Luật So Sánh Là Một Môn Khoa Học

Giáo trình luật so sánh

Luật so sánh là một môn khoa học

Một lí do khác để các nhà luật học ủng hộ quan điểm nhìn nhận luật so sánh là môn khoa học độc lập xuất phát từ vại trò của luật so sánh trong việc phân tích và giải quyêt những vân dề mới cùa luật học nói chung. Theo đó, phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản đặc thù của việc nghiên cứu các hiện tượng phập luật. Luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc so sánh các hệ thống pháp luật mà còn nghiên cứu mối quan hệ mà các hệ thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc cùa những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp luật quốc gia cũng như làm hài hòa và đi đến nhất thể hoá pháp luật của các quốc gia. Cũng có ý kiến dung hoà hai quan điểm trên và cho rằng luật so sánh vừa là phương pháp khoa học, vừa là môn khoa học. Theo quan diêm này, luật so sánh là phương pháp bởi vì nó được sư dụng như là phương tiện để tập hợp thông tin về các hệ thống pháp luật hoặc các hiện tượng pháp luật được so sánh. Tuy nhiên, cung hoàn toàn hợp lí khi xem luật so sánh là môn khoa học bởi VI nó tồn tại song song với lí luận chung về pháp luật nhưng với hệ thống tri thức riêng. Luật so sánh Trong lí luận về khoa học hiện nay, chưa có sự thống nhất về tiêu chí đê xác định môn khoa học độc lập. Có quan niệm xác định rằng khoa học độc lập phải có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng nhưng cũng có quan niệm cho rằng môn khoa học độc lập phải tạo ra hệ thống những tri thức mói khác với các khoa học đã tồn tại. Dù theo quan niệm nào thì luật so sánh ngày nay không chỉ có đối tượng và phương pháp riêng mà kết quả cùa những nghiên cứu so sánh luật đã hình thành nên những ưi thức pháp luật khác với hệ thống tri thức của các khoa học pháp truyền thống. Hơn nữa, sự phân chia các khoa học trong lĩnh vực học thuật nào đó cũng chi mang tính tương đối. Các khoa học nghiên cứu về nhà nước và pháp luật có thể được xem đó là khoa học pháp lí. Nhưng trong cái gọi là “khoa học pháp lí” đó, ngưởi ta lại có thể phân chia nó thành các khoa học pháp lí “thành phần” như lí luận về pháp luật, luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, tội phạm học… Thậm chí, trong sự phát triển của khoa học nói chung và khoa học pháp lí nói riêng, ở thởi điểm nào đó, môn khoa học với đổi tượng và phương pháp nghiên cứu nhất định có thể được chia tách thành nhiều khoa học độc lập có mối quan hệ với nhau. Vì thế, việc xác định được đối tượng và phương pháp nghiên cứu cũng như những tri thức khác biệt mà luật so sánh tạo ra có thể cho phép chúng ta chấp nhận luật so sánh là khoa học độc lập như các khoa học đang tồn tại trong hệ thống khoa học pháp lí. Đọc thêm tại:
  • http://giaotrinhluatsosanh.blogspot.com/
  • http://giaotrinhluatsosanh.blogspot.com/2015/04/doi-tuong-cua-luat-so-sanh.html
  • http://giaotrinhluatsosanh.blogspot.com/2015/07/khai-niem-ve-he-thong-phap-luat.html
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ

Tất cả bài viết

  • ▼  2015 (47)
    • ▼  tháng 7 (46)
      • Sắp xếp các hệ thống pháp luật
      • Mục đích của việc phân chia hệ thống pháp luật trê...
      • Luật so sánh hỗ trợ tối ưu cho các thẩm phán
      • Luật so sánh hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp...
      • Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm
      • Hài hòa pháp luật và nhất thể hoá pháp luật
      • Luật so sánh mang lại hiệu quả trong việc cải cách...
      • Luật so sánh có thể hỗ trợ cải cách pháp luật của ...
      • Luật so sánh giúp nâng cao hiểu biết của luật gia,...
      • Luật so sánh cung cấp tri thức về hệ thống luật tr...
      • Ứng dụng và phát triển luật so sánh ở Việt Nam
      • Sự thay đổi của lập pháp Việt Nam sau năm 1975
      • Luật của Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ từ pháp l...
      • Những bộ luật so sánh đầu tiên ở Việt Nam
      • Sự phát triển rực rỡ của luật so sánh
      • Sự phát triển của luật so sánh trên Thế Giới
      • Những tài liệu về hoạt động xây dựng pháp luật
      • Sự phát triển của Luật so sánh học thuật
      • Luật so sánh đã từng bước được đưa vào giảng dạy
      • Bước phát triển đầu tiên của luật so sánh
      • Cấp độ phát triển của luật so sánh
      • Phân loại luật so sánh
      • Lý giải nguồn gốc của những điểm tương đồng
      • Phương pháp phân biệt luật so sánh
      • Sự hình thành và phát triển của luật so sánh
      • Quan điểm của các trường phái về luật so sánh
      • Yếu tố đảm bảo tính khách quan của việc mô tả hệ t...
      • Lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh
      • Xác định mục tiêu nghiên cứu so sánh
      • Tham vọng của người nghiên cứu so sánh
      • Xây dựng hệ thống tiêu chí so sánh
      • Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh
      • Những giai đoạn nghiên cứu luật so sánh
      • Cách tiếp cận luật so sánh
      • Những nhân tố để xác định khả năng so sánh của luậ...
      • Phương pháp so sánh trong luật so sánh
      • Luật so sánh là một môn khoa học
      • Khái niệm về hệ thống pháp luật
      • Hệ thống pháp luật có tác dụng gì?
      • Đối tượng của luật so sánh không bị giới hạn
      • Phạm vi nghiên cứu của luật so sánh rất rộng
      • Nội dung chính của luật so sánh
      • Khái niệm về luật so sánh
      • Nguồn gốc của thuật ngữ “Luật so sánh”
      • Luật so sánh bao gồm những gì?
      • Bản chất của luật so sánh
Được tạo bởi Blogger. You can replace this text by going to "Layout" and then "Page Elements" section. Edit " About "   (c)2009 Giáo trình luật so sánh

Từ khóa » đặc điểm Luật Học So Sánh Là Gì