Lữ Mai - Gương Mặt Thơ Trẻ - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
Có thể bạn quan tâm
- Thơ Dương Kiều Minh - Bài học quý cho nhiều nhà thơ trẻ
- Khi nhà văn Đỗ Chu sắm vai nhà thơ trẻ
- Nhà thơ trẻ Trang Thanh: Cần có bản lĩnh của người dám “cô độc”
Cô chia sẻ niềm vui về cuốn sách in chung với tác giả Trần Thành "Nơi đầu sóng", tập tản văn viết về Trường Sa. Tập sách gây niềm xúc động không chỉ với độc giả Thủ đô mà đông đảo bạn đọc cả nước tìm đến trang sách như một sự biết ơn, trân quý đối với các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.
Lữ Mai rất xúc động vì chuyến đi thăm đảo đã để lại trong cô những tình cảm trân trọng, biết ơn. Điều xúc động mà bản thân Lữ Mai và Trần Thành nhận được, đó là tình cảm của mọi người dành cho cuốn sách, toàn bộ số tiền bán sách và ủng hộ của mọi người đã được chuyển tận tay các chiến sĩ ngoài đảo Trường Sa.
Lữ Mai là cây bút trẻ, xuất hiện sớm khi đang là sinh viên Khoa Viết văn Nguyễn Du với một giọng điệu lạ, khá ấn tượng với độc giả. Bạn đọc biết đến cô từ tập thơ đầu tiên "Giấc" rồi lần lượt các tập "Mở mắt rồi mơ" và gần đây nhất là "Thời cách ngăn trống rỗng". Lữ Mai đem đến cho độc giả những sự khác biệt bởi xúc cảm thơ luôn mới, thi tứ lạ và đẹp, ẩn chứa một cá tính khó trộn lẫn.
Có thể nói rằng, ở thời đại nào thì khi nhắc đến văn học trẻ, chúng ta sẽ hình dung ra những nguồn cảm hứng dồi dào, sung sức trong cả đời sống lẫn sáng tác. Điều đó là một biểu hiện của lứa tuổi, bản năng qua cách những người trẻ hòa nhịp vào đời sống đương đại. Về cơ bản, các tác giả trẻ luôn có sự vận động sinh động, sôi động để biểu đạt cái tôi cũng như cá tính sáng tạo của mình.
Nhà thơ Lữ Mai. |
Ngoài những sáng tác theo lối thông thường, quen thuộc, họ thường có ý thức tìm tòi, thể nghiệm những hình thức mới trong cả nội dung và hình thức. Về nội dung, đó là ngôn ngữ, là cách diễn đạt tránh sáo mòn, cũ kĩ. Về hình thức, có thể là thơ thị giác, thơ sắp đặt. Chính Lữ Mai đã ý thức rất rõ điều đó và mạch thơ cứ thế tuôn ra, những câu thơ như một sự thể nghiệm mới mà cô không ngần ngại viết:
"Bóng đêm quên nói với anh em vẫn ngủ nhiều hơn trẻ nhỏ mơ dạo chơi khắp mọi đền đài mặc mưa mướt mỏng
mưa ngược vào anh mắt khô ngày tháng Tám đầy lên không giới hạn muôn thành quách dựng khói muôn nhành hoa cung cấm xuyên gai
bất cứ điều gì ngoài giấc mơ đều mục rữa". (Những khúc ru tháng tám)
Hay như:
Lộc biếc từng đơm nhức áo núi in giấy mới chùng chình ý nghĩ vượt vùng yên tĩnh mây lành tạo tác đào phai
nơi này sót bụi mưa tháng Chạp lau sậy qua tay rức hơi người ai hát lại bài ca vách núi muôn lối mòn thui thủi vắt lên cao
trẻ con ùa vào lòng ta má hồng chân không mắt ướt chiếc giỏ nan đựng đầy quả dại ta mua về thêm nỗi bâng khuâng
áo người một hàng lộc biếc năm tháng trổ ra hờn tiếc.
(Du xuân)
Có thể điểm một số tên tác giả trẻ cùng thế hệ với Lữ Mai như Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Phong Việt, Du Nguyên, Ngô Gia Thiên An. Những cây bút ấy đã cùng Lữ Mai góp mặt trong sân thơ trẻ, họ cùng đọc thơ trong Ngày Thơ Việt Nam vào dịp Rằm Nguyên tiêu, như là một cách tỏ bày niềm yêu mến, trân quý về thơ.
Với vai trò là MC nhiều năm của "Sân thơ trẻ", Lữ Mai tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người yêu thơ khắp mọi miền đất nước bởi giọng nói thanh thoát, gương mặt ưa nhìn và đặc biệt là những câu thơ ấn tượng mà Lữ Mai thể hiện.
Mỗi thể loại thơ sẽ mang lại cho chủ thể sáng tác và độc giả những ấn tượng riêng. Lữ Mai chia sẻ rằng "Nói đến sáng tạo văn học thì người ta hình dung rất nhiều ẩn dụ, bắt đầu từ chất liệu thực tế của đời sống. Trong thơ trẻ, tôi thấy các bạn viết bây giờ thể hiện khá cởi mở và chính lối cởi mở đó nên những màu sắc riêng trong đời sống diễn ra như thế nào thì cũng được phản ánh phần nào qua lăng kính sáng tạo.
Ví dụ như nhà thơ Nguyễn Phong Việt, anh có một lối viết thơ rất gần với lối nói, lối viết trên status trên mạng facebook, nó rất là tiệm cận bạn đọc ở thời buổi công nghệ số mà vẫn có độ sâu sắc, ngẫm ngợi riêng.
Rồi bạn Ngô Gia Thiên An, hiện là sinh viên, viết mới mẻ, táo bạo mà vẫn giữ được những nét cơ bản trong văn hóa ngôn ngữ, thể hiện sự giữ gìn trong sáng Tiếng Việt. Tôi rất thích những lối viết như vậy. Khi còn ngồi trên giảng đường đại học thì tôi đã đọc những bản dịch thơ ca, và hiện tại thì quả thực, sự du nhập của các tác phẩm nước ngoài đã phong phú, đa dạng hơn. Kể cả các nhà sách tư nhân thì bây giờ cũng chú ý hơn mảng thơ dịch, các tác phẩm văn học dịch nói chung.
Hai tác phẩm mới của nhà thơ Lữ Mai. |
Ngoài ra, những sự kiện lớn của Hội Nhà văn Việt Nam như ngày thơ Việt Nam thì sự kiện liên quan tới giao lưu, tọa đàm với các nền thi ca thế giới cũng rất được ưu tiên ". Những bộc bạch về cách làm thơ, đổi mới thơ của Lữ Mai về các cây bút trẻ đã cho chúng ta thấy thái độ nghiêm túc, say mê với thơ của cô. Cô luôn giữ thái độ đúng mực khi đọc những tác phẩm của họ, nhìn nhận, đánh giá một cách công bằng nhất để phát hiện những cây bút tài hoa.
Khi được hỏi Lữ Mai thích những nhà thơ trẻ nào, cô không ngần ngại "Có một đặc điểm chung giữa các vùng miền Bắc - Trung - Nam mà theo cảm nhận của tôi thì các tác giả trẻ luôn thích sự vận động, họ thích thể hiện bản thân mình và ở mỗi một lứa tuổi thì cách thể hiện sẽ khác. Theo thời gian thì sẽ có sự chọn lọc dần, lắng đọng dần.
Ở miền Trung, cụ thể là Huế thì tôi ấn tượng với nhà thơ Lê Vũ Trường Giang, bạn ấy sáng tác cả thơ và văn xuôi. Hay như ở Sài Gòn có nhà thơ Vũ Văn Song Toàn, một tác giả rất cá tính. Ở Bình Dương có Tạ Anh Thư, xuất hiện với một giọng thơ lạ, rất mới mẻ. Tôi rất ngưỡng mộ với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chị viết thơ cũng tài hoa như văn xuôi vậy". Rõ ràng, phải theo dõi và đọc rất kỹ tác phẩm của bạn bè, Lữ Mai mới có những nhận định khách quan và tinh tế như vậy.
Nhà thơ Vũ Quần Phương khi đọc về thơ trẻ của những người viết trẻ, ông nói rằng, cần có một tâm thế thực sự của người trẻ để đón nhận. Đọc Lữ Mai, nhà thơ Vũ Quần Phương và nhiều nhà thơ tên tuổi nhận xét về cô bằng sự ghi nhận, cởi mở.
Tôi hỏi Lữ Mai về trách nhiệm của người làm thơ đặc biệt là thế hệ trẻ như cô đang tiếp nối hành trình gian nan ấy, Lữ Mai bộc bạch "Thực ra đó là câu chuyện của tương lai nhưng niềm tin là thứ cần được nuôi dưỡng. Những thế hệ nhà thơ lớp trước cũng đã ứng xử với chúng tôi theo cách đó, tức là họ đặt niềm tin vào lớp trẻ.
Và trở lại với câu hỏi ấy thì tôi nghĩ rằng, điều này phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, tâm huyết, dung dưỡng của những người trẻ đối với văn chương. Người viết luôn phải đặt ra những câu hỏi cho chính mình, phải luôn luôn trăn trở với mình. Thêm nữa, lối ứng xử của các thế hệ nhà văn đi trước và môi trường văn chương cũng là điều hết sức cần thiết. Chúng tôi cần sự quan tâm hơn nữa của các hội, tổ chức nghề nghiệp để thể hiện mình.
Trong hoạt động sáng tác, chúng tôi cần nhiều hơn nữa các trại sáng tác cho người viết trẻ. Các giải thưởng cho người viết trẻ cũng cần được ghi nhận, ưu tiên. Những dự án dài hơi dành cho văn học trẻ cũng chưa thực sự được chú trọng, hay như các sự kiện của ngày thơ Việt Nam, liên hoan thơ quốc tế... nên chăng dành cho thơ trẻ, người viết trẻ sự cổ vũ và khích lệ nhiều hơn nữa".
Từ khóa » Tiểu Sử Nhà Thơ Lữ Mai
-
Nhà Thơ Lữ Mai: Những Giấc Mơ Chất Chồng Trong Thơ
-
Lữ Mai
-
Nhà Thơ Trẻ Lữ Thị Mai: “Đứa Con Ruộng đồng” đang “ở Trọ Phố ...
-
Trang Thơ Lữ Thị Mai - Mai Lữ, Đoàn Lữ (23 Bài Thơ) - Thi Viện
-
Nhà Thơ Trẻ Lữ Mai Với đề Tài Người Lính | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Nhà Thơ Lữ Mai: Tôi Thích Sự Văn Minh, Chuyên Nghiệp ở Cả Nghề ...
-
VNQĐ Giới Thiệu Thơ Lữ Thị Mai - Văn Nghệ Quân đội
-
Nhà Thơ Lữ Mai: Tôi Khao Khát Viết Về Người Lính Biển
-
Lữ Mai & Hà Nội Trong Một Vẻ Khác
-
Thơ Lữ Thị Mai - Báo Nhân Dân
-
Tiểu Sử Và Cuộc đời Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhà Thơ Thế Lữ - Reader
-
Nhà Báo, Nhà Thơ Lữ Mai Ra Mắt Trường Ca Về Trận đánh Chư Tan Kra
-
THƠ LỮ THỊ MAI Một Liêu Trai Trong... - THƠ HIỆN THỜI PLUS