Long Sinh Cửu Phẩm: 9 Người Con Của Rồng - Epic
Có thể bạn quan tâm
Primary Navigation
Tìm kiếm nội dung bạn quan tâm trong blog của mình tại đâySearchChuyên trang về thần thoại, truyền thuyết, sinh vật huyền bí &.... những kẻ mộng mơ!
- GameLore
- Non classé
- Phim Ảnh
- Sinh vật huyền bí
- Thần thoại Ai Cập
- Thần thoại Bắc Âu
- Thần thoại Celtic
- Thần thoại Hindu
- Thần thoại Hy Lạp
- Thần thoại Lưỡng Hà
- Thần thoại Nhật Bản
- Thần thoại Phật giáo
- Thần thoại Slavic
- Thần thoại Triều Tiên
- Thần thoại Trung Hoa
- Thần thoại Việt Nam
- Thần thoại Đông Nam Á
- Thần thoại/Truyền thuyết
- Tiểu thuyết Fantasy
Type your email…
Subscribe
Join 157 other subscribersEpic Fanpage
Epic Fanpage
Demon Slayer Dune Universe EldenRing Kimetsu no Yaiba Movie Narnia sinhvathuyenbi Sinh vật huyền bí Sơn Hải Kinh Thần thoại Ai Cập Thần thoại Bắc Âu Thần thoại châu Âu Thần thoại Hy Lạp Thần thoại Israel Thần thoại Lưỡng Hà Thần thoại Philippines Thần thoại Trung Hoa Thần thoại Việt Nam Truyền thuyết Phật giáo
Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p3)
Chiến cục cuối cùng. Một thời đại mới. Như đã biết, sau khi gia tộc Atreides bị tiêu diệt, Paul Atreides và mẹ mình… Continue reading Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p3)
Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p2)
Chiến tranh Sa mạc. Sự trỗi dậy của Muad’Dib Nhờ có kiếm sĩ Duncan Idaho và nhà tự nhiên học hành tinh Kynes giúp… Continue reading Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p2)
Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p1)
Cuộc đột kích Arrakis. Atreides thất thế Câu chuyện mở đầu của Dune Universe là câu chuyện về cuộc đời của cậu thiếu niên… Continue reading Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p1)
Load more postsSomething went wrong. Please refresh the page and/or try again.
Trong thần thoại Trung Quốc, rồng ( hay Long vương ) là một sinh vật cao quý, thiêng liêng. Con người luôn tôn thờ loài rồng và chỉ có hoàng tộc mới được sử dụng hình ảnh con rồng làm biểu trưng cho quyền lực cũng như thân phận cao quý của họ.
Chính vì những phẩm chất đó, những đứa con của rồng cũng trở thành những linh vật đặc biệt, gắn liền với đời sống văn hóa của nhân dân. Tương truyền, rồng thần sinh được 9 con trai., tuy vậy lại không có con nào là rồng cả. Tùy vào tính cách khác nhau mà người ta dùng hình ảnh của chúng trang trí ở những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, cũng do văn hóa dân gian mỗi nơi một khác mà sinh ra nhiều dị bản về “long sinh cửu phẩm”.
Danh sách những sinh vật được coi là con của rồng cũng vì thế mà khác nhau. Nhìn chung chia làm hai thuyết: Thuyết 1: bao gồm những con sau đây: Tù Ngưu – Nhai Xế – Trào Phong – Bồ Lao – Toan Nghê – Bá Hạ – Bệ Ngạn – Phụ Hí – Si Vẫn Thuyết 2: bao gồm những con sau đây: Bá Hạ – Si Vẫn – Bồ Lao – Bệ Ngạn – Thao Thiết – Công Phúc – Nhai Xế – Toan Nghê – Tiêu Đồ
Chính vì vậy, tuy là “Long sinh cửu phẩm” nhưng trong bài viết này sẽ thấy xuất hiện nhiều hơn 9 sinh vật
- Tù Ngưu
Loài Tù ngưu có hình dạng như một con rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Nó vốn ham mê âm nhạc, nên hay ngự trên đầu dóng đàn để thưởng thức âm nhạc. Vì thế người xưa hay dùng hình tượng tù ngưu để trang trí cho cây đàn.
2. Nhai Tệ
Nhai Tệ có hình dạng như con chó sói có sừng rồng, hai sừng mọc dài dọc về phía lưng, ánh mắt dữ dằn, thích đánh nhau giết chóc. Vì thế, người ta hay tạc khắc hình nó ở các binh khí như cán đao, cườm kiếm, đầu búa, đầu côn… vừa để trang trí, làm đẹp mắt và có ý nghĩa trang trọng; vừa biểu thị ý nghĩa hiếu chiến, hiếu sát của loài này, hàm ý tăng tính uy hiếp sát thương của binh khí.
3. Trào Phong
Trào phong là loài bình sinh thích sự nguy hiểm, loài thú chạy ở góc mái cung điện là hình ảnh của nó. Nó không chỉ thích sự nguy hiểm mà còn thích nhìn ra xa, nên thường chọn chỗ cao, cheo leo như đầu cột, góc mái của ngôi nhà, điểm cao một số công trình kiến trúc… làm chỗ leo trèo hoặc đứng nhìn. Vì thế, nó thường được chạm khắc ở những vị trí ấy với ngụ ý chống hoả hoạn và răn đuổi yêu ma.
Ngoài ra, hình tượng Trào phong trên góc mái còn tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn, tạo giá trị trang trí đẹp mắt và uy nghi, vì thế chỉ các cung điện của hoàng gia mới được phép tạc hình Trào Phong trên nóc.
4. Bồ Lao
Nó có hình dạng như con rồng đang cong mình. Nó vốn sống ở ven biển, là con của rồng mà lại rất sợ cá kình (cá voi), nên mỗi khi bị cá kình tấn công thì lại bỏ chạy kêu thét. Người ta thấy vậy cho là nó thích kêu thét, thích những âm thanh lớn. Vì thế, nó thường được đúc trên quai chuông hàm ý tiếng chuông sẽ được lớn và vang xa như khi loài Bồ lao kêu thét bỏ chạy vì sợ cá kình.
5. Toan Nghê
Nó còn có tên gọi khác là Kim nghê, Linh nghê. Hình dạng nó như con sư tử, đầu rồng, có sách lại cho rằng nó là loài ngựa hoang. Nó thích ngồi yên, lại thích khói lửa nên được đúc làm vật trang trí trên nắp lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn lò hương luôn được đốt và hương trầm luôn tỏa ngát.
6. Bá Hạ
Nó còn được gọi là Bí hí, Thạch long quy, hình dáng như con rùa, đầu rồng, có sức mạnh kinh hồn, thích cõng vật nặng trên lưng, có thể cõng cả trái núi một cách nhẹ nhàng. Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa, Bá hạ thường cõng Tam sơn Ngũ nhạc trên lưng, rồi nổi gió tạo sóng lớn.
Hạ Vũ (vị vua đầu của nhà Hạ, Trung Quốc) liền hàng phục nó, dùng nó phụ giúp cho việc trị thủy của mình. Việc trị thủy xong, sợ nó lại đi lung tung gây họa, Hạ Vũ bèn làm một cái bia cực lớn ghi công trạng của nó, cho nó cõng. Tấm bia quá nặng khiến nó không đi đâu được nữa.
Về sau, người ta thường dùng nó làm vật trang trí chân cột, chân bia đá biểu thị ý nghĩa muốn cột và bia ấy luôn vững chắc, đồng thời cũng tượng trưng cho sự trường thọ, cát tường.
7. Bệ Ngạn
Nó có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, trượng nghĩa, thích lý lẽ, có tài cãi lý đòi sự công bằng, lại rất có uy. Do đó nó thường được trang trí trên cửa nhà ngục, nha môn, pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội. Đôi mắt hổ của nó oai nghiêm quan sát để duy trì trật tự kỉ cương của chốn công đường
8. Phụ Hí
Nó có hình dáng như rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Tương truyền, nó rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, khi trang trí bia đá, người ta thường khắc một đôi Phụ hí cân đối phía trên trán bia.
9. Si Vẫn
Nó còn được gọi là Si vĩ, mình cá đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Nó vốn là con vật huyền thoại Makara trong văn hóa Ấn Độ chuyên sống ở dưới nước, có hình đầu thú (đầu voi hoặc đầu cá sấu…), phần sau là đuôi cá. Makara là vật cưỡi của Ganga – chúa tể sông Hằng và Varuna – chúa tể biển cả. Sau, Hán Vũ đế là người đưa linh vật của Ấn Độ này vào văn hóa cung đình bằng việc đắp hình trên các nóc điện, coi đó như vị thần trừ hỏa hoạn, và gọi nó là Si vẫn.
Loài này có miệng to, thích nuốt, nên người ta hay đắp hình hai con Si Vẫn há to miệng nuốt hai đầu sống nóc mái nhà, vừa có giá trị trang trí, vừa hàm ý nó có thể tạo mưa, tránh hỏa hoạn cho công trình kiến trúc.
10. Thao Thiết
Nó còn được gọi là Bào hào, thân mình nhiều lông, trên đầu đội con lợn, tham lam độc ác, tích lũy của cải mà không dùng, giỏi cướp thóc lúa của người. Lại có miêu tả về loài thú này mình dê mặt người, mắt ở dưới nách, răng như hổ, móng tay chân như người, tiếng của nó như tiếng trẻ con là giống ăn thịt người. Nó có tính tham ăn vô độ, sau chết vì tính tham ăn ấy. Bản tính độc ác và tham ăn khiến người ta hay dùng hình ảnh của nó trang trí để răn về những điều tham lam độc ác, trong đó có việc trang trí trên các bát ăn, cốc uống nhằm nhắc nhở việc ăn uống nên có tiết độ.
11. Tiêu Đồ
Nó thích sự kín đáo, hình dạng như con ốc cuộn tròn lại, không thích có người khác xâm nhập lãnh địa của mình. Có lẽ Tiêu đồ là hình tượng xuất phát từ ý tưởng loài ốc mỗi khi thu mình vào vỏ thì lại đậy miếng nắp kín mít lại, không giao tiếp với bên ngoài nữa. Vì thế, người ta thường được khắc hình nó trên cánh cửa ra vào, hoặc trang trí tay nắm mở cửa, ngụ ý cửa phải kín đáo, răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập, giữ an toàn cho chủ nhà.
12. Công Phúc
Giống này có đầu rồng, trên thân mình, bốn chân và đuôi đều có vảy rồng, miệng rộng. Truyền thuyết kể rằng, nó phạm phải quy định trên trời nên bị đày nhốt vào cái mai rùa cực nặng để trông giữ việc vận chuyển đi lại đường sông trong một ngàn năm mới được thả ra. Mọi người ghi nhớ công ơn của nó về việc coi sóc sông ngòi bèn tạc hình của nó ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như trên thành cầu, đầu cầu, bến tàu, thuyền bè, ngòi rãnh dẫn nước, đập nước … với mong muốn Công phúc tiếp tục cai quản, điều hòa nước, ngăn ngừa lũ lụt. Vì thế, ngoài ý nghĩa trang trí, nó còn hàm ý về sự bình yên.
Partager :
Published by
PeterPotter
View all posts by PeterPotter
2 thoughts on “Long sinh cửu phẩm: 9 người con của rồng”
-
Reblogged this on Brick Road For Sale.
LikeLike
Reply - Pingback: [ĐLTXRR] Chương 1: Chùa trên núi | Shizuka Tsukiko
Leave a comment Cancel reply
Post navigation
Previous post: Thần thoại Trung Hoa Next post: Lạc Long Quân Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use. To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy- Comment
- Reblog
- Subscribe Subscribed
- Epic Join 157 other subscribers Sign me up
- Already have a WordPress.com account? Log in now.
-
- Epic
- Customize
- Subscribe Subscribed
- Sign up
- Log in
- Copy shortlink
- Report this content
- View post in Reader
- Manage subscriptions
- Collapse this bar
Từ khóa » Con Bệ Ngạn
-
9 Con Của Rồng Và Câu Chuyện Truyền Thuyết (Tổng Hợp)
-
9 Con Của Rồng - Tuổi Trẻ Online
-
Long Sinh Cửu Tử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệ Ngạn ( Long Sinh Cửu Tử ) | Thần Thoại, Bí ẩn, Chó Sói - Pinterest
-
Chín Đứa Con Của Rồng Và Câu Chuyện Truyền Thuyết (Tổng Hợp)
-
Rồng Sinh Chín đứa Con, Nhưng Không Con Nào Là Rồng? Vậy Rồng ...
-
Câu Chuyện Truyền Thuyết Về 9 đứa Con Của Rồng - KENZEE
-
Long Sinh Cửu Phẩm: 12 Linh Thú Sở Hữu Sức Mạnh Kinh Thiên ...
-
Truyền Thuyết "Long Sinh Cửu Tử"và Danh Tính 9 đứa Con Của Rồng
-
Truyền Thuyết 9 Đứa Con Của Rồng - Tập 7: Bệ Ngạn - YouTube
-
Bí Ẩn Long Sinh Cửu Phẩm – Truyền Thuyết Về 9 Đứa Con Của ...
-
Nghiên Cứu Lịch Sử - Những đứa Con Của Rồng Truyền Thuyết Về ...
-
Truyền Thuyết Về Chín Con Của Rồng