Luật Cán Bộ, Công Chức 2008, Luật Số 22/2008/QH12 - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Một số nội dung đáng chú ý của Luật Cán bộ, công chức
Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12, gồm 10 Chương và 87 Điều. Luật quy định về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ. Một số nội dung đáng chú ý của Luật như: - Quản lý cán bộ, công chức (CBCC) phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng; Việc sử dụng, đánh giá, phân loại CBCC phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ; Thực hiện bình đẳng giới… CBCC trong thi hành công vụ phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. - Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp, không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân… - CBCC là người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh CBCC thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân… CBCC được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước. - CBCC làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. - CBCC làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài... Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.Luật này thay thế cho Pháp lệnh Cán bộ công chức 1998 Từ ngày 01/7/2020, Luật Cán bộ, công chức 2008 bị hết hiệu lực một phần bởi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019.
Xem chi tiết Luật 22/2008/QH12 tại đây
Từ khóa » Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ Công Chức Cấp Xã
-
Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ Công Chức Theo Pháp Luật Hiện Hành
-
Các Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ, Công Chức ... - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Từ 30/7/2021: Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ Của Đảng Cộng Sản Việt ...
-
Các Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ, Công Chức Theo Quy định
-
Về Cán Bộ, Công Chức Xã, Phường, Thị Trấn - Bộ Tư Pháp
-
Các Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ, Công Chức
-
Quy định Phân Cấp Quản Lý đối Với Cán Bộ, Công Chức Xã, Phường ...
-
[DOC] Chuyên đề 5 CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG ...
-
[PDF] CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
-
[PDF] Chuyên đề 3 CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC 1. CÔNG VỤ 1.1. Những Vấn ...
-
Tài Liệu Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ Công Chức Cấp Xã - 123doc
-
Công Tác Quản Lý Cán Bộ: Thực Trạng Và Giải Pháp
-
Quán Triệt Quan điểm đổi Mới Công Tác Cán Bộ Của Đảng, Tiếp Tục ...