[TOP 13+] Điều Luật Bóng Rổ Cơ Bản Nhất 2022 Mà Bạn Cần Biết!

Cũng như luật bóng bàn hay luật bóng chuyền thì trong bóng rổ cũng có những điều luật quy định riêng biệt. Nếu không muốn mất những điểm số không đáng có hoặc bị xử thua ngoài ý muốn, bạn cần nắm bắt các điều luật bóng rổ cơ bản nhất trong thi đấu.

Đừng lo lắng nếu bạn chưa biết tìm hiểu điều này ở đâu. Vì thethaodonga.com sẽ bật mí với bạn ngay trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

1. Luật bóng rổ về sân thi đấu

Luật bóng rổ về sân thi đấu quy định rằng:

  • Sân bóng rổ phải là mặt sân cứng và không có thêm các chướng ngại vật trên sân.
  • Kích thước của sân là 28.65 x 15.24m. Vạch 3 điểm cách hình chiếu tâm rổ là 6.75m và 3 vòng tròn có đường kính 3.6m.
Kích thước sân bóng rổ tiêu chuẩn

Kích thước sân bóng rổ tiêu chuẩn

>>> Xem thêm các tiêu chuẩn về chiều cao cột bóng rổ, kích thước bản bóng nếu bạn muốn làm quen và tập luyện như trong thi đấu chuyên nghiệp!

2. Luật bóng rổ quy định về đội bóng

2.1. Quy định về đội bóng

  • Trong trận đấu, mỗi đội sẽ có 5 cầu thủ được thi đấu chính thức trên sân.
  • Không có nhiều hơn 12 cầu thủ được thi đấu, bao gồm cả đội trưởng và cầu thủ dự bị.
  • Một đội bóng có 1 huấn luyện viên chính và 1 trợ lý.
  • Các cầu thủ dự bị được tham gia vào trận đấu khi trọng tài trong phép.
Đội hình thi đấu của đội bóng là 5 người

Đội hình thi đấu của đội bóng là 5 người

2.2. Quy định về trang phục của đội bóng

  • Quần và áo có cùng một màu từ trước ra sau.
  • Áo phải được bỏ vào quần. Ống tay áo không dàu quá khuỷu tay (nếu có).
  • Cầu thủ được mặc loại áo liền quần.
  • Số áo của mỗi cầu thủ là riêng biệt. Các chi tiết hay biểu tượng trang thì cần cách số áo ít nhất là 5cm.
Trang phục trong thi đấu bóng rổ cần đồng nhất

Trang phục trong thi đấu bóng rổ cần đồng nhất

>>> Bật mí chế độ ăn của cầu thủ bóng rổ mà bạn không nên bỏ lỡ nếu muốn trải nghiệm một chế độ tập luyện và ăn uống thực sự của một cầu thủ chơi chuyên nghiệp!

3. Luật bóng rổ về quy định thời gian

3.1. Thời gian thi đấu

Các quy định về thời gian thi đấu trong luật chơi bóng rổ như sau:

  • Một trận bóng rổ diễn ra với 4 hiệp thi đấu. Mỗi hiệp kéo dài trong 10 phút.
  • Thời gian nghỉ giữa mỗi hiệp chơi là 2 phút. Riêng thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và 3 là 15 phút.
  • Một hoặc nhiều hiệp sẽ được diễn ra khi tỉ số là hòa giữa hai đội. Mỗi hiệp thi đấu phụ kéo dài 5 phút.

3.2. Thời gian hội ý

  • 3 hiệp đầu của mỗi trận thi đấu sẽ được hội ý 1 lần. Riêng hiệp 4 được hội ý hai lần.
  • Thời gian cho mỗi lần hội ý la 60 giây.
Đội bóng có thể hội ý trong 60s

Đội bóng có thể hội ý trong 60s

>>> Đừng bỏ lỡ thông tin về các vị trí chơi trong bóng rổ giúp bạn có phương án tập luyện kỹ thuật cá nhân tốt nhất. Xem tại đây!

4. Quy định về bắt đầu – kết thúc hiệp đấu, trận đấu

  • Khi cầu thủ hai đội nhảy và chạm bóng đúng luật, hiệp đấu sẽ bắt đầu.
  • Trận đấu sẽ không bắt đầu nếu mỗi đội không có đủ 5 cầu thủ.
  • Hai đội sẽ đổi sân thi đấu ở hiệp thứ 3.
  • Trước khi hiệp 1 và hiệp thứ 3 bắt đầu, cầu thủ được phép khởi động ở sân thi đấu của đối thủ.

5. Quy định về tình trạng bóng trong luật bóng rổ

5.1. Bóng sống là gì?

Trong luật bóng rổ, bóng sống có tiêu chuẩn như sau:

  • Khi các cầu thủ trong sân tranh bóng và chạm bóng đúng luật.
  • Khi thực hiện các cú ném phạt.
  • Thực hiên các quả phát bóng từ biên.
Đường bóng sống trong bóng rổ

Đường bóng sống trong bóng rổ

>>> Click xem ngay các loại máy tăng chiều cao giúp bạn tự tập luyện tăng chiều cao tại nhà để có lợi thế khi chơi bóng rổ một cách tốt nhất

5.2. Bóng chết là gì?

Bóng chết trong luật bóng rổ được quy định là:

  • Bóng đã ném vào rổ và tính là ghi điểm hoặc sau thực hiện các cú phạt.
  • Xuất hiện tiếng còi của trọng tài khi bóng sống.
  • Hết thời gian của hiệp đấu.
  • Đồng hồ 24s phát ra tín hiệu khi có một đội đang kiểm soát bóng.
  • Quả ném phạt được thực hiện không vào rổ mà tiếp tục bằng một quả bóng rổ khác hoặc thêm một quả bóng ném phạt.

6. Cách tính điểm trong luật chơi bóng rổ

Bóng được tính điểm khi:

  • Bóng sống lọt vào trong rổ từ phía trên.
  • Bóng nằm trong vành hoặc ở dưới vành bóng rổ.

Cách tính điểm khi bóng được chấp nhận là:

  • Một điểm với các cú ném phạt.
  • Hai điểm khi ném từ khu vực 2 điểm.
  • Ba điểm khi thực hiện thành công cú ném rổ từ khu vực 3 điểm.
  • Cầu thủ vô tình ném bóng trúng vào rổ đội nhà, đối phương được cộng 2 điểm.

7. Luật nhảy tranh bóng trong bóng rổ

Việc tranh bóng diễn ra khi trọng tài tung của bóng lên cao bóng theo đường thẳng đứng giữa hai đội thi đấu. Bóng có thể được chạm bởi 1 hoặc 2 người khi bóng đạt độ cao lớn nhất.

Các tình huống thực hiện nhảy tranh bóng là:

  • Khi trọng tài bất đầu một hiệp thi đấu mới.
  • Khi bóng bị kẹt tại bảng rổ.
  • Khi cả hai đội cùng phạm lỗi.
  • Khi trong tài có quyết định không đồng nhất.
  • Khi cả 2 đội cùng giữ bóng: Có một hoặc nhiều hơn 1 cầu thủ từ 2 đội giữ chặt bóng nhưng không có bên nào dành được.
Tranh bóng trong bóng rổ

Tranh bóng trong bóng rổ

>>> Xem ngay 100+ các loại dụng cụ bóng rổ thường hay dùng trong thi đấu bộ môn bóng rổ để bạn có thể mua những dụng cụ phù hợp về tự tập luyện tại nhà.

Tranh bóng là phạm luật chơi khi:

  • Bóng được chạm qua hai lần.
  • Nhảy tranh bóng nhưng chạm vạch.
  • Một hoặc cả hai đội có hành động thô bạo khi thực hiện tranh bóng.
  • Bóng được chạm tay cầu thủ khi chưa tới điểm cao nhất của bóng.

8. Luật thay người

  • Hiệp đấu có thể dừng lại khi một đội nào đó cần thay người. Có thể thay thế 1 hoặc nhiều cầu thủ trong một lần thay người.
  • Quá trình thay người được diễn ra khi bóng chết, đồng hồ thi đấu dừng hoặc trọng tài kết thúc giao tiếp với trọng tài.
  • Cầu thủ được nhận quả bóng ném phạt sẽ bị thay thế khi bị chấn thương, vi phạm lỗi hoặc bị truất quyền tham gia thi đấu.
Cầu thủ được thay ra ngoài sân khi có tiếng còi của trọng tài

Cầu thủ được thay ra ngoài sân khi có tiếng còi của trọng tài

9. Ném phạt trong luật bóng rổ

Trong luật chơi bóng rổ, cầu thủ bị đối phương phạm lỗi sẽ được nhận một quả ném phạt. Không được thay thế người thực hiện cú ném phạt trừ trường hợp cầu thủ bị chấn thương không thể thi đấu hoặc phải rời sân. Lúc này, người thay thế sẽ được ném phạt hoặc đội trưởng sẽ là người chỉ định người thực hiện.

Các cú ném phạt trong bóng rổ được quy định như sau:

  • Cầu thủ đúng ở giữa vòng tròn, sau vạch ném phạt.
  • Có thẻ dùng mọi kỹ thuật ném rổ tại vị trí ném phạt.
  • Cú ném phạt cần được thực hiện trong vòng 5 giây sau khi trọng tài thổi còi.
Ném phạt trong bóng rổ

Ném phạt trong bóng rổ

>>> Dừng lại. Xem ngay cách ném bóng rổ 3 điểm từ chuyên gia giúp bạn có thể ăn điểm trực tiếp trong những cú ném phạt.

10. Luật bóng rổ về can thiệp bóng

  • Trong luật bóng rổ quy định, các cầu thủ chơi chỉ được sử dụng tay để chơi bóng với các cách thức như cầm bóng, chuyền bóng, dẫn bóng, ném bóng,…
  • Cầu thủ sẽ bị tính là phạm luật khi có tình sử dụng các bộ phận khác trên cơ thể như ngực, vai, đầu, chân,… để chơi bóng. Nếu vô tình chạm bóng vào cơ thể, cầu thủ sẽ không bị bắt lỗi.
  • Cầu thủ dùng tác động với bóng từ dưới lên (tương tư với động tác phát bóng trong bóng chuyền) sẽ bị tính là phạm lỗi.
  • Nếu bóng đang trong đường bay ném vào rổ thì các cầu thủ không được can thiệp vào đường bóng.
  • Khi bóng trong rổ, cầu thủ phòng thủ không được chạm vào bóng và vành rổ.
  • Khi ném bóng, nếu bóng chạm vào vành rổ và vành rổ thì cả hai đội không được tác động vào vành rổ hoặc bản rổ.

Trong trường hợp các cầu thủ phạm lỗi, trọng tài có thể xử phạt theo các phương án như cho thực hiện các quả ném biên, ghi điểm cho 1 đội hoặc cho hai đội tranh bóng.

11. Luật bóng rổ về xử thua đội bóng

Trong luật bóng rổ, trọng tài có xử thua một đối bóng trong các trường hợp sau đây:

  • Đội bóng không có mặt hoặc không có đầy đủ 5 cầu thủ sau khi trận đấu được diễn ra trong vòng 15 phút.
  • Đội bóng có hành động phi thể thao, cản trở trận đấu.
  • Lỗi phản ứng trước các quyết định của trọng tài.
  • Đội không thì đấu sau khi trọng tài yêu cầu bắt đầu trận bóng.
  • Đội bóng có ít hơn hai người so với đối thủ cũng sẽ bị xử thua.

12. Bắt lỗi trong luật chơi bóng truyền

12.1. Luật 3 giây

Theo luật thi đấu của bóng rổ, một cầu thủ của đối đang kiểm soát bóng không được xuất hiện liên tục quá 3s trong khu vực giới hạn của đối thủ khi đồng hồ đang chạy.

12.2. Luật 5 giây

Một cầu cầm bóng và bị đối phương kìm chát với khoảng cách là 1m khi không thực hiện đường chuyền trong vòng 5 giây sẽ bị coi là phạm luật. Lúc này, trọng tài sẽ cho đối thủ hưởng một quả ném biên ở gần nhất vị trí xảy ra lỗi. Không thực hiện ném biên ở sau bảng.

12.3. Luật 8 giây

Khi dành được bóng sống trong khu vực đội nhà, cầu thủ cần đưa bóng sang phần sân của đối thủ trong vòng 8 giây. Nếu quá thời gian này, sẽ bị tính là phạm luật.

12.4. Luật 24 giây

Bất cứ cầu thủ nào dành được bóng trong trên sân thì phải thực hiện ném rổ trong vòng 24 giây. Quá thời gian này, cầu thủ bị cho là phạm luật.

>>> Click và tìm hiểu ngay các kỹ thuật chuyền bóng trong bóng rổ nhanh – gọn – chính xác để không mắc phải lỗi giữ bóng quá lâu nhé!

12.5. Cầu thủ ở ngoài biên

Khi một phần nào đó của cơ thể cầu thủ tiếp xúc với mặt ngoài đường biên hoặc có sự va chạm với vật trên không hay ở bên ngoài đường biên thì cầu thủ đó được tính là ở ngoài biên.

12.6. Bóng ở ngoài biên

Bóng được cho là bên ngoài đường biên khi bóng chạm phải bất cứ người nào đó ở đườn biên hoặc giá đỡ bảng rổ hoặc bất cứ thứ gì ở phía trên cao của sân bóng.

13. Lỗi cá nhân trong luật bóng rổ

13.1. Lỗi va chạm

Đây là lỗi va chạm trái luật của một cầu thủ với đối thủ dù đối phương có bóng hay không có bóng, bóng chết hoặc bóng sống trên sân. Các va chạm phổ biến nhất như đẩy người, đánh tay, chặn người,…

Trọng tài có thể xử lý lỗi này tùy thuộc vào tình huống phạm lỗi và người bị phạm lỗi là ai. Các tình huống xử lỗi có thể là:

  • Cho thực hiện các quả ném biên.
  • Ném rổ phạt đền.
Lỗi va chạm cá nhân trong bóng rô

Lỗi va chạm cá nhân trong bóng rổ

>>> Click xem ngay 55+ các loại giàn tạ đa năng để tập gym tại nhà giúp bạn tập thể hình cao to và khỏe mạnh để có được lợi thế tốt nhất khi tranh chấp trong bóng rổ.

13.2. Lỗi phản tinh thần thể thao

Đây là lỗi cá nhân của một vận động viên khi cố tình không tuân thủ các nhận định đến từ trọng tài và cố tình thực hiện phạm lỗi với đối phương. Với lỗi này, trọng tài sẽ xử lý như sau:

  • Ghi một lỗi phản tinh thần thể thao đối với cầu thủ mắc lỗi.
  • Cho thực hiện một hoặc nhiều quả ném phạt. Sau đó là thực hiện phát ném biên.

13.3. Lỗi cả hai bên

Lúc này, trọng tài sẽ thực hiện ghi lỗi cho mỗi cá nhân của hai đội. Sau đó, trận đấu được tiếp tục diễn ra.

Lỗi cá nhân của cả 2 đội bóng

Lỗi cá nhân của cả 2 đội bóng

>>> Hãy xem ngay sức bền là gì để bạn có thể áp dụng cơ chết vào khi chơi bóng rổ để có sức bền tốt nhất từ đầu đến cuối trận không mệt.

13.4. Lỗi trục xuất

Bất cứ cầu thủ, huấn luyện viên hay cầu thủ dự bị nào có các hành vi phản tinh thần thể thao một cách “trắng trợn” có thể bị trọng tài truất quyền thi đấu. Sau đó, đội không phạm luật sẽ được thực hiện ném phạt và ném biên.

13.5. Lỗi kỹ thuật

Đây là lỗi do cầu thủ cố tình không thực hiện và tuân thủ các quy đinh thi đấu như thiếu tôn trọng trọng tài, có các hành vi, lời nói thiếu chuẩn mực, cố tình trì hoãn trận đấu,… Lúc này, cầu thủ sẽ bị ghi lỗi lại và đội nhà sẽ phải nhận ném phạt.

Trên đây là những điều luật bóng rổ cơ bản nhất mà Thể Thao Đông Á muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất giúp bạn có thể hiểu thêm về điều lệ, cách thức thi đâu của mỗi trận bóng. Đặc biệt là không để đối phương có cơ hội ghi điểm một cách dễ dàng từ những cú ném phạt phạm lỗi.

>>> Lúc này, bạn nên tham khảo ngay các trụ bóng rổ hay bảng bóng rổ treo tường tại nhà siêu rẻ, có giá sale off từ 20% và nhanh chóng sở hữu để có thể tập luyện bóng rổ tại nhà mỗi ngày!

Thể Thao Đông Á chúc bạn có nhiều sức khỏe!

Từ khóa » Các Luật Bóng Rổ Cơ Bản