Lũ Quét Là Gì? Tại Sao Có Lũ Quét Và Biện Pháp Phòng Tránh Lũ Quét
Có thể bạn quan tâm
Có lẽ chúng ta đều đã từng nghe đến lũ quét và những nguy hiểm mà nó gây ra cho con người. Tuy nhiên, việc giải thích cặn kẽ lũ quét là gì? Lũ quét được hình thành như thế nào và tại sao lại gây nguy hiểm thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng Dự báo thời tiết tìm câu trả lời ngay sau đây.
Lũ quét
MỤC LỤCLũ quét là gì
Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh với một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp, dòng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn.
Lũ chúng ta thường thấy chỉ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Lũ lớn trên sông diễn biến chậm và thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài
Lũ quét là gì?
Còn lũ quét là một dạng lũ lớn chứa nhiều vật chất rắn, xảy ra bất ngờ trong một thời gian ngắn trên các lưu vực nhỏ, địa hình dốc, lưu tốc cao. Đặc điểm của lũ quét là chuyển động rất nhanh, tập trung gần như tức thời, đỉnh lũ thường xuất hiện chỉ từ 3h đến 4h sau khi bắt đầu mưa, thường chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 thời gian truyền lũ thông thường.
Tại sao lại có lũ quét?
Tại sao lại có lũ quét?
Sự hình thành lũ quét có liên quan mật thiết với cường độ mưa, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, các hoạt động của con người cũng như điều kiện tiêu thoát lũ của lưu vực. Các nhân tố thường ảnh hưởng đến sự xuất hiện của lũ quét như là:
- Mưa với cường suất lớn: Mưa là nhân tố quyết định gây ra lũ quét, thường tập trung trong vài giờ với cường độ rất lớn trên diện tích hẹp từ vài chục đến vài trăm km2 trong 1 giờ hoặc 2 giờ. Mưa lớn còn là động lực chủ yếu gây ra xói mòn, sạt lở tạo thành phần rắn của dòng lũ quét.
- Địa hình: lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt và lớp phủ thực vật thưa bị phá huỷ bừa bãi, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực kém, tạo điều kiện tập trung hình thành dòng chảy dồn vào các sông suối thuận lợi, làm cho lượng nước tích tụ ngày càng nhanh và tạo ra thế năng rất lớn.
- Tác động của con người: Hành động chặt phá rừng của con người và nạn cháy rừng đã gây ra nhiều tác động suy thoái môi trường, trong đó tác động phá vỡ cấu tượng đất, do mất lớp thảm mục nên đã làm tăng độ chặt của lớp đất mặt và dẫn đến làm giảm khả năng thấm nước của đất, gây xói mòn, rửa trôi, làm bạc màu đất, làm mất khả năng giữ nước, điều tiết nước, gây ra lũ lụt. Mặt khác, làm tăng nhiệt độ mặt đất dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa, gây nên lũ quét, lũ bùn đá. Cùng một lượng và cường độ mưa, nếu lưu vực được bảo vệ rừng tốt có thể không gây ra lũ quét; ngược lại, nếu rừng bị phá, sông suối tiêu thoát kém, là điều kiện làm tăng lũ quét. Ngoài ra, hoạt động dân sinh kinh tế cũng góp phần vào việc gây ra lũ quét
Lũ quét có bao nhiêu loại?
Dựa vào hình thức, quy mô phát triển và các vật chất mang theo trong dòng chảy lũ mà lũ quét được phân ra các loại chính sau:
● Lũ quét sườn dốc: là lũ quét phát sinh chủ yếu do mưa lớn đột ngột xuất hiện trên lưu vực có sườn dốc cao, độ dốc lớn và hình dạng thích hợp cho mạng sông suối tập trung nước nhanh.Lũ xảy ra trong thời gian ngắn (thường vào đêm và sáng), có tốc độ lớn, quét mọi thứ trên đường đi.
● Lũ quét nghẽn dòng: là loại hình lũ miền núi thường phát sinh từ các khu vực có nhiều trượt lở ven sông, suối. Đó là các khu vực đang có biến dạng mạnh, sông suối đào xẻ lòng dữ dội, mặt cắt hẹp, sườn núi rất dốc. Do mưa lớn kéo dài, dòng suối đột nhiên bị tắc nghẽn, nước sông suối dâng cao ngập một vùng rộng lớn thường là các vùng lòng chảo, những thung lũng. Khi dòng lũ tích tụ đến mức đập chắn bị mất ổn định và vỡ, lượng nước tích lại trong vùng lòng chảo khi bị nghẽn dòng được giải phóng đột ngột tạo thành sóng lũ lớn cho phía hạ lưu.
● Lũ quét bùn đá là dòng lũ đậm đặc bùn đá, cuộn chảy với động năng lớn. Lượng bùn đá trong dòng lũ chủ yếu do sạt lở núi cung cấp. Một phần bùn đá được lấy từ vật liệu có sẵn trong lòng suối. Đây là loại lũ quét đặc biệt nguy hiểm, thường gây nhiều thương vong lớn.
● Lũ quét vỡ đập, đê, hồ chứa: là lũ do vỡ hồ, đập, đê hoặc công trình thuỷ điện, thuỷ lợi gây ra. Lũ quét dạng này có sức tàn phá rất lớn trong khu vực rộng.
● Lũ quét hỗn hợp là tổ hợp bất lợi giữa nhiều dạng thiên tai như sạt lở đất, lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá. Đây là dạng lũ thường xảy ra nhiều ở vùng núi nước ta và chúng có sức tàn phá mạnh, trong khu vực rộng.
Ảnh hưởng của lũ quét
- Ảnh hưởng tích cực của lũ quét
Sự sống cũng thích nghi với lũ quét bằng những thực vật có khả năng nảy mầm nhanh và vòng sinh trưởng ngắn cùng với những động vật đặc biệt thích nghi với lũ quét.
Lũ quét khi xuất hiện có thể quét sạch thảm thực vật cũ dành chỗ cho thảm thực vật mới mọc lên. Cũng như mang các chất màu mỡ từ trên cao xuống thấp bồi đắp cho thảm thực vật sống dưới thấp và đổ vào các con sông lớn để sau khi lũ lụt sẽ tạo ra một lớp phù sa mới giúp cho thảm thực vật mọc tốt tươi hơn với lượng dinh dưỡng mới.
Lũ quét còn giúp cho các thực vật phát tán hạt của mình trôi theo dòng nước với một khoảng cách rất xa.
- Ảnh hưởng tiêu cực của lũ quét
Lũ quét gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản, phá huỷ nặng nề các công trình Giao thông, Thuỷ lợi, Nông nghiệp và các công trình hạ tầng cơ sở
Môi trường trong vùng xảy ra lũ quét bị xuống cấp là điều không tránh khỏi: tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất đai bị rửa trôi vùi lấp ruộng nương, thảm phủ mặt đệm bị phá hoại, cân bằng sinh thái tiểu khu vực có thể bị phá vỡ. Đặc biệt, đất đá và dòng bùn có lúc, có nơi đã vùi lấp hoặc làm xói lở một diện tích lớn đất đai nông nghiệp, hoa màu, dẫn tới làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất và sản lượng lương thực, có nơi ruộng đồng bị xói lở hoặc bị đất đá vùi lấp từ 1 – 2m đã làm mất hẳn diện tích canh tác.
Lũ quét có ảnh hưởng như thế nào?
Hàng loạt các vấn đề phải giải quyết như cung cấp lương thực cứu đói, nước sạch, điều trị bệnh tật, sửa chữa hoặc xây dựng lại nhà ở... Để giải quyết các vấn đề cấp thiết đó đòi hỏi phải có một lượng kinh phí không nhỏ, nhiều lúc vượt quá khả năng của vùng.
Các biện pháp phòng tránh lũ quét
Thông thường, các biện pháp phòng tránh thiên tai nói chung, phòng tránh lũ quét nói riêng đều được phân ra làm hai loại: biện pháp công trình và biện pháp phi công trình. Mỗi loại biện pháp có những ý nghĩa, tác dụng khác nhau và thường được sử dụng hỗn hợp nhằm hỗ trợ nhau khắc phục những tác động của thiên tai.
● Các biện pháp công trình
- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn: Cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nhanh chóng trả lại cơ chế bão hoà cho lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.
- Xây dựng các hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét: Ở các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước đa tác dụng: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện...kết hợp với việc điều tiết lũ, phòng chống lũ quét.
- Khai thông các đường thoát lũ: Tổ chức khai thông các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu các khu vực cần bảo vệ nhằm mục đích không để sinh ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ quét nghẽn dòng.
- Xây dựng đê, tường chắn lũ quét: Ở các khu vực có điều kiện, xây dựng công trình ngăn lũ quét có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ. Phân dòng lũ Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước
Phòng tránh lũ quét
● Các biện pháp phi công trình
Các biện pháp phi công trình không tác động trực tiếp vào dòng chảy lũ nhưng lại tác động vào nguyên nhân, cơ chế hình thành lũ quét nên cũng có thể hạn chế được những tác hại của lũ quét, thậm chí còn có thể triệt tiêu lũ quét. Các biện pháp phi công trình bao gồm:
- Tổ chức nghiên cứu và lập bản đồ những nơi xảy ra lũ quét và những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét cao để có có những dự báo, cảnh báo lũ quét sớm cho người dân địa phương chủ động trong việc phòng tránh lũ quét, có những biện pháp phòng ngừa lâu dài.
- Xây dựng các hệ thống trạm đo thủy văn, các radar thời tiết dự báo mưa để cung cấp các thông tin kịp thời cần thiết để dự báo lũ, lũ quét.
- Quản lý sử dụng đất: Xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, nhà cửa, cầu cống cần có kết cấu và có quy hoạch thích hợp tránh việc ngăn dòng, phủ bê tông tràn lan làm giảm tính thấm của mặt đất.
- Điều chỉnh các điểm dân cư: Điều chỉnh các điểm định cư tránh những khu vực lũ quét thường gây tác động và phát quang lòng dẫn là hai biện pháp đi liền nhau đối với những vùng ven sông bị lũ quét đe dọa, đặc biệt là đối với các khu dân cư đã phát triển thiếu quy hoạch trước đây.
- Sơ tán khỏi vùng lũ quét, tìm kiếm và cứu trợ khi lũ quét xảy ra: Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người bảo vệ tài sản trong thời gian có lũ quét. Có phương án sơ tán người lên các vùng cao và những địa điểm an toàn, nhất là đối với người già, trẻ em.
- Tuyên truyền giáo dục về lũ và lũ quét, huấn luyện tập dượt các phương án phòng chống lũ: Việc giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét gây ra có liên quan mật thiết tới sự hiểu biết các đặc điểm của lũ quét của cộng đồng để phòng tránh và đối phó với lũ quét là rất cần thiết. Phải coi trọng và tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu rõ nguy cơ và tác hại của lũ quét nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cho mọi người dân để họ tự lo bảo vệ mình và góp phần tham gia phối hợp, bảo vệ cộng đồng.
Lũ quét ở Việt Nam
Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gánh chịu không ít tác động xấu của thời tiết vậy nên cũng có nhiều nguy cơ xảy ra lũ quét. Đặc biệt, hiện nay lũ quét không chỉ xuất hiện ở miền núi nước ta mà ngay cả vùng ven biển, nơi có độ dốc cao và có cấu tạo lớp đất bề mặt vật liệu bở rời, lớp đất phía dưới lại thấm ít như ở miền Trung.
Ở vùng núi phía Bắc, lũ quét thường xảy ra trong khoảng từ tháng VI đến tháng X, tập trung vào giai đoạn đầu mùa mưa (khoảng tháng VI – VII) sau đó chuyển dần vào phía Nam; ở Miền Trung và Tây Nguyên, lũ quét xảy ra trong các tháng từ tháng X đến tháng XII (nhiều nhất vào tháng X).
Theo Báo cáo tình hình lũ quét, sạt lở đất và công tác chỉ đạo phòng tránh các năm vừa qua, lũ quét, lũ ống, lũ bùn đá, sạt lở đất,… xảy ra liên tiếp, bất ngờ, sức tàn phá lớn, gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản, công trình hạ tầng và phá hoại môi trường sinh thái ở các tỉnh miền núi.
Theo tổng hợp thống kê, từ năm 1953 đến năm 2016 đã xảy ra 448 trận lũ quét và sạt lở đất (trung bình 7 trận/năm). Riêng từ năm 2000 đến 2019 đã xảy ra hơn 320 trận lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm thương vong hơn 1000 người, đã làm mức trung bình tăng lên 12 – 16 trận/năm. Phần lớn các trận lũ quét, sạt lở đất đều xảy ra ở vùng núi hẻo lánh, dân cư thưa thớt.
Lũ quét tại Nghệ An năm 2022
Ảnh hưởng của bão Noru đổ bộ vào các tỉnh Miền trung, hiện nay nhiều huyện của tỉnh Nghệ An xảy ra lũ quét gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến đời sống và tài sản của người dân.
Lũ quét tại Kỳ Sơn - Nghệ An
Cụ thể đầu giờ chiều ngày 2-10, trên địa bàn xã Tà Cạ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn có xảy ra lũ ống, lũ quét trên con suối Huồi Gảng đổ về với lưu lượng lớn. Mưa lũ cuốn trôi 2 ô tô của người dân. Mưa lũ làm ngập và sạt lở nhiều đoạn tại tuyến đường Mường Xén đi Tây Sơn, làm hư hỏng cầu vòm sắt Hòa Sơn, xã Tà Cạ. Tuyến Quốc lộ 7 nối thị trấn Mường Xén với Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn bị sạt lở ta luy dương làm tắc đường, các phương tiện hiện không qua lại được. Đến đầu giờ chiều ngày 2-10, mưa lũ làm cô lập 2 xã Tây Sơn và Tà Cạ, (trong đó bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ với 236 hộ/ 966 nhân khẩu) bị cô lập hoàn toàn chưa thể tiếp cận được.
Lực lượng chức năng đang tìm cách tiếp cận khu vực xảy ra lũ quét
Hiên nay, các ban ngành và chính quyền địa phương và các đơn vị lực lượng vũ trang đang tìm cách tiếp cận các vị trí cô lập đang gặp nhiều khó khăn do nước trên sông suối rất lớn và sạt lở rất phức tạp.
Tình hình thời tiết – khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp do sự biến đổi khí hậu. Đặc biệt, lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, có sức tàn phá lớn, những trận lũ quét này đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mệnh người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, kinh tế - xã hội của vùng, miền và cả đất nước. Chúng ta không thể ngăn ngừa được sự xuất hiện của lũ quét nhưng “sống chung với lũ” là điều hoàn toàn có thể. Vậy nên qua bài viết hy vọng các bạn đọc hiểu về khái niệm lũ quét, nguyên nhân hình thành và biết thêm các biện pháp khả thi nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự tàn phá của loại hình thiên tai này.
Từ khóa » đặc điểm Của Lũ Quét Lũ Bùn đá
-
Lũ Quét - Thông Tin Khí Tượng Thủy Văn AN GIANG
-
(PDF) NHẬN ĐỊNH BƯỚC ĐẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM LŨ QUÉT - LŨ BÙN ...
-
Nhận Biết Lũ Quét, Lũ Bùn đá - Báo Công Thương
-
Nhận Diện Lũ Quét, Lũ Bùn đá Và Các Biện Pháp Giảm Thiểu Tác Hại
-
Các Loại Hình Thiên Tai
-
Bài Thuyết Trình Hiện Tượng Lũ Bùn đá - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] 5. Lũ đá, Bùn đá Và Giải Pháp Hạn Chế Thiệt Hại
-
Nhận Diện Lũ Bùn để Giảm Thiểu Thiệt Hại - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Câu 91: Đặc điểm Chính Của Lũ Quét Là Gì?
-
Lũ Quét Là Gì, Vùng địa Hình Nào Thường Xuất Hiện Lũ Quét?
-
Lũ Quét Thiệt Hại Và Biện Pháp Phòng Tránh | Xemtailieu
-
Bài 2: Lũ Quét đáng Sợ Như Thế Nào?
-
[PDF] CÔNG TRÌNH PHÒNG TRỊ LŨ BÙN ĐÁ
-
NGUYÊN NHÂN | DỮ LIỆU THIÊN TAI VIỆT NAM