Luận điệu Thù địch, Xuyên Tạc “không Có Dân Chủ Trong Chế độ Một ...
Có thể bạn quan tâm
Âm mưu thâm độc và phản động
Hiện nay, trên nhiều kênh thông tin, các thế lực thù địch và phản động cho rằng ở Việt Nam không có dân chủ, vì chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ là “vừa đá bóng, vừa thổi còi” và vì thế dẫn đến dân chủ mang tính hình thức hoặc mất dân chủ (?!). Bên cạnh đó, chúng viện dẫn rằng, về bản chất, đảng cộng sản là không dân chủ, cho nên chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo và cầm quyền sẽ vi phạm nền dân chủ. Muốn đạt tới một nền dân chủ đích thực, phải thi hành chế độ đa đảng (?!).
Các thế lực phản động xuyên tạc rằng, thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền chính là mảnh đất làm nảy sinh, dung dưỡng để phát triển tư tưởng và hành vi chuyên quyền, độc quyền, lộng quyền của đảng cầm quyền, gây mất dân chủ, cản trở quá trình phát triển xã hội. Từ đó, chúng quy kết hàm hồ rằng, ở quốc gia chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo như Việt Nam thì không thể có dân chủ, sẽ đưa đất nước, dân tộc đi vào ngõ cụt. Do vậy, theo chúng, từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của chế độ dân chủ; muốn dân chủ phải thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng (?!).
Từ những luận điệu trên của các thế lực thù địch, phản động, có thể thấy: 1- Đây là điều phản khoa học, bởi nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển; 2- Những luận điệu trên che giấu âm mưu thâm độc, nham hiểm, phản động, vì thông qua đó các thế lực thù địch lợi dụng để cổ xúy cho việc ra đời và công khai hóa, hợp pháp hóa các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ vai trò cầm quyền và lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối cùng, mục tiêu của chúng là xóa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam.
Những gì đã xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Đông Âu cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 thế kỷ XX đã chứng minh rất rõ âm mưu, ý đồ thâm độc này. Thông qua “diễn biến hòa bình”, với chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế lực thù địch, phản động đã từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 3-1990, Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô bất thường thông qua Nghị quyết sửa đổi Điều 6 Hiến pháp Liên Xô, hủy bỏ quy định về địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, tuyên bố tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các chính đảng tham gia xây dựng và quản lý Nhà nước, xã hội, mở đường cho chế độ đa nguyên, đa đảng ở Liên Xô. Sau chỉ gần 1 năm, có tới 153 đảng phái khác nhau ra đời và cạnh tranh công khai, trực tiếp và hợp pháp với Đảng Cộng sản Liên Xô. Hệ quả là, Đảng Cộng sản Liên Xô bị tước mất quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, dẫn tới kết cục đau xót Liên bang Xô-viết bị tan rã sau gần 70 năm xây dựng và phát triển(1).
Từ khóa » đan Nguyên đa đảng Là Gì
-
Hệ Thống đa đảng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đa Nguyên, đa đảng Có Phải Là Mệnh Lệnh đổi Mới Của đất Nước?
-
Đa Nguyên Chính Trị, đa Đảng đối Lập - điều Không Thể Chấp Nhận
-
Dân Chủ Không đồng Nghĩa Với đa Nguyên, đa đảng
-
Lại Luận Bàn Về Dân Chủ Và đa Nguyên, đa đảng - Báo Lâm Đồng
-
Tính Nguy Hiểm Của Luận điểm đa đảng
-
Việt Nam Thực Hiện Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Không Chấp Nhận đa ...
-
GÓP PHẦN PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM ĐÒI “ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ ...
-
đa Nguyên Chính Trị, đa đảng đối Lập – điều Không Thể Chấp Nhận
-
Mối Quan Hệ Giữa đa Nguyên Chính Trị Và Dân Chủ
-
ĐẤU TRANH CHỐNG LUẬN ĐIỂM “ĐA ĐẢNG” Ở VIỆT NAM
-
Tại Sao Việt Nam Không đa Nguyên, đa đảng? (Hà Duy Tứ)
-
Việt Nam Không Cần Và Không Chấp Nhận đa Đảng
-
Từ "xã Hội Dân Sự" Thúc đẩy đa Nguyên, đa đảng - Âm Mưu Thâm độc ...