Phân Tích Bình Luận Luật So Sánh Và Rút Ra Những ý Nghĩa đối Với đời ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Luật
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.65 KB, 12 trang )
MỞ ĐẦULuật so sánh không phải là một ngành luật thực định, không có chức năngđiều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong một lĩnh vực cụ thể như bộ luậtdân sự, luật thương mại, luật đất đai…Thế nhưng, nghiên cứu và phân tích về luật so sánh là một trong nhữngcông việc có ý nghĩa rất lớn không chỉ với pháp luật của từng quốc gia mà cònđối với cả pháp luật quốc tế. Và để tìm ra được ý nghĩa ấy, cần phải tìm tòi, thấuhiểu những đặc trưng cơ bản của luật so sánh, bởi đây là một khái niệm luậtkhông giống so với các luật khác.Trong bài viết này, tôi xin đưa ra một số quan điểm của bản thân về sự phântích bình luận luật so sánh và rút ra những ý nghĩa đối với đời sống pháp luậtquốc tế. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót kính mong thầy cô giúpđỡ và sửa chữa !1NỘI DUNGI. Hệ thống lý luận chung về Luật so sánh1. Khái niệm và đặc điểm của luật so sánh1.1. Khái niệm luật so sánhBàn về khái niệm luật so sánh có rất nhiều quan điểm được đưa ra và gâynhiều tranh luận trong khoa học pháp lí trên thế giới.Hai học giả người Đức là Zweigert và Kotz đã mô tả “Luật so sánh là hoạtđộng trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình của hoạt động”.Hai học giả đã cho rằng luật so sánh là hoạt động của trí tuệ, tức là hoạt độngnghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và đối tượng của quá trình ấy là pháp luật thông quahoạt động là so sánh.Theo Peter de Cruz thì định nghĩa luật so sánh là “nghiên cứu có hệ thốngcác truyền thống pháp luật và các quy phạm pháp luật nào đó trên cơ sở sosánh”, cách định nghĩa này nghe chừng đã mở rộng hơn, trọng tâm hơn so vớikhái niệm trước, rằng luật so sánh là việc nghiên cứu một cách có hệ thống vớiđối tượng là các truyền thống pháp luật và các quy phạm pháp luật dựa trên sựso sánh.Thế nhưng định nghĩa như trên vẫn chỉ dừng lại ở một mức độ cá nhân nàođó, nhìn nhận từ một khía cạnh khác, Michael Bogdan đã đưa ra một khái niệmvề luật so sánh mà cho đến bây giờ vẫn được áp dụng rộng rãi nhất, theo ông thì“luật so sánh bao gồm:So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng vàkhác biệt;Sử dụng những điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, giải thíchnguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệthống pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dònghọ pháp luật hoặc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật;và xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan đến cácnhiệm vụ trên, bao gồm những vấn đề mang tính phương pháp luận liên quanđến việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài”.2Nhìn vào khái niệm trên, có thể thấy được rằng Luật so sánh là hoạt độngso sánh giữa các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng vàkhác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó. Mục đích là để giải thích nguồn gốc,đánh giá những giải pháp của các đối tượng được so sánh; phân nhóm các hệthống thành các dòng họ pháp luật hoặc nghiên cứu những vấn đề khác. Đây làmột khái niệm hoàn chỉnh và đầy đủ nhất về Luật so sánh, từ khái niệm trên tacó thể phần nào hiểu được những đặc điểm của luật so sánh.1.2. Đặc điểm luật so sánhLuật so sánh bao gồm những đặc điểm như sau:Thứ nhất, luật so sánh không phải là một ngành luật hay một lĩnh vực phápluật thực định, bởi luật so sánh là sự so sánh các hệ thống pháp luật chứ khôngphải để điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại.Thứ hai, so sánh các hệ thống pháp luật để tìm ra những điểm tương đồngvà khác biệt, đây là một đặc điểm quan trọng nhất của luật so sánh.Thứ ba, luật so sánh không phải là nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Trongquá trình so sánh cần sử dụng pháp luật của nước ngoài, nhưng hệ thống phápluật ấy cần có mối quan hệ với đối tượng mà chúng ta so sánh. Hay nói cáchkhác, các đối tượng so sánh, kể cả pháp luật nước ngoài phải có những nét tươngđồng và khác biệt, phải làm rõ cho nhau.Thứ tư, nhiệm vụ quan trọng của luật so sánh là giải thích những điểmtương đồng và khác biệt, tức là người nghiên cứu sẽ phải đặt ra câu hỏi là tại saocác hệ thống pháp luật khác nhau lại có những điểm tương đồng và khác biệt đó.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luật so sánh2.1. Đối tượng nghiên cứu của luật so sánhNhư đã phân tích ở trên, luật so sánh khác với những ngành luật thực địnhkhác, bởi nếu các ngành luật như dân sự, hình sự, hay hành chính đều tập trungnghiên cứu các lĩnh vực nhất định của hệ thống pháp luật. Còn luật so sánh làviệc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng vàkhác biệt. Vậy có thể khẳng định rằng các hệ thống pháp luật là đối tượng củaluật so sánh.Hệ thống pháp luật là khái niệm có nhiều nội hàm khác nhau tùy thuộc vàongữ cảnh sử dụng thuật ngữ đó. Có hai ngữ cảnh thường được các học giả sửdụng, ngữ cảnh thứ nhất, hệ thống pháp luật được sử dụng để nói đến hệ thống3pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó. Ví dụ như khi nói hệ thốngpháp luật Mỹ với hàm ý là quốc gia nhưng cũng có thể ám chỉ hệ thống phápluật của từng bang trong nhà nước liên bang Mỹ. Ngữ cảnh thứ hai, nói đến hệthống pháp luật của một nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hệ thống phápluật của chúng có những điểm chung nhất định. Từ ngữ cảnh thứ hai này, một sốhọc giả đã thay đổi cách gọi thành “dòng họ pháp luật”.Như vậy, có thể thấy đối tượng của luật so sánh là không hề bị giới hạn, đểtiến hành được việc so sánh nhà nghiên cứu phải có cái nhìn toàn diện về đốitượng so sánh, bởi chỉ khi lựa chọn đúng đối tượng mới có thể thực hiện thànhcông quá trình nghiên cứu.2.2. Phương pháp nghiên cứuĐể tiến hành một cuộc nghiên cứu, sau khi đã lựa chọn được đối tượng cácnhà nghiên cứu phải xác định các phương pháp nghiên cứu cần thiết. Trong luậtso sánh có các phương pháp nghiên cứu nổi bật như phương pháp so sánh chứcnăng, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp…II. Ý nghĩa của luật so sánh trong đời sống pháp luật quốc tếLuật so sánh không phải là một đối tượng dễ hiểu, để thực hiện được côngcuộc so sánh đòi hỏi phải có một trình độ nhất định, cần có sự tỉ mỉ, tìm tòi vàhiểu bản chất của vấn đề. Tuy khó khăn như vậy, nhưng ý nghĩa của nó để lại rấtlớn lao, đối với đời sống pháp quốc tế ý nghĩa ấy lại càng thấy rõ.1. Tính giáo dục chung của luật so sánh.Đây là một ý nghĩa cơ bản được nhìn nhận rõ nhất, luật so sánh giúp chocác luật sư có được những kiến thức toàn diện, nâng cao kiến thức, hiểu biết vềvăn hóa và cách sống của các dân tộc khác. Đồng thời khi đã có được những sựhiểu biết nhất định, sẽ tạo điều kiện giao lưu quốc tế và đối ngoại với các đồngnghiệp ở nước ngoài. Để học được luật so sánh, cần có sự tư duy, trí tuệ phảihoạt động nghiêm túc, và cần có vốn ngoại ngữ. Do vậy, luật so sánh cònkhuyến khích việc học và sử dụng ngoại ngữ.2. Tăng sự hiểu biết về hệ thống nội luậtTại sao lại như vậy? Về cơ bản bất cứ thành viên của một quốc gia nàocũng đều hiểu được pháp luật của nước mình, nhưng để hiểu sâu sắc, toàn diện4thì chỉ có những người làm luật, những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luậtmới có thể thấu hiểu được.Khi nghiên cứu luật so sánh, người nghiên cứu sẽ có cái nhìn về hệ thốngpháp luật trong nước với một quan điểm mới và có một khoảng cách cần thiết.Từ đó ta có nhận thức toàn diện hơn về chức năng và giá trị của pháp luật nướcnhà.3. Tìm kiếm mô hình lý tưởngĐây là một ý nghĩa rất thực tế, bởi:Thứ nhất, khi có sự hiểu biết về pháp luật của chính nước mình thông qualuật so sánh, các luật gia có thể đánh giá các hệ thống pháp luật ấy không bị ràngbuộc bởi những giải pháp pháp luật nhất định mà đối với các luật gia khôngnghiên cứu luật so sánh không thể nhận thấy được điều đó. Điều này đặc biệtquan trọng đối với công tác lập pháp, với quá trình tìm đến một hệ thống phápluật hoàn chỉnh cho đất nước mình.Thứ hai, khi nghiên cứu luật so sánh, nhà nghiên cứu có sự hiểu biết về cácnước khác không chỉ về lĩnh vực pháp luật mà còn trong lĩnh vực khoa học tựnhiên, ngành y và các ngành khoa học kỹ thuật.Thứ ba, trong những năm gần đây, các nước phát triển và các nước xã hộichủ nghĩa đã và đang nhận nhiều trợ giúp trong lĩnh vực pháp luật từ các nướccông nghiệp phát triển, đặc biệt đối với những chuyên ngành pháp luật cần thiếtcho nền kinh tế thị trường và sự phát triển cho nền chính trị dân chủ. Do vậy,nghiên cứu luật so sánh có thể đáp ứng điều này.54. Hài hòa và thống nhất hóa pháp luậtThứ nhất, ý nghĩa hài hòa pháp luật. Là quá trình nhằm làm cho các nguyêntắc pháp luật của hai hoặc nhiều hơn các hệ thống pháp luật trở nên gần giốngnhau.Thứ hai, ý nghĩa thống nhất pháp luật nhằm chủ định ban hành nhữngnguyên tắc pháp luật tương tự giống nhau trong hai hoặc nhiều hệ thống phápluật. Đây là quá trình đầy trắc trở, bởi không chỉ vì có các ý kiến khác nhau màcòn vì sự thiếu hiểu biết về tư tưởng pháp luật, các khái niệm pháp luật giữa cácnước…vì thế có rất nhiều khó khăn nhưng càng khẳng định hơn giá trị to lớncủa luật so sánh.Thành tựu nổi bật cho ý nghĩa này là sự ra đời của Công ước năm 1980 củaLiên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)5. Sự vận hành pháp luật thực địnhSo sánh luật có thể có lợi ngay cả khi tòa án và các cơ quan có thẩm quyềngiải thích và áp dụng các nguyên tắc của pháp luật chính nước mình, đồng thờicũng sẽ đúng khi tiến hành và áp dụng các nguyên tắc, các quy phạm là kết quảcủa hòa nhập và thống nhất quốc tế. Luật so sánh có thể được sử dụng theo cáchtương tự để giải thích và áp dụng các nguyên tắc pháp luật vay mượn từ hệthống pháp luật khác. Như vậy, luật so sánh giúp tạo nên sự vận hành pháp luậtkhi đặt trong sự đối chiếu với các hệ thống pháp luật khác.6. Ý nghĩa với công pháp quốc tếLuật so sánh đối với công ước quốc tế thể hiện qua những trường hợp cụthể, mỗi đối tượng lại áp dụng luật so sánh một cách khác nhau và qua đó chúngta thấy được những đóng góp quan trọng của luật so sánhTheo hiến chương tòa án quốc tế tại Điều 38 thì các nguyên tắc pháp luậtchung được các dân tộc văn minh thừa nhận là một trong những nguồn của ICJ,nguồn này là các nguyên tắc trong pháp luật quốc gia các nước. Chỉ có phươngpháp khoa học có thể chấp nhận được để xác định những nguyên tắc nào là phổbiến trong thế giới của các dân tộc văn minh là phương pháp so sánh các hệthống pháp luật hiện hành. Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có sự nghiên cứu luậtso sánh nào về những nguyên tắc được coi là công nhận phổ biến.6Trong hiệp ước thành lập Cộng đồng chung châu Âu 1957 (Hiệp ướcRome), tại khoản 2 Điều 215 quy định: “trường hợp xem xét trách nhiệm ngoàihợp đồn, Cộng đồng sẽ dựa trên những nguyên tắc chung phổ biến đối với phápluật của các quốc gia thành viên để xem xét một cách hợp lý các thiệt hại do cáccơ quan hoặc viên chức của Cộng đồng gây ra trong khi thi hành nghĩa vụ”trong quy định trên, đã sử dụng phương pháp điều tra so sánh để xác định nộidung chính của các nguyên tắc phổ biến của pháp luật về vi phạm ngoài hợpđồng. Việc so sánh hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên có vai tròquan trọng trong các hoạt động thường xuyên của cơ quan trong Liên minhChâu Âu.Trong một số trường hợp, đóng góp của ngành luật so sánh là hết sức cầnthiết để xác định đâu là tập quán pháp luật quốc tế, nếu muốn xác định cácchuẩn mực quốc tế tối thiểu mang tính phổ biến chỉ có thể sử dụng phương phápnghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật hiện hành.Ngoài ra, luật so sánh còn có nhiều ý đối với công pháp quốc tế trên nhiềukhía cạnh khác, ví dụ nổi bật nhất như việc ngăn chặn sự hiểu sai, và việc giảithích khác nhau về các khái niệm và các thuật ngữ.7. Ý nghĩa đối với tư pháp quốc tế và luật hình sự quốc tếCác quy phạm của tư pháp quốc tế bắt nguồn từ tòa án và cơ quan có thẩmquyền áp dụng luật nước ngoài. Sẽ không có ý nghĩa của luật so sánh nếu khôngcó việc áp dụng luật nước ngoài ở đây. Quá trình ấy đã gián tiếp để đòi hỏi phảicó những so sánh nhất định giữa luật nước ngoài và luật của nước có tòa án. Vídụ, tòa án Thụy Điển phải xem xét di chúc do công dân không phải là người BắcÂu lập có hiệu lực hay không khi người lập di chúc không có đủ năng lực hànhvi. Theo quy định của tư pháp quốc tế Thụy Điển thì vấn đề này được quyết địnhdựa trên pháp luật của quốc gia mà người lập di chúc mang quốc tịch. Như vậylại phải tốn thời gian, kinh phí để đến tận nước đó và tìm các nguyên tắc để ápdụng phù hợp với pháp luật Thụy Điển về năng lực lập di chúc. Theo như ví dụtrên, nếu có sự so sánh luật thì có thể sẽ giải quyết được vấn đề trong thời gianngắn. Điều này càng khẳng định hơn nữa ý nghĩa của luật so sánh.7Ngoài ra, việc so sánh pháp luật nước ngoài với luật nội địa cũng rất cầnthiết đối với ngành luật hình sự quốc tế. Một hiện tượng rất dễ dàng nhận thấyđó là một người sẽ không bị trừng phạt vì hành vi thực hiện ở nước ngoài nếunhư hành vi đó không thể bị trừng phạt theo pháp luật của quốc gia nơi nơi hànhvi đó được thực hiện…Trong từng vụ việc cụ thể, không thể xác định thế nào là“hình phạt nghiêm trọng” hay “loại tội tương đương” nếu không có sự so sánhgiữa luật nội địa và luật nước ngoài.8. Ý nghĩa trong mục đích sư phạmVới mục đích chính của luật so sánh là mục đích sư phạm, các nhà nghiêncứu đã tổng kết, so sánh những hệ thống pháp luật quan trọng nhất và sau đóphân nhóm chúng. Để tiện cho việc theo dõi, nghiên cứu và học tập thì các hệthống pháp luật có liên quan đến nhau, có nhiều điểm tương đồng sẽ được sắpxếp trong cùng một nhóm. Ví dụ như khi đã có hiểu biết về pháp luật Anh và cónhu cầu tìm hiểu pháp luật New Zealand thì sẽ không cần phải nghiên cứu phápluật New Zealand từ đầu, mà chỉ cần tập trung xem xét những điểm khác biệtgiữa hệ thống pháp luật Anh và New Zealand vì hệ thống pháp luật NewZealand dựa trên hệ thống pháp luật Anh.9.Ý nghĩa trong các lĩnh vực khácNgoài những ý nghĩa quan trong đã nêu ở trên, luật so sánh vẫn chưa dùnglại ở đó, vẫn tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến các lĩnh vực khác, nhưngàng nghiên cứu lịch sử pháp luật, khi đó chúng ta cần so sánh các hệ thốngpháp luật hiện hành để tìm ra dấu vết phát triển của các thiết chế pháp luật khácnhau.Hơn thế nữa, luật so sánh là nguồn tri thức cần thiết và phong phú để xâydựng thuật ngữ quốc tế và giúp ích cho công tác biên soạn các loại từ điển luậtsong ngữ và đơn ngữ…III. Đánh giáNhư đã nói ngay từ phần đầu, luật so sánh là quá trình nghiên cứu hết sứckhó khăn và không phải ai cũng có thể thực hiện được công việc này. Không chỉ8phải hiểu đúng bản chất, đúng ngữ nghĩa, phạm vi của ngôn từ, mà còn đòi hỏimột trình độ hiểu biết sâu rộng và có sự hoạt động trí óc minh mẫn. Đồng thờicũng phải thật kiên trì và bền bỉ, có như vậy mới tiếp cận và chinh phục đượcluật so sánh.Vì khó nên lại rất mới lạ, và gây hứng thú cho người nghiên cứu tìm tòi.Những ý nghĩa nêu trên mới chỉ là sự tìm kiếm sơ lược nhất về ý nghĩa của luậtso sánh, ngoài ra sẽ còn rất nhiều vấn đề nữa mà trong bài viết này chưa nói tới.Với một vai trò quan trọng như vậy, luật so sánh sẽ tiếp tục cống hiến, tiếp tụctại ra nhiều giải pháp, hữu ích giúp cho việc xây dựng, áp dụng pháp luật trở nêndễ dàng hơn, việc thấu hiểu pháp luật quốc tế trở nên đơn giản hơn.Vì tài liệu nghiên cứu còn quá ít, đa số là tài liệu tiếng anh, nên cũng còngây nhiều khó khăn cho những người hạn chế ngoại ngữ và muốn tìm hiểu mônluật so sánh này. Mong rằng trong tương lai tới, pháp luật Việt Nam sẽ đưa ranhiều nghiên cứu hơn về luật so sánh và vai trò to lớn của nó để phần nào chiasẻ đến những người đam mê những kiến thức cơ bản nhất về luật so sánh.9KẾT LUẬNBằng sự ứng dụng thực tế, bằng những ý nghĩa hết sức to lớn và sự ảnhhưởng không nhỏ đến pháp luật quốc tế, luật so sánh ngày càng phổ biến hơnđến với nhiều quốc gia. Việt Nam cũng đã và đang tiếp nhận những ý nghĩa đó,chúng ta đều tin tưởng rằng trong thời gian tới các nhà làm luật Việt Nam sẽnghiên cứu và áp dụng linh hoạt ý nghĩa của luật so sánh vào tình hình thực tếnước ta, đưa pháp luật nước ta ngày một phát triển và sáng tạo hơn.Vì kiến thức của bản thân còn hạn hẹp nên nghiên cứu vấn đề còn nhiềuthiếu sót, kính mong thầy cô giúp đỡ và bỏ qua!10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luật so sánh, Michael Bogdan, người dịch: PGS.TS LêHồng Hạnh, TH.S.Dương Thị Hiền2. Giáo trình Luật so sánh trường Đại học Kiểm sát Hà Nội11MỤC LỤCMỞ ĐẦU......................................................................................1NỘI DUNG..................................................................................2I. Hệ thống lý luận chung về Luật so sánh......................21. Khái niệm và đặc điểm của luật so sánh...................22. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luật sosánh.......................................................................................3II.Ý nghĩa của luật so sánh trong đời sống pháp luậtquốc tế.....................................................................................41. Tính giáo dục chung của luật so sánh........................42. Tăng sự hiểu biết về hệ thống nội luật......................53. Tìm kiếm mô hình lý tưởng...........................................54. Hài hòa và thống nhất hóa pháp luật.........................65. Sự vận hành pháp luật thực định................................66. Ý nghĩa với công pháp quốc tế....................................67. Ý nghĩa đối với tư pháp quốc tế và luật hình sựquốc tế..................................................................................78. Ý nghĩa trong mục đích sư phạm................................89. Ý nghĩa trong các lĩnh vực khác..................................8III. Đánh giá..........................................................................9KẾT LUẬN.................................................................................10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................1112
Tài liệu liên quan
- Phân tích, bình luận quy định về tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2005
- 21
- 3
- 23
- Chọn một học thuyết về quản lý sau đó phân tích, bình luận và liên hệ với thực tiến Việt Nam
- 19
- 1
- 5
- Phân tích, bình luận tác phẩm Sống chết mặc bay
- 1
- 495
- 1
- Phân tích việc sử dụng hình ảnh và nhịp điệu ở các bài thơ Vội vàng Đây mùa thu tới và Thơ duyên
- 5
- 969
- 0
- Phân tích nguyên tắc tập trung- dânchủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay
- 14
- 310
- 0
- Phân tích nguyên tắc tập trung- dânchủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nướcViệt Nam hiện nay
- 14
- 350
- 0
- Phân tích bình luận tác phẩm sống chết mặc bay phạm duy tốn
- 2
- 1
- 2
- Cách làm 1 bài nghị luận văn học phân tích, bình luận một tác phẩm văn học
- 1
- 494
- 1
- Cách phân tích – bình luận một vấn đề văn học hay – nghị luận văn học
- 2
- 234
- 0
- Phân tích, bình luận và phát triển đề tham khảo môn toán THPT quốc gia 2019
- 54
- 273
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(27.69 KB - 12 trang) - Phân tích bình luận luật so sánh và rút ra những ý nghĩa đối với đời sống pháp luật quốc tế. Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đặc điểm Luật Học So Sánh Là Gì
-
Luật So Sánh – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] LUẬT HỌC SO SÁNH - Topica
-
Luật So Sánh Là Gi? Khái Quát Chung Về Luật So Sánh. - Luật Minh Khuê
-
Luật So Sánh Là Gì? Lịch Sử Phát Triển Của Luật So Sánh
-
[PDF] Tap Bai Giang Luat So Sanh.pdf - Thế Giới Luật
-
Luật So Sánh Và Việc Dạy Luật So Sánh ở Việt Nam: Từ Một Quan điểm ...
-
KHÁI NIỆM VỀ LUẬT HỌC SO SÁNH - UNILAW VIỆT NAM
-
Khái Niệm Luật So Sánh Là Gì? - HILAW.VN
-
Luật So Sánh Là Một Môn Khoa Học
-
Luật So Sánh Là Gì? - Học Luật OnLine
-
(DOC) Luật So Sánh | Phương Nguyễn Thị
-
Ý Nghĩa Của Luật Học So Sánh
-
Giáo Trình Luật So Sánh Mới Nhất
-
Bản Chất Của Luật So Sánh