên kết, hội chứng người dẻo bẩm sinh, rối loạn phát triển cơ xương…

Dễ té ngã dù chỉ là đang đi lại bình thường hoặc gặp chướng ngại nhỏ như viên đá, bụi cỏ là mối nguy hiểm đầu tiên mà người bị lỏng khớp gối phải đối mặt hàng ngày. Không dừng lại ở đó, ổ khớp lỏng lẻo kéo dài khiến cảm giác ở chân giảm dần, thậm chí có thể làm cho các cơ bị teo lại dẫn đến mất chức năng vận động.

Lỏng khớp gối không phải là bệnh lý xương khớp nhưng mức độ ảnh hưởng đến hệ vận động không hề nhỏ. Vậy nên, việc tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân, xác định phương pháp ổn định khớp gối là việc cần tiến hành sớm nhất có thể.

Bác sĩ có thể xác định lỏng khớp gối một cách nhanh chóng thông qua việc quan sát các cử động chân và các bài kiểm tra thể chất như sờ nắn, gõ vào khớp gối. Nhưng để chắc chắn khớp gối bị bất ổn có phải do chấn thương dây chằng hay thoái hóa khớp gây ra không, bác sĩ sẽ áp dụng thêm khâu xét nghiệm hình ảnh.

Cách chẩn đoán lỏng khớp gối

Hình ảnh bên trong khớp gối giúp chẩn đoán nguyên nhân lỏng khớp gối

Hình ảnh chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI ghi lại hiện trạng cấu trúc khớp gối một cách rõ ràng giúp bác sĩ nhận định chính xác nguyên nhân làm khớp gối mất ổn định. Ngoài ra, thông tin về chấn thương xảy ra ở khớp đầu gối trước đó hay tiền sử bệnh lý (nếu có) mà bạn cung cấp sẽ rất hữu ích cho bác sĩ trong việc đánh giá những yếu tố có thể là nguy cơ làm tăng nặng mức độ lỏng lẻo và bất ổn của đầu gối.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng lỏng đầu gối, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những chỉ định cụ thể cho từng trường hợp được chẩn đoán lỏng khớp gối:

Trường hợp 1: Giãn hoặc rách dây chằng

  • Nghỉ ngơi, chườm đá và nâng cao đầu gối.

  • Uống thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn hoặc kê đơn.

  • Nẹp đầu gối để cố định đầu gối.

  • Vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh và khả năng vận động của đầu gối.

Trường hợp 2: Chấn thương dây chằng nghiêm trọng

Nếu dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau hoặc dây chằng giữa khớp gối bị đứt toàn phần hoặc bán phần, bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật để khôi phục lại nguyên vẹn dây chằng.

Trường hợp 3: Thoái hóa khớp gối

Mục tiêu trước mắt trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau bằng cách dùng thuốc. Tiếp theo đó là phục hồi và tái tạo tế bào sụn, xương dưới sụn từ bên trong nhờ chế độ tập luyện khoa học và bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp như omega 3, vitamin D, vitamin C, collagen, canxi…

Đặc biệt, dùng các sản phẩm chứa tinh chất chuyên biệt cho xương khớp như JEX thế hệ mới sẽ thúc đẩy sản sinh chất nền (collagen và aggrecan), hàn gắn tổn thương và tăng cường tái tạo sụn, xương dưới sụn, giúp duy trì cấu trúc khớp gối chắc khỏe và liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm hội tụ nhiều dưỡng chất thiên nhiên quý, điển hình là Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính,  Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có khả năng hỗ trợ ức chế yếu tố gây viêm, bảo vệ sụn khớp giúp hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp gối hiệu quả.

Khi quá trình thoái hóa được kiểm soát, sụn khớp được phục hồi, tình trạng lỏng lẻo đầu gối sẽ dần được đẩy lui. Lúc này, bạn có thể thoải mái cử động đầu gối và tự tin tham gia mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày.

Trường hợp 4: Chấn thương xương bánh chè

Để xử lý những chấn thương ở xương bánh chè, bác sĩ thường chỉ định nẹp đầu gối hoặc vật lý trị liệu để đưa xương bánh chè về đúng vị trí.

Phương pháp điều trị đau khớp gối

Băng cố định khớp đầu gối để giảm tổn thương lan rộng

Trường hợp 5: Vận động quá mức

Riêng trường hợp khớp gối lỏng lẻo, đau nhức do chịu áp lực vận động quá lớn thì ưu tiên thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc. Hạn chế mang vác đồ nặng, tập luyện vừa đủ và nghỉ ngơi khi mệt mỏi sẽ giúp khớp gối hoạt động trơn tru hơn cũng như liên kết chặt chẽ hơn.

Muốn chữa lỏng khớp gối hiệu quả phải xác định chính xác nguyên nhân gây mất ổn định cấu trúc khớp gối là gì. Chính vì vậy, khi nhận thấy đầu gối xuất hiện dấu hiệu bất thường, các bạn nên đến ngay bệnh viện xương khớp uy tín để thăm khám.

Để phòng ngừa và giảm tối đa nguy cơ lỏng khớp gối, song song với việc bảo vệ dây chằng, tránh tối đa các chấn thương, chúng ta cần tăng cường bảo vệ sụn, xương dưới sụn từ những điều cơ bản như:

  • Ăn uống đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng.

  • Tích cực vận động nhưng không tập luyện quá sức.

  • Không tạo áp lực hoặc chèn ép lên khớp gối.

  • Sinh hoạt và làm việc đúng tư thế như không khụy gối, không ngồi quá thấp, không vắt chéo chân…

  • Thường xuyên thư giãn đầu gối bằng cách massage hoặc xoay lắc nhẹ nhàng.

  • Đeo dụng cụ bảo vệ đầu gối khi chơi các môn thể thao như đá bóng, tennis…

Bị lỏng khớp gối liên quan đến nhiều vấn đề xương khớp nghiêm trọng. Vì vậy, ổn định được khớp gối giúp chúng ta giải quyết được những tổn thương tiềm ẩn bên trong đầu gối, là tiền đề để có một đôi chân khỏe mạnh dài lâu.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Từ khóa » Hình ảnh Khụy Gối