Luận Văn " Tội Giết Người Trong Luật Hình Sự Việt Nam " - TaiLieu.VN
Có thể bạn quan tâm
- Tiểu luận triết học
- Tiểu luận kinh tế chính trị
- Bài tiểu luận mẫu
- Tiểu luận Mác Lênin
-
- Tiểu luận văn hóa
- Luận văn văn học
- HOT
- CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
- FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
- CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
- FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
- LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
- LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
- FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
- CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
Chia sẻ: PHAM TIEN DAT DAT | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:70
Thêm vào BST Báo xấu 2.562 lượt xem 257 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủThực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do có sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách...
AMBIENT/ Chủ đề:- luật hình sự
- trách nhiệm hình sự
- luật hình sự Việt Nam
- nguyên tắc nhân đạo
- Bộ luật Hình sự
- pháp lý hình sự
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Đăng nhập để gửi bình luận! LưuNội dung Text: Luận văn " Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam "
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam ĐỀ TÀI “ Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam” Giáo viên hướng dẫn : Ts Phạm Văn Beo Sinh viên thực hiện : Phạm Văn Đạt GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt -1-
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ 6 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 6 2. Nội dung và phạm vi nghiên c ứu ...................................................... 7 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 7 5. Cơ cấu đề tài ..................................................................................... 7 CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 9 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI.................................... 9 1.Vài nét về các tội xâm phạm tính mạng trong Luật hình sự Việt Nam ............................................................................................................... 9 1.1. Khái niệm .................................................................................... 9 1.2. Đặc điểm ..................................................................................... 9 2. Khái niệm chung về tội giết người..................................................... 9 2.1. Khái niệm theo từ điển Tiếng Việt .............................................. 9 2.2. Khái niệm theo quan điểm Luật Hình Sự ................................. 10 2.3. Đặc điểm của tội giết người...................................................... 10 Tội g iết người là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nó không những tước đi tính mạng của con người mà còn ảnh hưởng nặng nề đối v ới dư luận xã hội, tội giết người c ó một số đặc điểm sau ................................................................................................... 12 2.3.1. Đ ặc điểm về động cơ của tội phạm giết người ..................... 12 2.3.2. Đ ặc điểm về thân nhân .......................................................... 12 2.3.3. N guyên nhân và điều k iện của tội g iết người ........................ 12 2.3.3.1 Sự du nhập của lối sống bạo lực, ích kỷ dẫn đến hình thành ý thức coi thường tính mạng người khác trong một bộ phận dân cư ......................................................................................................... 13 2.3.3.2 Sự phát triển của các tệ nạn xã hội đặc biệt là nghiện ma tuý, cờ bạc ....................................................................................... 14 2.3.3.3 Lối sống buông thả, ích kỷ và tư tưởng “đèn nhà ai nhà lấy sáng” tồn tại trong một bộ phận dân cư .......................................... 14 2.3.3.4. Hiện tượng chủ quan, thiếu tinh thần cảnh giác của quần chúng nhân dân ............................................................................... 15 2.3.3.5. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát xã hội chưa được chặt chẽ ................................................................................................... 15 2.3.3.6. Chưa giải quyết đầy đủ việc làm cho những người trong độ tuổi lao động .................................................................................... 15 2.3.3.7. Công tác thu hồi, quản lý và sử dụng vũ khí còn s ơ hở .... 15 2.3.3.8. Những thiếu sót và hạn chế trong công tác của các c ơ quan bảo vệ pháp luật .............................................................................. 16 3. Lịch sử các quy định về tội giết người trong Pháp luật hình sự Việt Nam ..................................................................................................... 16 3.1. Giai đoạn phong kiến ................................................................ 17 GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt -2-
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam 3.2. Giai đoạn 1945 – 1985 ............................................................. 17 3.3. Giai đoạn từ năm 1985 – 1999 ................................................. 17 1. Tội giết người được quy định tại điều 93 Bộ luật Hình sự.............. 20 2. Cấu thành tội phạm ......................................................................... 20 2.1. Mặt khách quan của tội phạm ................................................. 21 2.2. Mặt khách thể c ủa tội phạm ..................................................... 22 2.3. Mặt chủ thể của tội phạm ......................................................... 22 2.4. Mặt chủ quan của tội phạm ...................................................... 23 3. Một số trường hợp cụ thể của tội giết người .................................. 24 3.1. Giết nhiều người ....................................................................... 24 3.2. Giết phụ nữ mà biết là có thai .................................................. 25 3.3. Giết trẻ em ................................................................................ 26 3.4. Giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do c ông vụ của nạn nhân ................................................................................................. 28 3.5. Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo hoặc cô giáo của mình .................................................................................. 29 3.6. Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng .................................. 29 3.7. Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác : ........... 29 3.8. Giết người để lấy bộ phận cơ thể nạn nhân ............................ 30 3.9. Thực hiện tội phạm một cách man rợ ...................................... 30 3.10. Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp .......................... 31 3.11. Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người................................................................................................ 31 3.12. Thuê giết người hoặc giết người thuê .................................... 32 3.13. Giết người có tính chất côn đồ ............................................... 33 3.14. Giết người có tổ chức ............................................................. 34 3.15. Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm ................ 34 3.16. Giết người v ì động cơ đê hèn ................................................ 35 4. Khung hình phạt đối v ới tội giết người ............................................ 35 5. So sánh tội giết người với một số tội xâm phạm tính mạng khác .. 37 5.1. Đ iểm giống nhau ....................................................................... 37 5.1.1. Mặt khách thể ........................................................................ 37 5.1.2. Mặt khách quan của tội phạm ............................................... 37 5.1.3. Mặt chủ thể của tội phạm ...................................................... 38 5.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm ................................................... 38 5.2. Hình phạt .................................................................................. 38 5.3. Tội giết con mới đẻ (điều 94 BLHS) ......................................... 38 5.4. Tội giết người trong tình trạng bị kích động.(điều 95 BLHS) ... 38 5.5. Tội vô ý làm chết người. (điều 98 BLHS) ................................. 39 5.6. Phân biệt tội giết người với một số tội xâm phạm sức khoẻ khác ......................................................................................................... 39 5.6.1. Phân biệt tội giết ng ười (hoàn thành) v ới tội cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến chết người ...................................... 39 GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt -3-
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam 5.6.2. Phân biệt tội giết ng ười (chưa đạt) với tội cố ý gây thương tích ................................................................................................... 43 1. Tình hình tội giết người trên cả nước ............................................. 47 2. Tình hình tội phạm giết người ở tỉnh Kiên Giang............................ 50 3. Những bất cập trong việc áp dụng Bộ luật hình sự đối với tội giết người ................................................................................................... 51 3.1. Văn bản hướng dẫn định tội danh đối với “hành vi mắc dây điện trần để bảo vệ tài sản nhưng đã gây ra hậu quả chết người” của cơ quan có thẩm quyền chưa có sự thống nhất nên đã dẫn đến những sai sót trong việc định tội ................................................................. 52 3.2. Văn bản hướng dẫn “phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích” của c ơ quan có thẩm quyền còn chưa đầy đủ và chưa có tính khái quát nên đã dẫn đến những sai sót trong việc định tội ......................................................................................................... 53 3.3. Quy định của BLHS về TTĐKTN “Giết nhiều người” còn chưa cụ thể lại chưa có văn bản giải thích, hướng dẫn nên khi áp dụng còn có nhiều quan điểm trái ngược ................................................. 57 3.4. H ướng dẫn áp dụng TTĐKTN “Giết phụ nữ m à biết là có thai” còn chưa đầy đủ nên dễ dẫn đến việc áp dụng không thống nhất . 58 3.5. Đ ịnh tội danh sai ....................................................................... 60 4. Các biện pháp phòng chống tội phạm giết người ....................... 61 4.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nếp sống lành mạnh, tiến bộ cho nhân dân ............................................................ 61 4.2. Loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực từ lối sống tư sản được du nhập, bài trừ tệ nạn xã hội ............................................................... 61 4.3. Tăng cường công tác quản lý tốt an ninh trật tự, bảo đảm quản lý xã hội ............................................................................................ 62 4.4. Tập trung giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm cho những người trong độ tuổi lao động ........................................................... 62 4.5. Phát động phong trào năng cao ý thức trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm giết người trong cán bộ và nhân dân ......... 63 4.6. Thu hồi v à quản lý chặt chẽ vũ khí, không để vũ khí, vật liệu nổ vào tay tội phạm............................................................................... 63 4.7. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người của các cơ quan bảo vệ pháp luật ........................................ 63 5. Một số ý kiến đề xuất hoàn thiện Bộ luật hình sự về tội giết người 64 5.1. Tại điểm i khoản 1 điều 93 BLHS quy định “Thực hiện tội phạm một cách man rợ” ............................................................................. 64 5.2. Tại điểm c khoản 1 điều 93 BLHS quy định về hành vi giết trẻ em nhưng lại không giải thích rõ như thế nào thì được xem là trẻ em ......................................................................................................... 64 5.3. Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn định tội danh với người mắc dây điện trần để bảo vệ tài s ản nhưng đã gây ra hậu quả chết người .............................................. 64 GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt -4-
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam 5.4. Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn (có tính khái quát) phân biệt tội giết người với tôi cố ý gây thương tích....................................................................................... 65 KẾT LUẬN ............................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 70 GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt -5-
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Th ực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất n ước. Chúng ta đ ã đạt được nhiều th ành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. cùng với sự phát triển không n gừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống nhân dân không những ổn định m à ngày m ột nâng cao do có sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh những th ành tựu đạt đư ợc, nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, có ảnh h ưởng tiêu cực làm n ảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về d ân số, việc làm, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng. Có thể nói rằng, trong những năm gần đâ y tình hình tội phạm giết người do nhiều n guyên nhân có xu hướng gia tăng, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi n gười phạm tội thực hiện vô cùng d ã man, tàn ác. Hậu quả gây ra nhiều cái chết thương tâm không gì bù đ ắp, để lại gánh nặng cho xã hội; gia đình và gây bất bình trong quần chúng nhân dân, gây m ất trật tự trị an và tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân tại địa phương. Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong một bộ phận người dân là nguyên nhân ph ạm tội. Có những vụ án giết người vì những thù tức nhỏ; những tranh chấp không đáng kể; có những vụ án chồng giết vợ vì ghen; con giết cha vì tài sản... làm cho giá trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút. Nguy h iểm hơn, kẻ phạm tội còn thực hiện hành vi hiếp dâm rồi giết trẻ em; giết phụ nữ m ang thai; giết người với h ành động vô cùng dã man như chặt đầu, tay, chân... điều đó nói lên việc xem thường tính mạng của người khác. Đã đến lúc cần báo động, đồng th ời cần phải có biện pháp phòng, chống kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ tính mạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Trư ớc tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc n ghiên cứu về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi ph ạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả công tác đấu tranh phòng, ch ống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng và tiến tới đẩy lùi tội phạm trong thời gian tới. Để góp phần đấu tranh và phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay cũng như việc áp dụng pháp lu ật đối với tội giết người, n gười viết chọn luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam” GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt -6-
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam 2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu Trong các tội xâm phạm tính mạng, sức kho ẻ, nhân phẩm, danh dự của con người thì tội xâm phạm tính mạng là hành vi nguy hiểm nhất trong xã hội vì hành vi này đã cướp đi mạng sống của người khác – m ột quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con n gười. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung phân tích sâu các vấn đề liên quan đến tội giết người nh ư các yếu tố cấu thành; phân tích dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự; từng h ành vi xâm hại đến từng đối tượng cụ thể; khung h ình phạt cho mỗi loại tội, so sánh tội này với một số loại tội phạm khác trong cùng một chương để thấy đ ược tính nguy hiểm đến xã hội của tội giết người và thực tiễn đ ấu tranh phòng chống tội giết người của nước ta hiện nay, đồng thời người viết cũng đưa ra một số giải pháp chủ quan của cá nhân nhằm góp phần chung trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm nguy hiểm này. 3. Mục đích nghiên cứu Làm rõ tình hình tội giết người, tìm ra nguyên nhân và điều kiện, phân tích, đánh giá những yếu tố cấu th ành nên tội giết người để từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, ch ống tội phạm góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội. 4. Phương pháp nghiên cứu Lu ận văn đư ợc xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và sưu tầm, tổng hợp tài liệu có liên quan đ ến tội giết người, kết hợp với xem xét vụ án trên thực tế tại địa phương để chứng minh và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, n gười viết cũng đã sử dụng những ph ương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích và tổng hợp 5. Cơ cấu đề tài Luận văn được trình bày gồm 3 ch ương: Chương 1 : Những vấn đề chung về tội giết người. Chương 2 : Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành. Chương 3: Th ực trạng tội giết người ở Việt Nam và giải pháp phòng chống tội giết người. GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt -7-
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô Trường Đại Học Cần Thơ đ ã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian ngồi trên giảng đường đại học để em có th ể tiếp thu những kiến thức quý giá giúp em hoàn thành bài viết này. Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn TS Phạm Văn Beo đ ã tận tình h ướng dẫn và tao mọi điều kiện , quan tâm tốt nhất để giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù trong quá trình n ghiên cứu đã có sự cố gắng, nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để b ài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt -8-
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI 1.Vài nét về các tội xâm phạm tính mạng trong Luật hình sự Việt Nam Con người được coi là vốn quí trong xã hội, là đối tượng h àng đ ầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì đó là ý nghĩa quan trọng h àng đ ầu đối với con người. 1.1. Khái niệm Các tội xâm phạm tính mạng của con người là những h ành vi (hành động hoặc không hành động), có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác. 1.2. Đặc điểm Tội giết người là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nó không những tước đi sinh mạng của con người mà còn ảnh hưởng nặng nề đối với dư lu ận xã hội, do vậy tại điều 93 Bộ Luật Hình Sự (BLHS) đã quy định khung h ình ph ạt tối đa là tử hình đối với kẻ phạm tội. Trải qua hàng n gàn năm dựng nư ớc và giữ n ước, dân tộc Việt Nam đã để lại cho th ế hệ sau nhiều di sản vô cùng quý báu. Trong đó thành tựu về pháp luật hình sự là một trong những di sản quý báu nhất. Sự phát triển của pháp luật h ình sự gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam qua từng thời đại. Trong thời kỳ phong kiến và pháp thuộc, tuy pháp luật hình sự rất hà kh ắc, nhằm b ảo vệ nhà vua, ch ế độ phong kiến. Là công cụ của thực dân pháp và tay sai, đàn áp dã m an nhân dân ta, nhằm duy trì ch ế độ thực dân xâm lược, pháp lu ật rất d ã man, tàn b ạo nhưng trong thời kỳ phong kiến thực dân vẫn chưa ghi nhận khái niệm tội phạm nói chung, tội giết ngư ời nói riêng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, hàng loạt văn b ản pháp luật hình sự được ban h ành để trừng trị các tội phạm phản cách m ạng, tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và trừng trị các tội phạm tài sản của công dân 2. Khái niệm chung về tội giết người 2.1. Khái niệm theo từ điển Tiếng Việt - Tội: Là h ành vi trái với qui định của pháp luật, vi p hạm về những điều cấm của đ ạo đức xã h ội, tôn giáo. - Giết: Làm cho người chết h ay gây ra cái chết một cách đột ngột. - Ch ết: Là khả năng sống không còn. - Người: là loài động vật có tổ chức cao nhất, có khả năng tư duy, có tư th ế đứng th ẳng, có đ ầu óc sáng tạo và sử dụng công cụ trong quá trình lao động. GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt -9-
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam 2.2. Khái niệm theo quan điểm Luật Hình Sự Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy đ ịnh tội giết ngư ời nhưng không mô tả cụ th ể những dấu hiệu của tội này mà ch ỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử , có thể định n ghĩa: - Giết người: là h ành vi trái p háp lu ật cố ý làm ch ết người ngoài ý m uốn của nạn nhân. Hành vi làm chết người được h iểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con n gười, chấm dứt sự sống của họ. - Tội giết người: là hành vi cố ý tước đo ạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật. Tội giết người là một trong những tội n guy hiểm nh ất trong chương XII của Bộ lu ật h ình sự, chính vì vậy n ên có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Hậu quả của hành vi trái p háp luật này là chết người. Như vậy, tội giết n gười ch ỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có h ậu quả ch ết n gười. Nếu h ậu quả ch ết n gười không xảy ra vì n guyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết n gười chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đ ích và động cơ phạm tội không là d ấu hiệu b ắt buộc của cấu thành tội ph ạm tội giết người và được quy định là tình tiết đ ịnh khung tăng n ặng h ình phạt. Một số hành vi khác, cũng làm chết người, nhưng không coi là hành vi của tội giết n gười như: - Hành vi không trái luật: Hành vi gây ra cái chết cho người khác đ ược pháp luật cho phép (phòng vệ chính đáng, thi h ành án tử hình v.v....) - Hành vi trái lu ật: Hành vi làm chết n gười trong khi thi hành công vụ, hành vi vô ý làm chết người, hành vi bức tử, hành vi xúi giục hoặc giúp ngư ời khác tự sát, hành vi giết con mới đẻ, h ành vi giết người do tinh thần bị kích đ ộng mạnh , giết n gười do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đ áng. Trong những trư ờng hợp có hành vi trái luật như th ế, người ta không quy định là tội giết người mà quy đ ịnh bằng một tội d anh cụ th ể, tương ứng với hành vi. Hình phạt đối với những tội danh này không n ghiêm trọng bằng tội giết người. 2.3. Đặc điểm của tội giết người Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của n gười khác một cách trái pháp luật. + Hành vi tước đoạt tính mạng đ ược hiểu là hành vi có kh ả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này không th ể coi là hành vi khách quan của tội giết người. hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành đ ộng như bắn, chém, đâm … hành vi khách quan của tội giết người cũng có thể là không hành động – đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải h ành động, phải làm một số việc nhất định để đảm bảo sự an to àn về GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 10 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam tính m ạng cho ngư ời khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc làm đó. Không hành động của họ trong trường hợp này có kh ả năng gây ra cái chết cho ngư ời khác. Chẳng hạn, để trả thù ngư ời mổ, b ác sĩ phụ sản trực tiếp xử lý ca mổ đ ã cố trì hoãn không cho mổ với mục đích giết hại người đó và d ẫn đến người đó chết. + Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người phải là hành vi tư ớc đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp lu ật. Hành vi tước đoạt tính mạng của chính mình không phải là hành vi khách quan của tội giết n gười. Hành vi gây ra cái ch ết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không phải là hành vi khách quan của tội giết người, như hành vi tước đoạt tính mạng của n gười khác trong phòng vệ chính đáng, trong tình th ế cấp thiết hoặc thi h ành hình phạt tử hình… Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội n ày. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì tội phạm có thể đang ở giai đo ạn chuẩn bị hoặc chưa đạt. Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan – hành vi tước đoạt sinh mạng của n gười khác – đã thực hiện và hậu quả chết người đ ã xảy ra cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu th ành tội phạm giết người. Việc xác định mối quan h ệ nhân quả là điều kiện cần thiết để có thể buộc người có hành vi tước đoạt tính mạng ngư ời khác phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết n gười đã xảy ra. Người có hành vi tước đoạt tính mạng ngư ời khác một cách trái pháp lu ật chỉ phải chịu trách nhiệm h ình sự về những hậu quả chết người đ ã xảy ra, nếu h ành vi họ đ ã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết ngư ời đ ã xảy ra đó. Việc xác đ ịnh n ày trong nhiều trường hợp cũng hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự hỗ trợ của giám đ ịnh pháp lý. Lỗi của người phạm tôi giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp: + Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên sẽ xảy ra), nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. + Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết n gười có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức đ ể mặc cho hậu quả xảy ra, hay nói một cách khác, họ chấp nhận hậu quả đó. Trong trường hợp hậu quả chết ngư ời đã xảy ra, việc xác định lỗi là cố ý trực tiếp h ay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội. Nhưng trong trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra, việc xác định tội này có ý nghĩa rất quan trọng GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 11 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam Tội giết n gười là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nó không những tước đi tính m ạng của con n gười mà còn ảnh hưởng nặng nề đối với dư luận xã hội, tội giết n gười có một số đặc đ iểm sau 2.3.1. Đặc điểm về động cơ của tội phạm giết người Động cơ phạm tội được hiểu là động cơ bên trong thúc đ ẩy người phạm tội thực h iện h ành vi phạm tội. Bất kỳ hành động có mục đích của con người đều là kết quả mối quan hệ qua lại của một hoặc nhiều động cơ khác nhau. Tương tự vậy, đ ối với các vụ án giết n gười xảy ra hàng lo ạt tác động vào tâm lý, thái độ và các mối quan hệ của n gười phạm tội. Động cơ ph ạm tội cũng có tác động tới việc lựa chọn phương thức gây án và che giấu tội phạm. Trong những năm gần đây ta th ấy nổi lên một số động cơ chủ yếu sau đây: - Giết n gười do mâu thuẫn thù tức, trong đó có giết n gười do mâu thuẫn càn qu ấy. - Giết n gười để cướp của. - Giết n gười do mê tín. - Giết n gười để thực h iện ho ặc che giấu tội ph ạm khác. 2.3.2. Đặc điểm về thân nhân Nhân thân của tội giết n gười là tổng h ợp những dấu hiệu về xã hội – chính trị, tâm lý về th ể chất của người đã gây ra hành vi phạm tội mà BLHS đ ã quy định . Qua thực tế xét xử ta th ấy đa phần có kho ảng 94,5% người phạm tội là Nam giới, trong đó có khoản 63% ph ạm tội trong trạng thái có ch ất kích thích như rượu ; bia và đ a số họ có trình độ văn hoá th ấp, không biết chữ, nghèo nàn. Độ tuổi phạm tội là từ 18 đến 40, nghề n ghiệp thì đủ thành ph ần từ vô công rỗi n ghề cho đến cán bộ công chức, h ọc sinh sinh viên , nông dân, công nhân, các vụ án giết người thường xảy ra vào b an đ êm , nơi vắng ít người qua lại. Công cụ gây án chủ yếu như súng các loại, thuốc nổ, d ao .... hoặc các loại công cụ khác tương tự. Nghiên cứu những đ ặc điểm tội p hạm giết người như: giới tính và độ tuổi của n gười phạm tội giết ngư ời, trình độ học vấn và hoàn cảnh, nghề nghiệp và địa vị xã hội, m ối quan hệ giữa n gười phạm tội với n ạn nhân, động cơ và mục đích, công cụ , phương tiện, p hương pháp, thủ đoạn, th ời gian và địa điểm, nguyên nhân, đặc đ iểm của người phạm tội sẽ góp ph ần trong đấu tranh phòng, chống tội giết ngư ời. 2.3.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội g iết người Tội giết n gười bắt nguồn từ những thói quen, tàn dư, tư tưởng tư hữu , coi thường tính mạng con người; do khó khăn về đ iều kiện kinh tế xã hội cũng như do h ậu quả n ặng nề của chiến tranh để lại. Ngoài ra, tội giết người còn có những nguyên nhân đ ặc thù riêng mà khi nghiên cứu những đặc thù này giúp chúng ta nhận th ức đ ầy đ ủ và h iểu rõ những tác động trực tiếp làm phát sinh các điều kiện phạm tội như: GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 12 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam - Sự du nhập lối sống bạo lực, ích kỷ dẫn đ ến h ình thành ý thức coi thường tính m ạng người khác trong một bộ phận dân cư, lối sống đ ó dường như n gười phạm tội chỉ tìm cách để bảo vệ quyền lợi của b ản thân là yếu tố tìm th ấy hầu hết trong các vụ án giết ngư ời. - Công tác giáo dục tư tưởng, giáo dục ý thức lao động ý thức tôn trọng tài sản của người khác còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Yếu tố này thường được xem xét trong những trường hợp giết n gười gắn với động cơ chiếm đo ạt tài sản hoặc chiếm quyền thừa kế... - Sự phát triển của tệ nạn m a tuý, cờ bạc đ ã len lỏi vào khu làng, n gõ phố. Khi con người đã “nghiện ” các tệ nạn; muốn có tiền để sử dụng thì không lo ại trừ hành vi giết n gười, cướp củ a. - Lối sống buông thả ích kỷ và tư tưởng “đèn nhà ai nấy sáng”, hoặc hiện tượng thiếu tinh thần chủ quan cảnh giác của quần chúng nhân d ân cũng là nguyên n hân thuận lợi để bọn tội ph ạm có cơ hội gây án . - Việc tuần tra kiểm soát để giữ gìn an ninh trật tự trên từng đ ịa b àn vẫn còn hạn chế, các cơ quan chính quyền tại địa phương chưa lôi kéo , tập h ợp được đ ông đ ảo n gười dân tham gia thực hiện. - Các cơ quan chức năng chưa giải quyết đư ợc việc làm cho những n gười ở tuổi lao động, vì vậy không quản lý được những n gười thất nghiệp , họ không có công ăn việc làm nên họ d ễ d àng bị bế tắc cuộc sống, sa n gã vào những ho ạt động tội phạm từ những người xung quanh nhất và xã hội h iện nay. Nghiên cứu và làm sáng tỏ nguyên n hân và điều kiện phát sinh tồn tại của tội giết n gười có ý n gh ĩa hết sức quan trọng, nó đáp ứng được yêu cầu về mặt lý luận cũng như th ực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội giết ngư ời nói riêng. Ngoài những nhân thân của tội phạm nói chung, đó là những tàn dư, thói quen tư tưởng tư hữu; coi thường tính m ạng của người khác còn tồn tại, do tình hình khó khăn về kinh tế xã hội cũng như do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại. Ngoài ra, tội giết n gười còn có những nguyên nhân và điều kiện đặc thù. 2.3.3.1 Sự du nhập của lối sống bạo lực, ích kỷ dẫn đến hình thành ý thức coi thường tính mạng người khác trong một bộ phận dân cư Từ khi nền kinh tế thị trường được hình thành ở Việt Nam, thì một bộ phận dân cư trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên do ảnh hưởng của những băng h ình, sách báo, tranh ảnh mang tính bạo lực cao đ ã tự cho mình cách xử sự bằng bạo lực đối với người khác có khi b ất cứ mâu thuẫn nào xảy ra kể cả khi đó chỉ là những va chạm nhỏ. Cũng có thể phần nào đánh giá ý thức coi thường tính mạng người khác qua những trường h ợp có thể nhìn thấy người khác bị đánh đập, bị đe doạ tính m ạng nhưng vẫn dửng dưng không can thiệp. Lối sống bạo lực, ích kỷ còn th ể hiện qua những vụ án mà GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 13 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam dường như can phạm chỉ tìm cách đ ể bảo vệ quyền của m ình b ằng cách chăng dây đ iện để bảo vệ vườn cây, dùng roi điện để tấn công người câu cá trộm. Tóm lại tồn tại như một nguyên nhân của tội giết người, việc coi thường tính m ạng của người khác, đề cao mọi quyền lợi cá nhân của mình là yếu tố có thể tìm th ấy ở hầu hết các vụ án giết người ở nước ta tuỳ ở nh ững mực độ khác nhau . 2.3.3.2 Sự phát triển của các tệ nạn xã hội đặc biệt là nghiện ma tuý, cờ bạc Cũng trong những năm gần đây tệ nạn xã hội đã len lỏi vào từng ngôi làng, ngõ phố, nó ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Thực tế cho thấy nhiều vụ án mạng xảy ra lại gắn liền với những tệ nạn này. Tệ nạn này đ ã cướp đi cả nhân cách của những con nghiện, đẩy họ đến chỗ làm bất cứ việc gì để có tiền hút hít kể cả giết người thuê, giết người để cướp tài sản, thậm chí giết người thân khi họ ngăn cản việc mang tài sản của gia đình đi bán. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến loại tội phạm này. Tệ nạn cờ bạc làm khuynh gia b ại sản nhiều gia đ ình thì cũng cùng lúc kéo theo những hành vi tội lỗi liên quan đ ến tính mạng con n gười như giết người để quỵt tiền thua bạc, giết người để cướp tài sản lấy tiền đánh b ạc, …. Nghiện rượu lại có trường hợp đẩy con người vào hoàn cảnh không thể nhận thức và điều khiển tốt hành vi của mình từ đó dẫn đến việc có thể giết người do bất cứ sự kích động nhỏ nào. 2.3.3.3 Lối sống buông thả, ích kỷ và tư tưởng “đèn nhà ai nhà lấy sáng” tồn tại trong một bộ phận dân cư Trước hết phải nói rằng với sự du nhập lối sống của các nư ớc phương Tây, cách sống theo truyền thống đạo lý của Việt Nam đã phần n ào bị mai một. Nhiều người đã tìm cách chạy theo những nhu cầu ích kỷ của bản thân bất chấp cả dư luận xã hội cũng như sự lên án của các giá trị đạo đức. Chính lối sống buông thả này đã tạo ra nguyên cớ cho những vụ giết người vì động cơ ghen tuông, giết vợ, giết chồng để tự do lấy vợ, lấy chồng khác. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp thu sớm nhất những tiến bộ từ các n ước phương Tây nhưng cũng là nơi chịu ảnh hư ởng tiêu cực nhiều của lối sống này. Bên cạnh đó tư tưởng “Đèn nhà ai nấy sáng” trong m ột bộ phận dân cư thành th ị trở thành yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm gây án. Tư tư ởng này cũng là yếu tố bất lợi đối với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Với lối sống buông thả, ích k ỷ của một bộ phận dân cư thành thị như hiện nay có th ể tạo điều kiện cho môi trường thuận lợi để tội giết người còn tồn tại trên địa bàn nước ta. GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 14 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam 2.3.3.4. H iện tượng chủ quan, thiếu tinh thần cảnh giác của quần chúng nhân dân Qua nghiên cứu các vụ án giết người xảy ra trên thực tế, chúng ta thấy có những vụ giết người chỉ có thể xảy ra khi nạn nhân thiếu tinh thần cảnh giác, cũng có những vụ giết người m à can ph ạm dễ dàng hành động dựa vào sự chủ quan, thiếu cảnh giác của nạn nhân. Ngoài ra còn phải nói đến hiện tượng thiếu tinh thần cảnh giác của quần chúng nhân dân nói chung. Có trường hợp một vụ giết người xảy ra trong khu tập thể, kẻ phạm tội bịt miệng, kéo nạn nhân vào nhà tắm để bóp cổ, nạn nhân giãy giụa kêu la và những người trong khu tập thể nghe thấy nhưng lại không cho rằng đó là một vụ án m ạng. Trong những trường hợp tương tự như vậy nếu những ngư ời hàng xóm chung quanh có tinh thần trách nhiệm, cảnh giác cao hơn nữa thì có thể tội phạm đã đ ược n găn chặn kịp thời. 2.3.3.5. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát xã hội chưa được chặt chẽ Thực trạng hiện nay là việc giữ gìn trật tự an to àn trên địa bàn các tỉnh, thành phố còn nhiều khiếm khuyết. Có thể dễ dàng nhận thấy lực lượng chuyên trách còn quá ít đ ể thực hiện tốt nhiệm vụ của m ình. Bên cạnh đó, do thiếu cả những điều kiện làm việc cần thiết nên lực lượng chuyên trách đã không thu thập hết được những thông tin từ quần chúng nhân dân. Việc tuần tra khu vực, tuần tra ở các khu tập thể còn yếu và không thường xuyên, nhiều nơi hoạt động này chỉ là hình thức nên các đối tượng có b iểu hiện nghi vấn không được phát hiện để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 2.3.3.6. Chưa giải quyết đầy đủ việc làm cho những người trong độ tuổi lao động Giải quyết công ăn việc làm cho nh ững người trong độ tuổi lao động hiện nay đ ang là vấn đề nan giải đối với to àn xã hội nói chung và các cơ quan ch ức năng nói riêng, Hiện nay chúng ta chưa thực sự quản lý được những người thất nghiệp, chưa tổ chức, tập hợp được những người trong độ tuổi lao động mà chưa có việc làm. Mặt khác cũng không hướng dẫn, rèn luyện làm hình thành nhân cách sống của con người m ới cho họ. Đối tượng những người thất nghiệp bị bế tắc trong cuộc sống do ảnh hưởng của cách sống tiêu cực từ những người xung quanh do sự đe doạ, tác động trực d iện từ các tệ nạn xã hội nên họ đã trở thành một bộ phận đối tượng thực hiện tội giết n gười. 2.3.3.7. Công tác thu hồi, quản lý và sử dụng vũ khí còn sơ hở Hiện tượng tàng trữ, mua bán vũ khí trái phép còn tồn tại do đó chưa ngăn chặn được việc luân chuyển vũ khí vào tay bọn tội phạm đ ặc biệt là những tên đ ã có tiền án, tiền sự. Mặt khác, một số ít cán bộ nhân viên có trách nhiệm giữ gìn vũ khí đ ã vi ph ạm các quy định về bảo quản và sử dụng. Những thiếu sót, sơ hở này thường bị bọn tội GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 15 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam phạm lợi dụng đ ể tìm ra công cụ gây án. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử đã ch ỉ rõ trong những năm vừa qua số người phạm tội giết người có dùng súng cà các loại vũ khí khác đều có chiều hướng gia tăng gắn theo nó là sự thiệt hại rất lớn cả về vật chất và tinh thần mà lo ại tội phạm n ày gây ra cho nạn nh ân và xã hội. 2.3.3.8. Những thiếu sót và hạn chế trong công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án và cán bộ chuyên trách làm công tác b ảo vệ an ninh trật tự ở địa phương chưa giám sát việc quản lý, giáo dục tốt những người có tiền án, tiền sự, những người mãn hạn tù trở về, chưa có kế hoạch giáo dục họ trở thành người tốt cho xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng. Công tác thu nh ập và xử lý thông tin m à quần chúng cung cấp về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa có ch ế độ khen thưởng, khích lệ quần chúng nhân dân tham gia phòng chống tội phạm và tố giác tội phạm. Công tác truy tố nhiều vụ án còn chậm, chất lượng còn h ạn chế. Viện kiểm sát, Toà án và các cơ quan điều tra chưa phối hợp chặt chẽ nhịp nh àng nên thường có ý kiến khác nhau trong quá trình xét xử vụ án dẫn đến kéo d ài vụ án. Công tác xét xử các vụ án giết người còn chưa thật kịp thời, điều đó làm hạn chế vai trò giáo dục, phòng ngừa của công tác xét xử. Số vụ án giết người h àng năm còn tồn đọng nhiều. Ngoài ra, một số vụ chưa được xử lý một cách nghiêm minh, tương xứng với tính chất của nó từ đó tạo ra tâm lý coi thường pháp luật, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự công minh của pháp luật. Việc thi hành án của loại tội phạm n ày trong nhiều trường hợp cũng chưa kịp th ời, triệt để. Các cơ quan công an, kiểm sát, toà án, Tư pháp chưa phối hợp chặt chẽ, chưa quan tâm đến công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng. Qua việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội giết người có thể thấy tội phạm này tồn tại và gia tăng là do một hệ thống các yếu tố khác nhau, có yếu tố thuộc về bản thân người phạm tội nhưng cũng có yếu tố thuộc về cơ ch ế quản lý xã hội, quản lý kinh tế hiện nay. Do đó, việc triệt tiêu h ết các yếu tố là nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này là công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự h ưởng ứng, tham gia tích cực của toàn thể nhân dân. 3. Lịch sử các quy định về tội giết người trong Pháp luật h ình sự Việt Nam Bắt nguồn từ h ình thành và phát triển các quy phạm Pháp luật hình sự về tội giết n gười với nhiều tình tiết khác nhau, gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật ở nước ta từ thời phong kiến cho đến sự ra đời của Bộ luật hình sự n ăm 1999 đ ã trải qua các giai đoạn sau: GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 16 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam 3.1. Giai đoạn phong kiến Trải qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, tội giết người trong thời đại phong kiến được quy định th ành những tội cụ thể trong tất cả các Bộ Luật Lý, Trần, Lê, Nguyễn. mà rõ nét nhất là Bộ luật Hồng Đức nh à Lê hay còn gọi là “Quốc triều hình lu ật”. Các tội được quy định khá rõ trong ch ương “Đấu tụng” (đánh nhau kiện cáo). Chương này gồm 30 điều, từ 456 đến điều 499. Nh ìn chung, trong “Quốc triều hình lu ật” quy định chung, không mang tính chất hành vi cụ thể như các Bộ Luật sau n ày, về dấu hiệu cấu th ành tội phạm còn nhiều lẫn lộn, không phân biệt rõ ràng (như giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích). Mặc dù vậy, Bộ luật n ày đánh d ấu sự tiến bộ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật tron g thời kỳ phong kiến ở Việt Nam lúc b ấy giờ nhằm nghiêm trị kẻ phạm tội. 3.2. Giai đoạn 1945 – 1985 Đây là giai đoạn đất nước ta trong giai đoạn chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và cả nước tiến lên xây dựng XHCN. Đầu tiên là sắc lệnh số 47/ST ngày 10/10/1945 do Bác Hồ ký, cho phép áp dụng số văn bản pháp luật của phong kiến, của đế quốc mà không trái với nguyên tắc độc lập của nư ớc Việt Nam dân chủ Cộng Hoà. Sắc lệnh số 27/ST ngày 28/02/1946 về việc truy tố tội bắt cóc tống tiền và ám sát. Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 về việc xử lý một số tội phạm như đánh bị thương, cố ý giết người được thể hiện trong điều 4 của thông tư này. Năm 1955, do bối cảnh lịch sử và tình hình xã hội lúc bấy giờ nên Bộ Tư pháp đã có thông tư số 19/VHH – HS ngày 30/06/1955 yêu cầu Toà án không áp dụng luật lệ phong kiến vào việc định tội, từ đó đã cho ra đời hàng loạt văn bản mới như: - Thông tư 24/TANDTC ngày 25/11/1974 về việc xét xử các tội cố ý giết người; - Sắc lệnh số 03/ST – 76 ngày 15/03/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời quy định các tội phạm và hình ph ạt, đồng thời ban h ành thông tư hướng dẫn các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của công dân như: Cố ý giết người, cố ý gây thương tích ... 3.3. Giai đoạn từ năm 1985 – 1999 Năm 1985 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của Bộ Luật Hình Sự (BLHS) đầu tiên của n ước CHXHCN Việt Nam, BLHS đầu tiên của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/1985, trong đó tội giết ngư ời đư ợc quy định tại chương II điều 101, b ao gồm 4 khoản quy định cụ thể cho từng hành vi của tội n ày. Đây cũng là giai đoạn áp dụng pháp luật Hình sự thống nhất cả nư ớc. Toà án nhân dân tối cao đã ra quyết đ ịnh số 04/HDTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS. Nghị quyết số 01/89 HĐTP GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 17 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam n gày 19/04/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung một số quy đ ịnh của BLHS. Qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, tính chất của tội phạm giết người n gày càng nguy hiểm, càng tinh vi, manh động. Nhằm phù hợp với tình hình thực tế phát sinh, BLHS Việt Nam qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989; 1991; 1992; 1997, đến năm 1999, tại kỳ họp thứ VI Quốc hội khoá X đã quyết định thông qua Bộ Lu ật hình sự năm 1999 và có hiệu lực vào ngày 01/07/2000. Ở Bộ luật này, tội giết n gười quy định tại Điều 93, bao gồm có 3 khoản quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn về h ành vi tội giết người, đồng thời quy định cụ thể về h ình ph ạt cho từng loại h ành vi. Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 n ăm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua năm 1999, có hiệu lực thi h ành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Điểm mới cơ b ản của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự đã bỏ án tử hình đối với 8 tội, đó là: hiếp d âm; buôn lậu; lừa đảo; làm, tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả; tổ chức sử dụng trái phép ma tuý; chiếm đoạt tàu bay, tàu thu ỷ; đưa hối lộ; huỷ hoại vũ khí quân dụng. Đối với các hành vi phạm tội nêu trên, chỉ áp dụng hình phạt cao nhất là tù chung thân. Nâng mức định lượng với nhiều tội danh theo hướng tăng lên. Cụ thể, nâng mức định lượng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng để xử lý các lo ại h ành vi lừa đảo; đưa, nh ận, môi giới hối lộ; trộm cắp; tham ô; công nhiên chiếm đoạt tài sản; huỷ hoại tài sản; lợi dụng chức vụ để trục lợi... Tuy nhiên, số tiền định lượng n ày chỉ áp dụng cho người phạm tội lần đầu. Nếu ngư ời phạm tội thuộc các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính, hoặc đ ã b ị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích... thì dù số tiền phạm tội dưới 2 triệu đồng vẫn có thể bị xử lý hình sự. Đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản, luật mới nâng mức vi phạm để truy cứu trách nhiệm từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng; nâng mức tiền trốn thuế từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng mới xử lý hình sự… Một bổ sung quan trọng về tội đánh bạc, đó là quy đ ịnh số tiền đánh bạc từ 2 triệu đồng trở lên m ới có thể bị xử lý hình sự, thay vì quy định chung chung số tiền “có giá trị lớn” như trước đây. Và để chấm dứt việc tranh cãi tại sao không xử lý hình sự các tổ chức đánh bạc, gá bạc hợp pháp như chơi đua ngựa, dự đoán có thưởng...Luật quy đ ịnh phải là tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép mới bị xử lý h ình sự; đồng thời quy đ ịnh theo hướng nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm quy định về đất đai: Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thu ê, cho phép chuyển quyền sử dụng, mục đích sử dụng đất trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về h ành vi này mà còn vi phạm sẽ bị xử lý hình sự. Ch ỉ cần thuộc một trong các trường h ợp: Gây hậu quả nghiêm trọng; đất có diện tích lớn hoặc giá trị lớn; đã bị xử lý kỷ GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 18 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam lu ật m à còn vi phạm là có thể bị xử lý hình sự. Mức án cao nhất của tội này trong Bộ lu ật Hình sự 1999 là 7 năm tù thì luật sửa đổi, bổ sung nâng lên 12 năm tù; nâng hình phạt bổ sung cho loại tội n ày lên 100 triệu đồng (trước đây là 50 triệu đồng)… Lần sửa đổi n ày, riêng tội giết người vẫn giữ n guyên quy đ ịnh và ch ế tài. GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 19 -
- Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam CHƯƠNG 2 TỘI GIẾT NGƯ ỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1. Tội giết người được quy định tại điều 93 Bộ luật H ình sự Tội giết người được quy định tại điều 93 Bộ luật Hình sự như sau: 1. Người nào giết người thuộc một trong những trường hợp sau đây, tì bị phạt tù mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a ) Giết nhiều người; b )Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d )Giết ng ười đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ )Giết ông bà, cho, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e)Giết ng ười mà trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm hoặc đặc biệt nghiêm trọng; g )Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h )Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i)Th ực hiện tội phạm một cách man rợ; k)Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l)Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m)Thuê giết người hoặc giết người thu ê; n )Có tính chất côn đồ; o )Có tổ chức; p )Tái phạm nguy hiểm; q )Vì động cơ đê hèn. 2.Phạm tội không thuộc các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 3.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành ngh ề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm nă m. 2. Cấu thành tội phạm Điều 93 quy định tội giết người nhưng không mô tả cụ thể những dấu hiệu của tội n ày mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, có thể định nghĩa: Giết người là hành vi cố ý tư ớc đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể rút ra những dấu hiệu pháp lý của tội giết người như sau: GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo SVTH: Phạm Văn Đạt - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y Học 320 tài liệu 1248 lượt tải-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)
26 p | 142 | 34
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam
26 p | 110 | 20
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam
13 p | 173 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội giết người từ thực tiễn tỉnh Long An
88 p | 27 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Kiểm sát điều tra tội giết người từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
78 p | 43 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng)
114 p | 41 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội giết người từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang
77 p | 48 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Dak Lak
106 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kiểm sát điều tra tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
84 p | 39 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội giết người trong luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước
92 p | 28 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người
101 p | 31 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội giết người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 30 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên nhân và điều kiện của các tội giết người trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
94 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên nhân và điều kiện của tội giết người trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
99 p | 26 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người
15 p | 68 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thực hành quyền công tố đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
79 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
90 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định
86 p | 39 | 3
- Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
- Không hoạt động
- Có nội dung khiêu dâm
- Có nội dung chính trị, phản động.
- Spam
- Vi phạm bản quyền.
- Nội dung không đúng tiêu đề.
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.
Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENTTừ khóa » Tiểu Luận Tội Giết Con Mới đẻ Trong Luật Hình Sự Việt Nam
-
[PDF] TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
-
Luận Văn: Tội Giết Con Mới đẻ Trong Luật Hình Sự Việt Nam, HOT
-
Tội Giết Hoặc Vứt Bỏ Con Mới đẻ Archives - Luận Văn PDF
-
Tội Giết Con Mới đẻ Trong Luật Hình Sự Việt Nam - 123doc
-
Báo Cáo "Tội Giết Con Mới đẻ Trong Pháp Luật Hình Sự ... - Tailieunhanh
-
Thư Viện Đại Học Luật Hà Nội
-
Luận Văn: Tội Giết Người Theo Pháp Luật Hình Sự Tại Tỉnh Nam Định
-
Tội Giết Hoặc Vứt Bỏ Con Mới đẻ Theo Quy định Của Bộ Luật Hình Sự ...
-
Lvts 2015 Tội Giết Con Mới đẻ Trong Luật Hình Sự Việt Nam | Xemtailieu
-
Tội Giết Hoặc Vứt Con Mới đẻ Tại Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Luận Văn Thạc Sĩ - Tội Giết Con Mới Đẻ Trong Luật Hình Sự Việt Nam
-
Tội Giết Hoặc Vứt Bỏ Con Mới đẻ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Từ ...
-
Bản án Về Tội Giết Con Mới đẻ Số 95/2019/HSST