Tại Sao Việt Nam Không đa Nguyên, đa đảng? (Hà Duy Tứ)
Có thể bạn quan tâm
Trên mạng xã hội xuất hiện khá nhiều thông tin đòi Việt Nam thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Cái cớ mà họ viện dẫn là nhằm thực hiện “dân chủ hóa”, “tự do hóa” cho VN. Song, nếu ai tìm hiểu kỹ sẽ thấy động cơ của họ là truyền bá, kích động tư tưởng dân chủ tư sản, hòng loại bỏ sự lãnh đạo của ĐCS, xóa bỏ CNXH ở VN. Dưới đây, tôi nhấn mạnh 3 vấn đề:
- Đa nguyên, đa đảng là gì?
Đa nguyên theo nghĩa tổng quát là sự xác nhận và chấp nhận tính đa dạng, nó trái ngược với nhất nguyên. Thuật ngữ “đa nguyên” xuất hiện năm 1712 gắn với một nhà triết học người Đức, rồi được một nhà triết học người Mỹ phát triển, trình bày cụ thể trong tác phẩm “Vũ trụ được quan niệm theo chủ nghĩa đa nguyên” (xuất bản ở Mỹ năm 1912).
Đa nguyên chính trị là nói đến hệ thống chính trị có nhiều cực, có nhiều đảng phái đại biểu cho lợi ích đối lập nhau được tự do hoạt động trong một xã hội nhất định. Để thực hiện đa nguyên chính trị, họ tuyên tuyền cho tự do nhiều đảng phái, kêu gọi chế độ đa đảng trong một nước.
Khi CNXH xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành phương tiện để một số thế lực dương cao ngọn cờ đánh lạc hướng quần chúng thông qua việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ tư sản, xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng…, từng bước vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của ĐCS, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN trên thế giới.
- Thực chất của đa nguyên, đa đảng như thế nào?
Thực chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là sự phân chia, tranh giành quyền lực của các lực lượng chính trị trong xã hội khi không có sự điều hòa về lợi ích. Bề ngoài thì các đảng chính trị có vẻ như được tự do, bình đẳng tranh cử để trở thành đảng cầm quyền, chi phối Quốc hội và Chính phủ. Nhưng bên trong, chỉ có những đảng nào được sự hậu thuẫn của các thế lực tư bản độc quyền mới có thể giữ được vai trò lãnh đạo và suy cho cùng thì tất cả đều bảo vệ cho lợi ích duy nhất của một giai cấp, đó là giai cấp tư sản.
Thực tế cho thấy, nước Mỹ có 112 đảng, nhưng chỉ có hai đảng (Cộng hòa và Dân chủ) thay nhau cầm quyền, bởi chúng nhận được sự tài trợ của các tập đoàn kinh tế, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản. Theo đó, dân chủ ở Mỹ cũng chỉ là nền dân chủ tư sản – một nền dân chủ phục vụ cho thiểu số.
Mục tiêu của chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng là hòng xóa bỏ hệ tư tưởng vô sản, phủ định, xóa bỏ chủ nghĩa Mác –Lênin, xóa bỏ CNXH trên thế giới. Từ sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu những năm 90 của thế kỷ XX, họ càng đẩy mạnh âm mưu thực hiện đa nguyên đa đảng ở các nước XHCN còn lại mà VN là một mục tiêu mà chúng đang ráo riết thực hiện. Cứ nhìn vào thực tế ở nhiều nước tư bản thực hiện đa nguyên, đa đảng hiện nay sẽ thấy tình hình đảo chính, xung đột, tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị diễn ra thường xuyên, như: Apghanistan, Pakistan, Thái Lan, Ucraina, Iraq, Somali, Bôlivia,… hay phong trào Mùa Xuân Ảrập quét qua các nước Trung Đông – Bắc Phi (Ai Cập, Libya, Syria, Yemen…). Thực trạng đó làm cho các nước này lâm vào khủng hoảng, trì trệ, bạo lực trong xã hội gia tăng, nhân dân thất nghiệp, nghèo đói tràn lan… Qua đó, ai tỉnh táo đề thấy “ưu điểm” của đa nguyên, đa đảng (?!).
- Vì sao Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng?
Đơn giản là vì:
(1) Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của chế độ XHCN; nghĩa là nước nào đi theo XHCN thì không thể đa nguyên, đa đảng đối lập. Do đó, đừng bao giờ ảo tưởng và uổng công kêu gọi VN thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng; càng không bao giờ tin theo luận điệu tuyên truyền đa nguyên, đa đảng!
(2) Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không bảo đảm được dân chủ đích thực, vì bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được dân chủ thì trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một chính phủ duy nhất đại diện cho quyền lực của mình. Với một chế độ xã hội, một đất nước, chỉ có: hoặc quyền lực thuộc về giai cấp bóc lột hoặc thuộc về giai cấp bị bóc lột. Không có thứ quyền lực hay dân chủ cho mọi giai cấp. Bản chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản bóc lột. Vì vậy, đa nguyên, đa đảng không bao giờ tiến tới một nền dân chủ đích thực.
(3) Lịch sử cách mạng VN từng xuất hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; nhưng rồi cũng chính lịch sử đã phủ định, đào thải đa nguyên, đa đảng như một lựa chọn tất yếu, tự nhiên.
Ví dụ, giai đoạn 1945-1954, có lúc Đảng CS tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do HCM đứng đầu đã mở rộng thành phần cho nhiều tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước (chính phủ liên hiệp). Nhưng trong quá trình cách mạng, các tổ chức đảng phái hoặc là phản động, hoặc có đường lối không đúng đắn, không vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc nên đã lần lượt bị chính nhân dân loại bỏ, chỉ còn lại duy nhất Đảng CSVN.
Sau 1954, Đảng ta cũng chủ trương tổng tuyển cử tự do, thành lập chính phủ liên hiệp, thống nhất nước nhà, nhưng chính chính quyền Ngô Đình Diệm bác bỏ và phủ nhận thể chế đa nguyên đó. Mặt khác, được sự tiếp sức của đế quốc Mỹ, các thế lực phản động ở miền Nam từng lập nên một chính thể đa nguyên với sự tham gia của nhiều đảng phái. Nhưng mục đích chính trị của các đảng phái đó chống lại nền độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động, nên nhân dân cả nước VN đứng lên lật đổ thể chế chính trị đó, thiết lập nền chính trị nhất nguyên và lựa chọn ĐCS là đại diện duy nhất cho quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc.
(4) Đảng CSVN duy nhất lãnh đạo cách mạng VN 90 năm qua đã và đang không ngừng xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong nền chính trị nhất nguyên. Nền chính trị nhất nguyên ở VN là do nhân dân lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ai thực hiện nghiêm túc đường lối cách mạng, tuân theo pháp luật, người đó có dân chủ thực sự và luôn được pháp luật, công quyền bảo vệ.
(5) Dư luận quốc tế, chính phủ và nhân dân các nước dân chủ, tiến bộ trên thế giới đều đánh giá cao, ủng hộ ĐCSVN và chế độ nhất nguyên ở Việt Nam. Họ bày tỏ sự khâm phục và ủng hộ chế độ chính trị ở Việt Nam, thừa nhận sức sáng tạo, thành tựu thực tế họ thấy được về công cuộc đổi mới do ĐCSVN khởi xướng và lãnh đạo. Vì thế mới có chuyện nhiều đoàn đại biểu quốc tế sang Việt Nam nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về xây dựng sự ổn định chính trị xã hội. Sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ngày 17-6-2007, tờ The Straits Times viết: “Việt Nam là đất nước ổn định, người dân làm việc chăm chỉ và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Với những yếu tố này cộng lại, Việt Nam là mỏ vàng cho các nhà đầu tư Mỹ nào biết nắm bắt cơ hội”. Còn cựu chiến binh Mỹ Thomas A.Hutchings – người từng tham chiến ở Việt Nam viết: “Việt Nam đang thay đổi và có một lịch sử đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước thật hào hùng. Bất cứ nỗ lực bên ngoài nào để áp đặt “những giá trị dân chủ kiểu Mỹ” và kêu gọi chấp nhận thể chế đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam thì Việt Nam phải kiên quyết từ chối và bác bỏ”…
Kết luận: đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là điều không tưởng ở Việt Nam!
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » đan Nguyên đa đảng Là Gì
-
Hệ Thống đa đảng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đa Nguyên, đa đảng Có Phải Là Mệnh Lệnh đổi Mới Của đất Nước?
-
Đa Nguyên Chính Trị, đa Đảng đối Lập - điều Không Thể Chấp Nhận
-
Dân Chủ Không đồng Nghĩa Với đa Nguyên, đa đảng
-
Lại Luận Bàn Về Dân Chủ Và đa Nguyên, đa đảng - Báo Lâm Đồng
-
Tính Nguy Hiểm Của Luận điểm đa đảng
-
Việt Nam Thực Hiện Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Không Chấp Nhận đa ...
-
GÓP PHẦN PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM ĐÒI “ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ ...
-
đa Nguyên Chính Trị, đa đảng đối Lập – điều Không Thể Chấp Nhận
-
Mối Quan Hệ Giữa đa Nguyên Chính Trị Và Dân Chủ
-
ĐẤU TRANH CHỐNG LUẬN ĐIỂM “ĐA ĐẢNG” Ở VIỆT NAM
-
Việt Nam Không Cần Và Không Chấp Nhận đa Đảng
-
Từ "xã Hội Dân Sự" Thúc đẩy đa Nguyên, đa đảng - Âm Mưu Thâm độc ...
-
Luận điệu Thù địch, Xuyên Tạc “không Có Dân Chủ Trong Chế độ Một ...