Rồng Sinh Chín đứa Con, Nhưng Không Con Nào Là Rồng? Vậy Rồng ...

Có thể bạn chưa biết, Rồng sinh chín đứa con, nhưng không con nào là Rồng, vậy chín loại thần thú này đều đang làm gì nè? (trong dấu ngoặc là phương pháp truyền dạy riêng của anh Đậu chỉ các bạn làm thế nào để ghi nhớ đặc điểm về chín đứa nhỏ nhà rồng, không đề cập đến vấn đề học thuật cứng nhắc)

Loài rồng bản tính vốn đa tình, gặp ai thích thì giao phối, không thích thì giao phối.

1.Anh cả Tù Ngưu

Rồng cùng người vợ đầu (là một con rồng cái) sinh ra Tù Ngưu.

Đồng chí Tù Ngưu này là một nhà phê bình âm nhạc, thích nhất là thưởng thức âm nhạc. Hiển nhiên được các nhạc công dùng trang trí nhạc cụ để tỏ vẻ làm màu vì thế người xưa hay dùng hình tượng Tù Ngưu để điêu khắc đầu cây đàn. Lưu ý, Tù Ngưu người ta là rồng vàng chứ không phải tên “ngưu” mà tai trâu đâu nha. (tips: đàn gảy tai trâu, nhưng ý nghĩa của tên Tù Ngưu, tức là anti-cattle, ngược lại với trâu bò, Tù Ngưu hoàn toàn thông hiểu âm luật)

2.Anh hai Nhai Xế

Một ngày nọ, Rồng đi lang thang trong rừng, ham muốn tình dục nói đến thì đến, liền giao hợp với Hồ Ly, vì vậy đã sinh ra anh hai Nhai Xế. Nhai Xế không chỉ thừa hưởng tính cách quyến rũ từ mẹ ruột, còn rất hung ác!

Bản tính của Nhai Xế vốn tàn nhẫn hiếu thắng, hung hăng lỗ mãng. Nghĩ thử xem, các bậc anh hùng Trương Phi Lý Quỳ trong tiểu thuyết, có ai là không lỗ mảng đâu? Cái tên Nhai Xế vốn có nghĩa là trừng mắt dữ tợn rồi.

Vì thế, người ta hay khắc tạc hình nó lên binh khí, khiến bản thân binh khí trở nên rất uy phong có thể hù dọa kẻ thù.

3. Anh ba Trào Phong

Lại một ngày khác, Rồng đang bay lượn trên trời, hứng tình nổi lên, đúng lúc có một con chim lớn bay ngang, Rồng ta “ăn thịt” luôn cả chim lớn, chim lớn mang thai, sinh ra anh ba Trào Phong. Sau đó chim lớn có được danh phận, gọi là Phượng Hoàng. Vì thế truyền thuyết tính cách của anh ba rất giống loài chim Hải Yến, tạo ra những cơn cuồng phong bão tố mãnh liệt!

Nhà thám hiểm Trào Phong, nguồn gốc của cái tên này bắt nguồn từ sở trường leo trèo mạo hiểm của loài này, nó thường đứng ở ghềnh đá cao cheo leo, mạnh mẽ “gào rống về hướng ngược gió, để phong ba bão táp mãnh liệt hơn.”

Thật là hiên ngang khí phách!

Cho nên nó thường được chạm khắc ở những chỗ cao, cheo leo như đầu cột, góc mái của ngôi nhà, điểm cao một số công trình kiến trúc, hướng ngược chiều gió, như vậy mới phù hợp để Trào Phong được bay lượn tự do.

4. Anh Tư Bồ Lao

Một ngày nọ, Rồng tình cờ gặp con cóc, cóc cứ kêu ộp ộp, khiến Rồng thấy hết sức bực dọc, Rồng đã “ức hiếp” luôn con cóc cho bõ ghét. Cóc sinh ra anh tư Bồ Lao, Bồ Lao thừa hưởng gen tốt từ mẹ ruột, rất giỏi gào thét, nên thường được đúc trên quai chuông.

Kỳ thực Bồ Lao là con của Rồng và Cóc, nên nó rất thích gầm rống, trong thực tế phần lớn đầu thú được đúc trên quai chuông đều là Bồ Lao. Âm thanh tiếng rống của Bồ Lao rất lớn, không sợ trời không sợ đất, chỉ sợ cá voi.

Vì thế, con người chạm khắc chày đánh chuông hình cá voi, mỗi khi cá voi đến gần sẽ dọa Bồ Lao sợ tới mức rống to, thiệt là thiếu nhân tính mà. (cái tên Bồ Lao này với bản tính của nó thật không liên quan cũng không dễ nhớ gì cả, bất quá theo như tôi lý giải, ý nghĩa của Bồ Lao chính là “một con rồng đang cong mình”, do có một cái đầu to với mồm há rộng như đang kêu thét nên không ai có thể nuốt nổi con này….. à ngoại trừ cá voi….)

5. Anh Năm Toan Nghê

Lại có một lần, Rồng đi chơi bời, không ổn rồi, lại nổi hứng rồi. Đúng lúc có một con sư tử ở gần đó, thế là Rồng ta “nuốt” luôn cả sư tử. Sư tử sinh cho Rồng đứa con thứ năm, tên là Toan Nghê.

Con sư tử ngồi uy nghiêm trong các chùa chiền Phật giáo, do tính cách vô cùng trầm tĩnh, thích hút cần, nhưng bản thân lại lười biếng, nên chạy đến chùa miếu ngồi sẵn chờ người ta đốt sẵn cho hút ké. Đương nhiên trong truyền thuyết dân gian Toan Nghê rất chi là uy phong, Hỏa Nhãn Toan Nghê Đặng Phi trong “Thủy Hử”, nhân vật này do có đôi mắt màu đỏ nên được gọi là Hỏa Nhãn Toan Nghê, vốn là một trong ba hảo hán cầm đầu một băng cướp, rất kiệm lời, nhưng phong thái khi hành tẩu giang hồ vô cùng uy nghiêm.

6. Anh Sáu Bá Hạ + Anh Tám Phụ Hí

Lại một lần khác, Rồng tình cờ gặp con rùa, hứng tình đã đến thì cả con rùa cũng không tha, nên “làm sạch’” luôn cả rùa. Quả nhiên rùa là động vật đẻ trứng, thật sự “có công cày cuốc có ngày đơm hoa”, sinh được hai quả trứng cho Rồng, và ấp trứng thành công, đứa lớn là anh sáu Bá Hạ, đứa nhỏ là anh tám Phụ Hí.

Bá Hạ hay còn gọi là Bị Hí (赑屃), mang hình dáng con rùa, là sinh vật thần thoại thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá. Vì vậy trong cái tên Bị Hí có nhiều chữ “贝*” (*Bối), chính là hình dung mai rùa rất nặng nề, nhưng Bị Hí vẫn có thể đỡ còn có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không mỏi nên tượng trưng việc nó có thể chịu đựng những áp lực khổng lồ. Đặc điểm nổi bật của đồng chí Bị Hí chính là gánh được trọng trách, có thể đứng vững trong áp lực. Nếu như trước khi thi đại học có người tặng bạn một con rùa có cái mai thật to, xin bạn hãy trân trọng, bởi vì không phải chửi bạn là đồ con rùa hay gì cả, mà nó chính là thần thú trong loài rùa – Bị Hí.

Phụ Hí có một hình dáng hết sức cường tráng. Tuy anh tám và anh sáu đều là con của rùa nhưng anh tám không có hình dáng một con rùa, mà có hình dáng như rồng, ngoài ra nó còn là một nhà phê bình văn học điển hình, hình rồng được khắc trên các văn bia chính là nó. Phụ Hí và Bị Hí đúng là anh em cùng mẹ, đều hay làm bệ đỡ, nhưng rõ ràng là để chịu lực tốt hơn, anh Sáu người ta biến thành hẳn hình rùa còn bé Tám với cái thân rắn chỉ có thể đỡ được những bia nhỏ mà thôi. Cái tên “Phụ Hí” chính là “tên chuyên khuân vác đồ này kia”, nhưng tóm lại thì cuộc sống của bé Tám Phụ Hí dễ chịu hơn anh Sáu Bị Hí nhiều.

7. Anh bảy Bệ Ngạn

Sau đó, Rồng lừa hổ đực rằng bên ngoài có người tìm hắn, hổ đực tin là thật, Rồng thừa nước đục thả câu xông vào hang hổ “làm thịt” luôn cả vợ người ta, dĩ nhiên hổ đực đã ra ngoài, làm sao biết được chuyện bản thân đã bị cắm cái sừng siêu to khổng lồ chứ, nên hổ cái suông sẻ sinh ra cốt nhục của Rồng, chính là anh bảy Bệ Ngạn.

Hình dáng giống hổ, Hổ Đầu Đao trong Bao Thanh Thiên chính là phỏng theo hình dạng của Bệ Ngạn. Bệ Ngạn chủ yếu đảm nhiệm phân rõ phải trái đúng sai, bênh vực lẽ phải, chém đầu những tên tội phạm. “Ngạn” cũng vô cùng uy nghiêm, có câu nói “ nhìn chằm chằm như hổ rình mồi”, thật ra chính là “Ngạn” đang quan sát bạn, duy trì trật tự xã hội.

8. Anh Chín Si Vẫn

Cuối cùng, Rồng bay ra biển khơi, tình cờ gặp được một con cá…. Hề hề, cả rùa mà lão Rồng già còn không tha, thì làm sao mà tha cho cá được? Nên đã sinh được em út Si Vẫn.

Si Vẫn còn có tên khác là Li Vẫn, Si Vĩ, miệng rộng thích nuốt, là một đứa thích ăn hàng. Thực ra ý nghĩa thực sự tên của bé út là “miệng rộng”, vì chú ta kỳ thực là một con cá, miệng con cá nào cũng đều to hết! Ngoài ra đồng chí Si Vẫn được xem như vị thần trừ hỏa hoạn, vì “ẻm” vốn đến từ biển khơi mà, đương nhiên sở hữu chakra* thuộc tính nước rồi. (*Chakra trong thế giới Naruto là một dạng năng lượng được tạo ra bởi cơ thể nhẫn giả và được sử dụng để triển khai các nhẫn thuật,ảo thuật.)

====Phụ lục====

Bài viết này tôi đã nghiên cứu rất nghiêm túc và tỉ mỉ, tham khảo rất nhiều ghi chép, nhưng có lẽ do cách hành văn cợt nhả nên mới chiếm được chú ý và tranh luận của mọi người.

Đọc được bên dưới rất nhiều bạn học bình luận nghi vấn “Tại sao không có Thao Thiết?” “Tại sao không có Tì Hưu?”, nhân tiện ở đây tôi sẽ giải thích một chút

Rồng sinh chín đứa con

Nhìn chung chia làm hai thuyết:

Thuyết 1: bao gồm những con sau đây: Tù Ngưu – Nhai Xế – Trào Phong – Bồ Lao – Toan Nghê – Bá Hạ – Bệ Ngạn – Phụ Hí – Si Vẫn

Thuyết 2: bao gồm những con sau đây: Bá Hạ – Si Vẫn – Bồ Lao – Bệ Ngạn – Thao Thiết – Công Phúc – Nhai Xế – Toan Nghê – Tiêu Đồ

Thuyết khác: Kỳ Lân – Hống – Tì Hưu- Bị Hí tức Bá Hạ

Bài viết này được viết theo thuyết thứ nhất.

Dưới đây sẽ nói một chút về cháu của rồng-Thao Thiết, đúng, cá nhân tôi phân tích, Thao Thiết không phải là con của Rồng, mà là cháu của Rồng. Theo ghi chép trong “Sơn Hải Kinh”:

Loài thú này mình dê mặt người, mắt ở dưới nách, răng như hổ, móng tay chân như người, tiếng của nó như tiếng trẻ con.

Ha ha, lại tham khảo kiểu hình của Thao Thiết, thật là giống với Bệ Ngạn khủng khiếp.

Cho nên theo tôi suy đoán, Thao Thiết cũng không phải là đứa con thứ năm của Rồng, mà là con của bé bảy hổ nhà Rồng Bệ Ngạn. Hôm đó, bé bảy hổ cùng anh em trong nhà ra ngoài chơi trốn tìm, đột nhiên cảm thấy lửa tình rạo rực, đúng lúc kế bên có bầy dê….

Post Views: 853

Từ khóa » Con Bệ Ngạn