Luật Chơi Bóng Rổ Cơ Bản Mới Nhất 2021 “dễ Hiểu, đơn Giản Và đầy đủ”
Có thể bạn quan tâm
Bóng rổ là bộ môn thể thao đang được giới trẻ tại Việt Nam hiện nay rất yêu thích. Với mong muốn đem lại những kiến thức về bộ môn giàu tính nghệ thuật và đồng đội này, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về luật chơi bóng rổ cơ bản và mới nhất đang được áp dụng tại các giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp hiện nay.
Bằng cách phân tích chi tiết nhất từ lịch sử hình thành, các hình thức thi đấu cũng như luật thi đấu chi tiết đang được áp dụng trong luật theo luật bóng rổ NBA và áp dụng cho toàn bộ những trận đấu bóng rổ chuyên nghiệp tại Việt Nam cũng như thế giới.
>> Click tìm hiểu những đôi giày bóng rổ tốt nhất hiện nay
Lịch sử hình thành môn bóng rổ
Bóng rổ là bộ môn thể thao có lịch sử hình thành khá lâu đời từ năm 1891 và người đã có công sáng tạo ra bộ môn thể thao tuyệt vời này, một lần nữ lại là một giáo viên thể chất.
Tiến sĩ James Naismith giáo viên học viện Springfield thuộc Hoa Kỳ. Xuất phát từ mong muốn tạo ra một môn thể thao cho sinh viên có thể thi đấu vào mùa đông(vì thời đó các môn vận động của Mỹ chủ yếu diễn ra ngoài trời).
Với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tới năm 1932 thì liên đoàn bóng rổ quốc tế đã được thành lập với tên Fédération Internationale de Basket-ball và thường được ký hiệu với cái tên quen thuộc FIDB.
Và cho tới thời điểm hiện nay bộ môn này hiện đang phát triển rất nhanh chóng và đã có mặt ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tiêu biểu nhất có thể kể đến là những quốc gia như: Mỹ, Canada, Trung Quốc, Philipin, indonesia…
Môn thể thao bóng rổ có mặt tại Việt Nam vào khoảng những năm 1992 và cho tới vài năm gần đây khi mức sống tăng lên cùng với sự du nhập của văn hóa phương tây thì bộ môn bóng rổ đang rất phát triển tại nước ta.
Những hình thức thi đấu bóng rổ
Hiện nay bóng rổ được chia làm hai loại chính:
+ Bóng rổ đường phố( áp dụng luật bóng rổ 3×3) tức mỗi bên sẽ có 3 người thi đấu và luật của bộ môn này cũng sẽ có chút khác biệt với nội dung bóng rổ theo luật NBA (National Basketball Association).
+ Luật chơi bóng rổ chuyên nghiệp hay còn có tên gọi khác là luật thi đấu bóng rổ NBA, là luật áp dụng cho những trận đấu mà mỗi bên sẽ có 5 VĐV.
Luật bóng rổ cơ bản đầy đủ mới nhất hiện nay
Tổng quan về trận đấu bóng rổ
Một trận đấu bóng rổ được diễn ra với sự tham gia của hai đội thi đấu đối kháng với nhau. Như đã đề cập đến ở trên sẽ có 2 hình thức là thi đấu 3×3 tức mỗi đội sẽ có 3 người tham gia và hình thức 5×5 tức mỗi đội sẽ có 5 vận động viên.
Mục đích của mỗi bên hiểu một cách đơn giản nhất là tìm cách đưa bóng vào rổ của đối phương mà không phạm luật bóng rổ và hạn chế đến mức tối đa để đối thủ ném bóng vào rổ của đội mình.
Để đơn giản hóa luật chơi bóng rổ thì wikithethao.com đã tách phần điều kiện sân bãi bóng rổ ra một bài viết khác các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây:
>> Click tìm hiểu kích thước sân bóng rổ cơ bản mới nhất hiện nay.
Quy định về đội bóng tham gia thi đấu bóng rổ
Thành phần của một đội bóng rổ bao gồm:
– Số vận động viên tối đa trong một đội bóng là 12 người bao gồm cả đội trưởng của đội bóng.
– Mỗi một đội bóng chỉ có 1 HLV hoặc có thêm một trợ lý HLV.
– Khu vực ghế ngồi của đội sẽ có tối đa năm thành viên được ngồi tại khu vực này, bao gồm, bác sỹ, nhân viên xoa bóp…
VĐV thi đấu trên sân
- Mỗi đội sẽ có 5 vận động viên tham gia thi đấu trên sân và có thể trở thành cầu thủ dự bị khi được HLV thay ra.
- Và ngược lại một cầu thủ dự bị sẽ là cầu thủ chính thức khi được ban huấn luyện thay vào sân: Khi được sự cho phép của trọng tài điều khiển trận đấuNếu như thấy người trong thời gian nghỉ giữa các hiệp, khi muốn thay cầu thủ mới vào sân thì ban huấn luyện đội bóng đó cần phải đệ trình lên trọng tài lên trọng tài nghĩ biển bản.
Quy định về đồng phục thi đấu trong luật bóng rổ
+ Áo của các VĐV tham gia thi đấu của một đội phải cùng màu cả phía trước và phía sau và áo phải cho vào trong quần khi thi đấu
+ Quần của VĐV trong thi đấu bóng rổ cần có sự đồng nhất về màu sắc cả trước và sau, quần thi đấu không nhất thiết phải đồng màu với áo.
+ Quần trong của các cầu thủ sử dụng trong thi đấu có thể dài hơn quần ngoài nhưng phải cùng màu với quần thi đấu.
+ Số áo theo quy định của luật bóng rổ cần được ghi rõ ràng:
– 20 cm là chiều cao tối thiểu của số áo sau lưng của các VĐV tham gia thi đấu
– 10cm là chiều cao tối thiểu của số áo trước ngực.
– 2cm là chiều rộng tối thiểu của nét số áo trong thi đấu bóng rổ.
– Thông thường số áo đấu của các VĐV bóng rổ từ 4-15 và không trùng nhau, ở một số giải đấu có thể sử dụng số đấu có 2 chữ số.
Quy định về vật dụng VĐV mang theo
Bất kỳ VĐV tham gia thi đấu mang những vật dụng nhằm làm tăng chiều cao, tăng sức bật hay bất kỳ dụng cụ nào nhằm tạo lợi thế hơn cho mình so với đối thủ đều bị tính là vi phạm luật bóng rổ.
Những vật dụng có thể gây nguy hiểm ảnh hưởng tới VĐV khác đều không được phép mang vào trong quá trình tham gia thi đấu.
Những vật dụng mà VĐV có thể mang theo khi thi đấu bóng rổ:
>> Những vật dụng được phép mang vào sân đấu:
– Những vật dụng như: Đồ bảo vệ vai, cánh tay, đùi, cẳng chân đều có thể được mang theo khi thi đấu miễn là chúng được bao bọc tốt.
-Buộc tóc cũng có thể được mang theo với cả nam và nữ với điều kiện độ rộng của buộc tóc không quá 5cm hay được làm từ cao su hay nhựa cứng.
Trường hợp cầu thủ bị chấn thương
>> Tạm dừng trận đấu khi có một cầu thủ trên sân thi đấu bị chấn thương:
+ Khi bóng chết, thì trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu.
+ Khi bóng sống, thì chờ hết đường bóng trọng tài sẽ thổi còi tạm dừng. Trong trường hợp cảm thấy VĐV có thể bị chấn thương nặng thì trọng tài có quyền dừng trận đấu ngay lập tức để bảo vệ cầu thủ.
>> Thay người khi có một cầu thủ bị chấn thương và không hồi phục khi quá 15 giây. Cần phải thay người mới hoặc đội đó sẽ phải thi đấu mà không đủ 5 người.
>> Vị bác sỹ có quyền can thiệp mà không cần sự cho phép của trọng tài khi nhận thấy một cầu thủ trên sân cần can thiệp gấp.
>> Theo đúng quy định của luật bóng rổ thì một cầu thủ khi bị chấn thương và vết thương vẫn rỉ máu chưa cầm được thì sẽ không được phép tham gia thi đấu.
>> Một cầu thủ được ban huấn luyện đăng ký thi đấu bị chấn thương thì cũng có thể thay thế một cầu thủ dự bị khác.
Đội trưởng theo luật chơi bóng rổ
Trong một trận đấu bóng chuyền, đội trưởng của một đội bóng là người duy nhất trên sân có quyền giao tiếp trực tiếp với trọng tài nhưng chỉ trong trường hợp trận đấu dừng lại và đồng hồ tính thời gian dừng tính.
Đội trưởng trong thi đấu bóng chuyền có quyền giống như với một HLV trên sân.
Sau trận đấu, đội trưởng có quyền khiếu nại lên trọng tài nếu thấy kết quả của trận đấu là không khách quan. Đội trưởng sẽ là người ký vào biên bản thi đấu khi trận đấu kết thúc.
Quyền hạn của HLV và ban huấn luyện một đội bóng
>> Trước thời gian trận đấu diễn ra khoảng 20 phút, HLV cần phải gửi danh sách các cầu thủ tham gia vào trận đấu. Tất cả các cầu thủ có tên trong danh sách thi đấu đều có thể tham gia thi đấu trận đó và điều đặc biệt là họ có thể đến muộn tức là sau khi trận đấu đã diễn da.
>> Trước thời gian trận đấu kết thúc 10 phút HLV cần điểm lại danh sách thi đấu, số áo đấu của các cầu thủ và danh sách tên của 5 VĐV tham gia thi đấu đầu tiên.
>> Trong suốt thời gian mà trận đấu diễn ra huấn luyện viên và trợ lý HLV được ngồi tại khu vực hàng ghế của đội.
>> HLV hay trợ lý chỉ được lấy kết quả khi trận đấu dừng lại và đồng hồ tính thời gian đã ngừng.
>> Trong khi thi đấu chỉ có HLV là người duy nhất được đứng để chỉ đạo. HLV chỉ đạo các cầu thủ trong quá trình thi đấu bằng lời nói.
>> Trợ lý HLV sẽ đảm nhận vị trí của HLV trong trường hợp vị HLV vì một lý do nào đó mà không thể tiếp tục chỉ đạo.
>> Nếu như trong trường hợp HLV không thể tiếp tục chỉ đạo, thì người có quyền hạn có thể thay thế HLV trong mọi hoạt động của toàn đội là đội trưởng của đội bóng đó.
Quy định về hiệp đấu và thời gian thi đấu theo luật chơi bóng rổ
Thời gian diễn ra của một trận đấu bóng rổ
+ Thời gian của một hiệp đấu bóng rổ theo luật bóng rổ sẽ được diễn ra trong vòng 10 phút.
+ Thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu là 2 phút kể cả hiệp phụ, chỉ có thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút.
+ Thời gian chuẩn bị trước khi trận đấu bắt đầu là 20 phút.
+ Nếu như trong 4 hiệp đấu mà tỉ số của trận đấu vẫn không phân định được thắng thua thì trận đấu sẽ được đẩy đến với những hiệp phụ. Thời gian của mỗi hiệp phụ sẽ là 5 phút hai đội sẽ thi đấu cho tới khi có kết quả cách biệt.
+ Nếu trọng tài xác định có lỗi vi phạm xảy ra vừa lúc tín hiệu thông báo kết thúc thời gian thi đấu thì các quả ném phạt sẽ được thực hiện ngay khi kết thúc thời gian thi đấu.
Bắt đầu và kết thúc của một hiệp, trận đấu
+ Một hiệp đấu bắt đầu khi có một cầu thủ chạm bóng theo đúng luật thi đấu bóng rổ.
+ Trọng tài sẽ không cho trận đấu diễn ra nếu như một đội thiếu người(không đủ 5 người).
+ Trước khi hiệp một và hiệp thi đấu thứ 3 của trận đấu diễn ra thì hai đội có thể khởi động tại khu vực của mình.
+ Trong hiệp thi đấu thứ 3 thì 2 đội phải đổi sân khi hiệp đấu đi hết một nửa thời gian.
+ Trong tất cả các hiệp phụ thì các đội sẽ thi đấu theo đúng như vị trí của hiệp đấu thứ 4.
+ Thời gian của hiệp đấu chính hay hiệp phụ sẽ kết thúc khi có âm thanh báo kết thúc trận đấu vang lên.
Trạng thái của bóng rổ theo luật bóng rổ mới nhất
Có hai trạng thái của một quả bóng trong thi đấu bóng rổ là bóng sống và bóng chết.
>> Bống sống: + Khi các cầu thủ đang nhảy tranh bóng theo đúng quy định trong luật.
+ Cầu thủ thực hiện ném phạt.
+ Thực hiện quả ném biên, cầu thủ được trao bóng để ném biên.
>> Bóng chết: + Bóng được gọi là bóng chết khi VĐV ném bóng thành công, hay quả ném phạt được thực hiện xong.
+ Khi trọng tài thổi còi dừng trận đấu, vì một lý do nào đó.
+ Khi đồng hồ phát tín hiệu hiệp đấu kết thúc, thì cũng tính là bóng chết.
+ Khi đồng hồ 24 giây phát tín hiệu.
+ Khi một cầu thủ của một bên nào đó phạm luật và trọng tài nổi còi cho dừng trận đấu lại.
Tình huống tranh bóng theo luật chơi bóng rổ
+ Tình huống nhảy tranh bóng đầu tiên được diễn ra khi trọng tài tung bóng tại khu vực giữa sân và hai đội nhảy lên để giành quyền kiểm soát bóng.
+ Tình huống giữ bóng xảy ra khi một cầu thủ trong hai đội sử dụng một tay hoặc cả hai tay để khống chế bóng không cho đối thủ giành được bóng.
+ Trong quá trình trọng tài tung bóng nên, không có một cầu thủ nào được di chuyển khỏi vị trí trước khi một cầu thủ nào đó của hai đội chạm bóng đúng luật.
+ Cầu thủ nhảy lên tranh bóng không được chạm vào phần vạch sân không thuộc phần sân của đội mình.
Quy định về nhảy tranh bóng trong bóng rổ xảy ra khi
– Cả hai đội cùng giữ chặt vào trái bóng.
– Trái bóng bật ra ngoài mà trọng tài không phân định được ai là người chạm vào bóng cuối cùng, trước khi bóng bật ra ngoài biên.
– VĐV phạm lỗi khi ném quả bóng phạt.
– Khi thi đấu mà trái bóng bị đậu trên giá không rơi xuống mà cũng không lọt lưới (ngoại trừ trường hợp ném bóng phạt).
– Không đội nào giành quyền kiểm soát bóng và bóng chết.
– Khi bắt đầu thi đấu hiệp đấu đầu tiên.
Luật chơi bóng rổ (trong quá trình trận đấu diễn ra)
+ Trong luật chơi bóng rổ có quy định các VĐV chỉ được dùng tay để sử lý bóng, có thể sử dụng những cách như cầm bóng, chuyền bóng, lăn bóng.
+ Sẽ tính là phạm luật nếu người chơi sử dụng bất cứ bộ phận nào khác của cơ thể như, chân, vai, ngực…để khống chế bóng, tuy nhiên nếu vô tình để bóng tiếp xúc với cơ thể thì không bị tính là vi phạm luật.
+ VĐV dùng tay tác động vào trái bóng từ dưới lên(giống hành động phát bóng chuyền) sẽ bị tính là vi phạm luật bóng rổ.
Quy định về quyền kiểm soát bóng trong luật thi đấu bóng rổ
+ Đội dẫn bóng, cầm bóng, chuyển bóng được gọi là đội đang kiểm soát bóng.
+ Một đội bị mất quyền kiểm soát bóng trong những trường hợp sau:
– Đối thủ giành được bóng và kiểm soát bóng.
– Bóng không thuộc quyền kiểm soát của bên nào(bóng chết).
Quy định về động tác ném bóng vào rổ
+ Động tác ném bóng vào rổ là động tác của một cầu thủ kiểm soát bóng, sau đó nhấn bóng hay đẩy bóng về phía rổ của đối phương.
+ Động tác ném bóng vào rổ kết thúc khi bóng rời khỏi tay người ném hay khi VĐV nhảy lên ném bóng và khi chân người ném tiếp đất.
Chuỗi chuyển động ném bóng vào rổ đúng theo luật bóng rổ
+ Động tác ném bóng vào rổ của một đội bắt đầu bằng động tác của VĐV dùng một hoặc hai tay hướng bóng lên cao về phía rổ của đối phương.
+ Một hành động ném rổ kết thúc khi chuỗi ném bóng hoàn toàn được thực hiện bởi VĐV.
Cách tính điểm trong môn bóng rổ
+ Một tình huống ném bóng vào rổ chỉ được tính điểm khi, bóng lọt từ phía trên lọt vào rổ.
+ Cách tính điểm với những pha ném bóng vào rổ thành công
– Ném phạt thành công sẽ được tính một điểm.
– 2 điểm được ghi khi cầu thủ đứng ở khu vực 2 và ném bóng vào rổ đối phương.
– Tương tự 3 điểm cũng được ghi khi bóng được ném đúng rổ tại khu vực 3.
-Trong một tình huống ném phạt hay ném bóng vào rổ, bóng chạm vào thành rổ(chưa vào rổ) ngay sau đó có một cầu thủ tác động vào bóng và ghi điểm thì tính huống đó đội ghi điểm sẽ được cộng 2 điểm.
-Một tình huống ném bóng vào rổ của đội nhà (vô tình) thì 2 điểm sẽ được dành cho đội của đối phương.
-Cầu thủ cố tình ném bóng vào lưới của đội nhà sẽ không tính điểm.
– Ném bóng từ phía dưới lên vào trong rổ sẽ bị tính là phạm luật.
Quy định về hội ý trong luật bóng rổ
Hội ý là khoảng thời gian mà HLV hay trợ lý HLV yêu cầu được dừng việc thi đấu để có những chỉ đạo chiến thuật cho đội bóng của mình.
+ Thời gian tối đá cho một lần hội ý là một phút.
+ Chỉ được phép dừng hội ý khi bóng chết, đồng thời đồng hồ thi đấu dừng lại và cả sự đồng ý của trọng tài điều khiển trận đấu.
+ Khi thực hiện thành công một quả ném bóng vào rổ, thì đội ghi điểm là đội có cơ hội để xin hội ý.
+ Trong thời gian thi đấu của hiệp một và hiệp 2, mỗi đội chỉ được hội ý 2 lần. Trong thời gian thi đấu của hiệp ba và hiệp bốn mỗi đội sẽ có quyền xin hội ý 3 lần và trong hiệp phụ thì số lần hội ý của mỗi đội là một lần.
+ Số lần hội ý không dùng hết trong một hiệp đấu sẽ không được tính cho những hiệp đấu còn lại hay cộng vào hiệp phụ.
Luật thay người trong luật thi đấu bóng rổ
+ Trong một lần thay người một đội có thể thay một hay nhiều cầu thủ một lúc.
+ Một đội chỉ được thay người khi bóng chết và đồng hộ thi đấu dựng chạy.
+ Chỉ được thay đổi người khi được sự đồng ý của ban trọng tài.
+ Cầu thủ thay người sẽ đứng ngoài đường biên cho tới khi trọng tài cho phép vào thay người thì cầu thủ mới được vào sân.
+ Khi thay người thì cầu thủ được thay ra sẽ đi thẳng tới hàng ghế khu vực của đội nhà.
+ Khi thay người phải thực hiện một cách nhanh nhất, cũng như khi cầu thủ bị truất quyền thi đấu thời gian tối đa cho việc thay người là 30 giây.
+ Với cầu thủ ném phạt, chỉ được thay ra trong những trường hợp sau.
– Cầu thủ ném phạt bị chấn thương và không thể tiếp tục thi đấu ngay.
– Cầu thủ ném phạt bị phạt hay bị truất quyền thi đấu.
+ Không được phép thay người trong khi một quả ném phạt xảy đến hay khi quả ném phạt đã thực hiện xong.
Các tình huống bị xử thua theo luật bóng rổ
Một đội bóng sẽ bị xử thua nếu như đội đó vi phạm vào những lỗi sau đây :
– Trước khi trận đấu diễn ra đội nào chưa có đủ 5 thành viên trên sân đội đó sẽ bị tính thua cuộc.
– Có những hành động cản trở trận đấu diễn ra.
– Lỗi phản ứng với những quyết định của trọng tài bằng cách không thi đấu cũng bị xử thua.
-Đội bị xử thua sẽ bị tính thua với số điểm là 20-0 và được ghi vào trong biên bản thi đấu.
-Nếu một đội có số cầu thủ ít hơn đối phương là từ 2 người trở lên cũng sẽ bị sử thua.
– Đối với thi đấu lượt đi lượt về thì đội bị xử thua sẽ bị mất số điểm tại lượt đấu mà họ vi phạm luật.
Bắt lỗi trong luật chơi bóng rổ cơ bản
- Cầu thủ ở ngoài biên và bóng ở ngoài biên: + Bất cứ phần cơ thể nào của VĐV tiếp xúc với phần hành lang bên ngoài sân đều bị tính phạm luật. + Bóng chạm tay một cầu thủ và ra ngoài biên thì quyền kiểm soát bóng thuộc về đội đối phương.
- Luật 3 giây trong bóng rổ+ Khi một bên kiểm soát bóng ở phần sân của đối thủ, thì một cầu thủ của đội tấn công sẽ không được di chuyển trong khu vực phần sân của đối phương liên tục quá 3 giây.+ VĐV có mặt ở trong khu vực giới hạn của đối phương chưa đến 3 giây, được phép dẫn bóng để ném rổ.+ Một cầu thủ được gọi là đứng ngoài khu vực giới hạn thì hai chân của cầu thủ đó phải nằm bên ngoài khu vực giới hạn.+ Trong luật bóng rổ có quy định một cầu thủ bị đối thủ kèm sát quá 5 giây(khoảng cách giữa 2 người khoảng 1m) thì phải chuyền bóng hoặc ném rổ.
- Luật 8 giây trong bóng rổ+ Trong luật thi đấu bóng rổ ghi rõ, khi một cầu thủ cướp được bóng và kiểm soát bóng ở phần sân sau của đội, cần phải nhanh chóng chuyền bóng tới phần sân phía trước của đội nhà trong khoảng thời gian là 8 giây.+ Và thời gian cũng được tính tương tự khi đội kiểm soát bóng có quyền ném phát bóng thuộc khu vực sân sau với những lý do:- Bóng từ tay đối phương bay ra ngoài biên.- Có một cầu thủ nào đó bị chấn thương và trọng tài ra hiệu tạm dừng.- Tình huống nhảy lên tranh bóng của hai đội.- Có lỗi kép xảy đến.
- Luật 24 giây trong luật chơi bóng rổ.+ Khi một cầu thủ của một bên giành quyền kiểm soát bóng, thì khoảng thời gian từ lúc đội đó kiểm soát bóng tới khi ném bóng vào rổ không được vượt quá 24 giây.Luật 24 giây trong bóng rổ được tính cụ thể như sau:- Bóng phải rời tay cầu thủ ném rổ trước khi đồng hồ 24 giây báo tín hiệu âm thanh.- Khi động tác ném bóng rổ hoàn thành, bóng phải chạm vào vòng rổ hay lọt vào bên trong rổ mới được tính là kết thúc khoảng thời gian 24 giây.+ Trong trường hợp hi hữu bóng rời khỏi tay người ném, trên không trung và âm báo kết thúc 24 giây vang lên :>> Nếu như bóng vào rổ sẽ không tính là phạm luật 24 giây trong thi đấu bóng rổ.>> Nếu bóng chạm và thành rổ cũng sẽ không bị tính là vi phạm luật bóng rổ.>> Sẽ tính là phạm luật, nếu bóng chạm vào bảng rổ và không vào rổ hay vào vành rổ, không bị phạm luật nếu đối phương giành quyền kiểm soát bóng, khi đó 24 giây sẽ bị hủy bỏ.
Va chạm trong thi đấu bóng rổ
Đây còn gọi là nguyên tắc hình trụ tức là một cầu thủ được quyền di chuyển trong khoảng không gian bao quanh họ: Phía đằng trước của bàn tay người kiểm soát bóng, phía sau mông, mép ngoài cánh tay + chân.
Đơn giản là trong khoảng không gian của người kiểm soát trái bóng, họ có quyền bật nhảy ném bóng mà không cầu thủ đối phương nào được cản trở không đúng luật.
Với cầu thủ phòng ngự, một cầu thủ phòng ngự chiếm được vị trí của mình trong hai trường hợp đối mặt với đối phương và 2 chân chạm đất.
Cầu thủ phòng ngự có thể đứng tại chỗ, bật nhảy tại chỗ hoặc di chuyển sang bên cạnh hoặc di chuyển về phía sau để giữ vị trí phòng ngự hợp luật ban đầu.
Bắt lỗi mang tính ý thức thi đấu trong luật bóng rổ
Cũng như rất nhiều những môn thể thao khác, tinh thần thể thao trong bộ môn bóng rổ rất được coi trọng.
Bất kỳ VĐV HLV vi phạm luật chơi bóng rổ về ý thức thi đấu đều bị tính là vi phạm luật.
Cầu thủ hoặc HLV có những lời lẽ và hành động phản cảm trên sân đều bị tính là phạm vào ý thức thi đấu của cầu thủ.
Vận động viên dùng những tiểu xảo nhằm ngăn cản đối phương, một cách không đúng luật. Cầu thủ cố ý gây thương tích cho đối phương.
Các cầu thủ hay HLV dùng lời lẽ hoặc hành động không đúng mực để phản đối quyết định của trọng tài. Đặc biệt phạt nặng với trường hợp cầu thủ hay ban huấn luyện của cả hai đội đánh nhau trên sân đấu.
Tổng kết:
Phía trên là những chia sẻ cơ bản nhất về luật bóng rổ mới nhất hiện nay, vì còn khá nhiều vấn đề khác mà bài viết chưa đề cập đến, chính vì vậy nếu có bất kỳ góp ý hay có câu hỏi nào các bạn có thể thể lại thông tin tại phần comment của bài viết và chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn nhanh nhất có thể.
>> Hướng dẫn cách chơi bóng rổ từ cơ bản tới chuyên nghiệp
>> Click tìm hiểu cách Xem trực tiếp bóng rổ NBA từ A tới Z
Từ khóa » Các Luật Bóng Rổ Cơ Bản
-
Những Điều Luật Cơ Bản Môn Bóng Rổ
-
[TOP 13+] Điều Luật Bóng Rổ Cơ Bản Nhất 2022 Mà Bạn Cần Biết!
-
Luật Bóng Rổ NBA, Cách Chơi Bóng Rổ Mới Nhất 2020 | YouSport
-
Tham Khảo Luật Chơi Và Cách Chơi ... - Trung Tâm Thể Thao Tuổi Trẻ
-
Những Điều Luật Chơi Bóng Rổ Cơ Bản Trong Bóng Rổ, Tham ...
-
Những Quy Định Bắt Buộc Và Luật Thi Đấu Bóng Rổ Chuyên ...
-
Những điều Luật Cơ Bản Trong Bóng Rổ - Thể Thao Phủi
-
Hướng Dẫn Cách Chơi Bóng Rổ Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
Luật Bóng Rổ Cơ Bản Mới Nhất 2022 Mà Bạn Nên Biết
-
Luật Bóng Rổ Cơ Bản đầy đủ Mới Nhất 2019 - 2020 Cần Nắm Rõ
-
Luật Chơi Bóng Rổ Cơ Bản - Thể Thao Tuổi Trẻ
-
Luật Thi đấu Bóng Rổ 5x5 - Thế Giới Thể Thao
-
Tham Khảo Luật Chơi Và Cách Chơi Bóng Rổ - Thể Thao ... - Nhadep247