[Luận án 2020] Chức Năng Giám Sát Của Ủy Ban Tư Pháp Của Quốc Hội
Có thể bạn quan tâm
[Luận án 2020] Chức năng giám sát của Ủy ban tư pháp của Quốc hội Việt Nam hiện nay / TS. Cao Mạnh Linh
Mục lục:
- THÔNG TIN LUẬN ÁN
- 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
- Làm gì nếu chưa tìm thấy tài liệu bạn cần?
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
- 2.1. Mục đích nghiên cứu của Luận án
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
- 4. Phương pháp nghiên cứu
- 5. Ý nghĩa và những đóng góp mới của Luận án
- 5.1. Ý nghĩa của Luận án
- 5.2. Những đóng góp mới của Luận án
- 6. Kết cấu của Luận án
- LIÊN HỆ ZALO:
- HỖ TRỢ TẢI VỀ:
THÔNG TIN LUẬN ÁN
- Trường: Đại học Luật Hà Nội
- Tác giả: TS. Cao Mạnh Linh
- Định dạng: PDF/Word
- Số trang: 276 trang
- Năm: 2020
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong hệ thống Ủy ban của Quốc hội Việt Nam, Ủy ban Tư pháp là cơ quan mới được thành lập và đi vào hoạt động từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII. Bên cạnh các chức năng thẩm tra, kiến nghị, chức năng giám sát là một chức năng quan trọng, chủ yếu của Ủy ban Tư pháp. Thời gian qua, trong điều kiện khối lượng công việc nhiều, phạm vi hoạt động rộng trên nhiều lĩnh vực, tính chất phức tạp, tổ chức bộ máy thì còn khiêm tốn, nhưng với quyết tâm cao của Ủy ban Tư pháp, “hoạt động giám sát của Ủy ban đã được tiến hành chủ động, tích cực, đúng pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực bức xúc như việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Phương thức giám sát đã có nhiều cải tiến, kết hợp giữa giám sát chung và giám sát cụ thể nên hiệu quả từng bước được nâng lên. Ủy ban đã kịp thời kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan hữu quan về những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập để nâng cao chất lượng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phòng, chống tham nhũng và tổ chức bộ máy. Nhiều kiến nghị của Ủy ban được các cơ quan tiếp thu, sửa chữa, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh”1. Thông qua giám sát, Ủy ban Tư pháp đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình, có nhiều đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của Quốc hội.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp cũng còn có những tồn tại, hạn chế. Phạm vi lĩnh vực giám sát còn rộng so với năng lực thực tiễn của Ủy ban; việc thực hiện các nội dung giám sát mới chủ yếu tập trung vào giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan tư pháp, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan mà chưa chú trọng đến công tác giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; một số nội dung giám sát còn chưa đạt hiệu quả cao như giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Các phương thức giám sát còn chưa được kết hợp sử dụng đồng bộ, hợp lý; việc tổ chức giám sát chuyên đề, nghe giải trình còn ít, nặng về thu thập thông tin mà thiếu chiều sâu, dàn trải; việc thẩm tra còn chủ yếu dựa vào báo cáo của các cơ quan hữu quan; ít phát hiện được những vướng mắc, tồn tại lớn trong hoạt động tư pháp, phòng, chống tham nhũng. Nhiều yêu cầu, kiến nghị sau giám sát còn chung chung, thiếu chỉ tiêu, yêu cầu và địa chỉ cụ thể nên các cơ quan, tổ chức, cá nhân khó tiếp thu, thực hiện và bản thân Ủy ban Tư pháp khó theo dõi, giám sát… Việc theo dõi, giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị còn chưa thường xuyên, chưa bám sát tình hình và kết quả tiếp thu, thực hiện của cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan .
Làm gì nếu chưa tìm thấy tài liệu bạn cần?
[MIỄN PHÍ] Hỗ trợ rà soát và tìm kiếm tài liệu theo đề tài hoặc từ khóa!!!Những tồn tại, hạn chế nêu trên do: lý luận về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp còn có những vấn đề chưa được nghiên cứu, làm sáng tỏ; nhận thức về vai trò thực tiễn của việc thực hiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp còn chưa đầy đủ… nên trong triển khai thực hiện còn lúng túng. Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục áp dụng các phương thức giám sát còn có điểm chưa rõ ràng; điều kiện nhân lực còn hạn chế, tổ chức bộ máy còn chưa hoàn thiện, các điều kiện bảo đảm còn chưa đáp ứng yêu cầu nên việc bố trí nguồn lực gặp nhiều khó khăn… Vì vậy, trong điều kiện tổ chức cơ quan tư pháp, cơ quan hữu quan, hoạt động tư pháp, phòng, chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, còn để xảy ra những trường hợp án oan, sai, nhiều vụ việc tham nhũng lớn., cùng với yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội thì rất cần thiết phải nghiên cứu toàn diện, có hệ thống lý luận và thực tiễn về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam để có những giải pháp phù hợp, góp phần hoàn thiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, thúc đẩy cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Đó là lý do của việc chọn và nghiên cứu đề tài “Chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của Luận án
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam để từ đó đề xuất và luận chứng những giải pháp hoàn thiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Thứ nhất, làm sáng tỏ lý luận về chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam: sự cần thiết, yêu cầu khách quan phải thành lập Ủy ban Tư pháp và giao Ủy ban thực hiện chức năng giám sát; khái niệm, đặc điểm, nội dung và phương thức thực hiện chức năng giám sát; vai trò giám sát; mối quan hệ và sự khác biệt giữa giám sát của Ủy ban Tư pháp với một số cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước khác; các yếu tố tác động đến chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp.
Thứ hai, đánh giá thực trạng chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam kể từ khi thành lập cho đến nay, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp phù hợp để hoàn thiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, tìm hiểu về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp (hoặc Ủy ban tương ứng) của Quốc hội/Nghị viện một số nước để rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: những vấn đề lý luận và thực tiễn về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam trong bối cảnh đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của Luận án là: Luận án nghiên cứu về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam kể từ khi Ủy ban được thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay; nghiên cứu về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp (hoặc Ủy ban tương ứng) của Quốc hội/Nghị viện một số nước, so sánh, rút ra kinh nghiệm áp dụng cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, một số tư tưởng chính trị – pháp lý tiến bộ như tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước, tư tưởng nhà nước pháp quyền, tư tưởng chủ quyền nhân dân, tư tưởng nhân quyền… Bên cạnh đó, Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội; về nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội; về đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm có:
(1) Phương pháp thống kê: được sử dụng để nhận thức và đánh giá các nội dung nghiên cứu từ các số liệu, thông tin thực tiễn thu thập được về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp, giúp tìm ra quy luật vận động và phát triển của các nội dung nghiên cứu làm cơ sở cho việc dự báo tình hình trong thời gian tới.
(2) Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để xâu chuỗi, hệ thống các số liệu, thông tin về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp hoặc các vấn đề có liên quan, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các số liệu, thông tin đó, giúp đặt các nội dung nghiên cứu dưới một chỉnh thể thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau.
(3) Phương pháp phân tích: được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá các khía cạnh của từng vấn đề được nghiên cứu từ lý luận đến thực trạng trên thực tế, qua đó đánh giá đúng các khía cạnh về chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp thời gian qua.
(4) Phương pháp lịch sử: được sử dụng để nghiên cứu các giai đoạn vận động và phát triển trong chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp, tương ứng với bối cảnh đổi mới và phát triển tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam, để từ đó rút ra kinh nghiệm làm cơ sở đề ra giải pháp hoàn thiện.
(5) Phương pháp so sánh: được sử dụng để tìm ra những điểm tương đồng, những điểm khác biệt trong cả lý luận và thực tiễn pháp lý, thực tiễn thực hiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam qua các giai đoạn, cũng như so sánh giữa chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam và các Ủy ban tương đương của Quốc hội/Nghị viện các quốc gia khác trên thế giới, từ đó có thể có nhận thức đúng về chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam, lý giải nguyên nhân của thực trạng hiện hành và dự báo được chính xác tình hình trong thời gian tới.
(6) Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn: được sử dụng để xem xét, đánh giá các nội dung nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn pháp lý, thực tiễn thực hiện chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện, bảo đảm phù hợp về lý luận và hiệu quả trong thực tiễn.
(7) Phương pháp điều tra khảo sát: được sử dụng để thu thập thêm thông tin khách quan từ các đại biểu Quốc hội, các cá nhân đang công tác tại các cơ quan tư pháp, cơ quan hữu quan, am hiểu về hoạt động giám sát của Uỷ ban Tư pháp, từ đó hỗ trợ cho việc đánh giá thực trạng, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
(8) Phương pháp phỏng vấn: được sử dụng để tham khảo ý kiến của chuyên gia về một số nội dung lý luận, đánh giá thực trạng và những quan điểm, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp. Sử dụng phương pháp này, nghiên cứu sinh đã tiến hành phỏng vấn sâu 01 nhà khoa học đang công tác tại Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và 01 lãnh đạo của Vụ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, đơn vị trực tiếp tham mưu, giúp việc về chuyên môn cho Ủy ban Tư pháp.
5. Ý nghĩa và những đóng góp mới của Luận án
5.1. Ý nghĩa của Luận án
Thứ nhất, Luận án đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, phương thức và bộ máy thực hiện; khẳng định sự cần thiết khách quan phải có chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp để đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động tư pháp và phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, Luận án đã bước đầu đánh giá được thực trạng chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp thời gian qua, chỉ ra được nguyên nhân của thực trạng đó và đề xuất một số quan điểm, giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. Các nội dung, số liệu được trình bày trong Luận án có giá trị tham khảo để nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Tư pháp, các chức năng và việc thực hiện chức năng của Ủy ban Tư pháp, phục vụ cho việc nghiên cứu về hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và hoàn thiện pháp luật.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được tham khảo để hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và chức năng giám sát của Quốc hội, của Uỷ ban Tư pháp, hoàn thiện cơ chế giám sát đối với các cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp và phòng, chống tham nhũng; nghiên cứu đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới, hoàn thiện phương thức thực hiện chức năng giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Ủy ban Tư pháp, cũng như hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5.2. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam, đã góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp như:
Thứ nhất, Luận án đã khái quát lại một số vấn đề lý luận về chức năng giám sát của Quốc hội Việt Nam dưới góc độ là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước của Quốc hội; nghiên cứu, hệ thống lại và phân tích sâu hơn về những giới hạn trong chức năng giám sát của Quốc hội, nhất là giám sát đối với Tòa án nhân dân, cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đặt trong bối cảnh phát huy vai trò của Quốc hội trong bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Đồng thời, Luận án đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, mối quan hệ với chức năng giám sát của Quốc hội và một số đặc điểm cơ bản.
Thứ hai, Luận án đã nghiên cứu, đánh giá toàn diện, có hệ thống về lịch sử hình thành, sự cần thiết thành lập Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam; lần đầu tiên nghiên cứu, luận giải khá toàn diện các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các phương thức thực hiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp; phân tích mối quan hệ và một số điểm khác biệt giữa giám sát của Uỷ ban Tư pháp với một số cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước khác (như kiểm tra, thanh tra, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân và giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân); làm rõ được một số yếu tố tác động và ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp.
Thứ ba, Luận án đã đánh giá được thực trạng chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp kể từ khi thành lập cho đến nay, trên các phương diện: thực trạng quy định của pháp luật; thực tiễn tổ chức thực hiện chức năng giám sát và thực trạng các yếu tố tác động; phân tích, luận giải những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất được một số quan điểm và giải pháp để góp phần hoàn thiện chức năng giám sát của Uỷ ban Tư pháp trong thời gian tới.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Danh mục tài liệu tham khảo”, “Phụ lục”, nội dung của Luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề của đề tài luận án.
Chương 2. Lý luận về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam.
Chương 3. Thực trạng chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam.
Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam hiện nay.
LIÊN HỆ ZALO:
Nếu không thể liên hệ qua Facebook, bạn liên hệ với admin qua Zalo 0927.092.057 nhé!
HỖ TRỢ TẢI VỀ:
File trên đây có nguồn gốc từ các trang website trả phí như: 123docz.org, slideshare,v.v... và một số tác giả trực tiếp gửi file cho chúng tớ! Các bạn có thể truy cập các trang website nêu trên để tải về! Chúng tớ không mua/bán tài liệu! Nếu các bạn khó khăn trong việc tìm kiếm hoặc tải về, bạn có thể liên hệ để nhờ chúng tớ trợ giúp bạn tải về nghiên cứu nhé (Nhờ vả có tính phí): Liên hệ Facebook nhờ hỗ trợXem thêm tài liệu liên quan:
- [Luận án 2020] Chức năng giám sát của Ủy ban tư pháp của Quốc hội Việt Nam hiện nay - TS. Cao Mạnh Linh
- [Luận án 2021] Hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam / TS. Mai Thị Mai
- [Luận án 2021] Hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - TS. Mai Thị Mai
- [Khóa luận 2022] Giám sát tối cao của Quốc hội Việt Nam - CN. Đoàn Hồng Phúc
- [Luận văn 2019] Giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai - Thực trạng và giải pháp / ThS. Nguyễn Thanh Trúc
- [Tạp chí 2020] Góp ý sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014
- [Luận án 2020] Nghiên cứu so sánh Cơ quan thanh tra quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam / TS. Thái Thị Thu Trang
- [Luận án 2020] Nghiên cứu so sánh cơ quan thanh tra Quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam - TS. Thái Thị Thu Trang
- [Luận án 2021] Trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội theo pháp luật Việt Nam / TS. Hoàng Thị Lan
- [Luận văn 2022] Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam - ThS. Huỳnh Tư Duy
Từ khóa » Chức Năng Của ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội
-
Ủy Ban Tư Pháp Của Quốc Hội (Việt Nam) - Wikipedia
-
Ủy Ban Tư Pháp Của Quốc Hội Là Gì? Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Ủy ...
-
Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Ủy Ban Tư Pháp - Quốc Hội
-
Ủy Ban Tư Pháp - Quốc Hội
-
Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Ủy Ban Tư Pháp Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Ủy Ban Tư Pháp Là Gì? Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Ủy Ban Tư Pháp?
-
Ủy Ban Tư Pháp Của Quốc Hội (Việt Nam) - Wikiwand
-
Chức Năng Của Quốc Hội - UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Đoàn Giám Sát Của Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Giám Sát Về Thi Hành ...
-
Ủy Ban Pháp Luật Họp Phiên Toàn Thể Thứ 4 - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Uỷ Ban Tư Pháp Của Quốc Hội Ban Hành Kế Hoạch Giám Sát Việc ...
-
Chức Năng Và Nhiệm Vụ - Bộ Tư Pháp
-
Đoàn Khảo Sát Của Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Làm Việc Với Thành Phố ...
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ - Sở Tư Pháp