LÒNG YÊU NƯỚC, THƯƠNG NÒI – MỘT GIÁ TRỊ TINH THẦN VĨNH ...
Có thể bạn quan tâm
Từ ngàn xưa, trong tâm hồn của người Việt Nam đã sớm hình thành một lòng yêu nước, thương nòi rất nồng nàn và mãnh liệt. Truyện cổ Văn Lang có câu chuyện đặc sắc về “Họ Hồng Bàng”, nói lên cái nghĩa đồng bào rằng toàn thể người dân trong nước ta đều có chung cội nguồn, đều là con một nhà. Lời tâm huyết của Tổ tiên ta được lưu truyền đến muôn đời sau, hun đúc nên những nguyên lý sơ khởi của tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam.
Đất nước Việt Nam ta đứng chân trên một địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng cả về góc độ địa – văn hóa và địa – chính trị. Thực tiễn lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải liên tục đối mặt và chống trả quyết liệt với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược cùng với ách thống trị rất hà khắc của các thế lực ngoại bang trong hàng chục thế kỷ. Đồng thời, người dân Việt chúng ta lại phải thường xuyên đương đầu với những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên như nạn lụt lội, hạn hán, giông bão… Chính từ thực tiễn xã hội đó là chất xúc tác tạo nên sự gắn bó và cố kết cộng đồng, tình nghĩa đồng bào, nghĩa tình làng xóm luôn hòa quyện đùm bọc, thương yêu nhau, cho dù ai ở nơi đâu, làm gì, thì ngày xuân cũng luôn hoài nhớ khôn nguôi về quê Cha, đất Tổ.
Lịch sử quá trình từ khi lập nước Văn Lang cho đến ngày nay đã sáng tỏ một nền văn hóa – văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Từ chính trên mảnh đất chôn nhau, cắt rốn mà nhân cách cao quý của con người Việt Nam đã thăng hoa cùng lịch sử mỗi thời đại, được tựu chung ở phẩm chất cao cả là lòng YÊU NƯỚC – THƯƠNG NÒI. Lòng yêu nước, thương nòi trở thành một giá trị bền vững của nhân cách người Việt Nam, biểu hiện ra thành hệ thống luật lệ, phong tục, đạo đức và tín ngưỡng dân gian. Trong sâu thẳm tâm hồn người Việt Nam, quan niệm về lãnh thổ, đất nước hòa quyện một cách tự nhiên, bền vững, với tình yêu quê hương, làng xóm rất đậm đà và nồng thắm. Lòng yêu nước, thương nòi cùng được nẩy sinh và gắn kết với yêu nhà, yêu làng, yêu xóm. Từ trên hệ thống cấu trúc NHÀ – LÀNG – NƯỚC đã phản ánh tổng quát sự thống nhất trong đa dạng những tư tưởng, tình cảm gắn bó sâu sắc của con “Lạc” cháu “Hồng”. Biểu hiện tình cảm của con người Việt Nam cũng thật mộc mạc và giản dị, mà trong chúng ta chắc hẳn ai ai cũng đã từng được nghe từ trong câu ca dao, tục ngữ, từ trong những lời ru của Mẹ, rằng “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”; “Thương người như thể thương thân”, hoặc “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “Lá lành đùm lá rách”… Mỗi khi đất nước đứng trước họa bị kẻ thù xâm lược, thì người dân đất nước Việt Nam ta, nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, ở miền xuôi cũng như ở miền núi, hay ở tận vùng sâu, vùng xa, đều sẵn sàng dẹp bỏ mọi hiềm khích để chung lo giữ vững giang sơn gấm vóc, chung một lời thề “Sát thát”, bởi vì “Nước mất thì nhà tan”.
Lòng yêu nước, thương nòi đã trở thành nguồn sinh dưỡng, là điều kiện rất cơ bản để hun đúc nên tinh thần yêu nước quật cường, bền bỉ, tạo nên tính cố kết cộng đồng chặt chẽ. Giá trị đặc sắc, độc đáo của lòng yêu nước, thương nòi của con người Việt Nam đã được khắc ghi trong những áng thiên cổ hùng văn như “Chiếu Dời Đô” của Lý Thái Tổ, “ Thơ Bình Tống” của Lý Thường Kiệt, “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo Bình Ngô” của Lê Lợi – Nguyễn Trãi và lý tưởng thống nhất Tổ quốc của Nguyễn Huệ. Đó là những phẩm chất “Nhân”, “Nghĩa”, “Trí”, “Dũng”, là động lực tinh thần to lớn tạo nên sức mạnh dân tộc trong suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Những phẩm chất đó được TRAO TRUYỀN và TIẾP NỐI cho các thế hệ con “Lạc” cháu “Hồng” hôm nay để cùng góp sức quyết rửa nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu, đồng tâm xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn./.
Chia sẻ:
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
Điều hướng bài viết
Bài trước GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUÂN ĐỘI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHBài tiếp theoTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM Bài viết mới- VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
- PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ DƯỚI ÁNH SÁNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI CỦA ĐẢNG
- BẢN CHẤT NHÂN VĂN CỦA HỌC THUYẾT MÁC
- BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – Tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng
DucBinh trong PHẢI CHĂNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬ… |
- Tháng Một 2015
- Tháng Mười Một 2014
- Tháng Mười 2014
Nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email.
Địa chỉ email:
Theo dõi
Tham gia cùng 2 người đăng ký khác Follow Mãi mãi trung thành on WordPress.com Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- Mãi mãi trung thành Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- Mãi mãi trung thành
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Giải Nghĩa Câu Yêu Nước Thương Nòi
-
Để Lòng Yêu Nước Thương Nòi Không Bị Phai Nhạt - Hànộimới
-
Từ Điển - Từ Yêu Nước Thương Nòi Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Đặt Câu Với Các Từ Sau: Yêu Nước, Thương Nòi - Tiếng Việt Lớp 5
-
Đặt Câu Vói Thành Ngữ Yêu Nước Thương Nòi - Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5
-
Đặt Câu Với Từ Yêu Nước Thương Nòi
-
Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 – Trang 9, 10 – Tuần 2 – Tiết 2
-
[ĐÚNG NHẤT] Đặt Câu Với Thành Ngữ Yêu Nước Thương Nòi
-
Yêu Nước Và Thương Nòi - Tuổi Trẻ Online
-
Đặt Câu Với Các Thành Ngữ Sau Yêu Nước Thương Nòi Quê Cha đất Tổ
-
Đặt Câu Với Các Thành Ngữ Sau:a) Yêu Nước Thương Nòib) Quê Cha ...
-
Đặt Câu Với Từ Yêu Nước Thương Nòi
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'thương Nòi' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Yêu Nước Và Thương Nòi | Thời Đại
-
Đặt Câu Với Thành Ngữ: Yêu Nước Thương NòiNhanh Nha Tickkkkkkk ...