Luật Sư Bào Chữa Tội Lợi Dụng Chức Vụ Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành ...

Luật sư bào chữa tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Đấu tranh chống tội phạm tham nhũng trong những năm gần đây luôn là vấn đề mà Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm làm trong sạch bộ máy của Đảng nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và quản lý của Nhà nước. Trong các nhóm tội phạm tham nhũng thì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là một trong những tội đang có chiều hướng tăng cả về quy mô và tính chất, tội phạm này nổi lên nhiều trong các lĩnh vực về quản lý đất đai, lĩnh vực y tế, giáo dục.

  1. Thực trạng tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Đấu tranh chống tội phạm tham nhũng trong những năm gần đây luôn là vấn đề mà Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm làm trong sạch bộ máy của Đảng nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và quản lý của Nhà nước. Trong các nhóm tội phạm tham nhũng thì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là một trong những tội đang có chiều hướng tăng cả về quy mô và tính chất, tội phạm này có trong các lĩnh vực về quản lý đất đai thậm chí cả lĩnh vực y tế, giáo dục.

  1. Các yếu tố cấu thành tội phạm
  1. Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, đơn vị nhà nước theo Điều 352 Bộ luật hình sự 2015. Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác.

  1. Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

  1. Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Trước hết, người phạm tội phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi để đạt được mục đích của mình. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi gây thiệt hại đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách dễ dàng.

Hậu quả của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn phải gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà nhằm mục đích khác, thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo Điều 357 Bộ luật hình sự; tội nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật hình sự; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác theo Điều 355 Bộ luật hình sự, hoặc tội tha trái pháp luật người đang bị tạm giam, giữ theo Điều 378 Bộ luật hình sự .

Khác với các tội phạm khác, hậu quả của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chưa gây thiệt hại thì chưa cấu thành tội phạm này.

  1. Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất. Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.

  1. Quy định pháp luật về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ

Theo quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự 2015 có nội dung sau:

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy, theo quy định trên thì mức phạt cao nhất mà người phạm tội phải chịu đối với tội này là 15 năm tù. Đồng thời người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm và kèm theo các mức phạt tiền.

  1. Tại sao cần mời luật sư bào chữa khi bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Khách hàng sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa khi bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ tại Công ty luật TNHH Đức An sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

+ Được tư vấn, về xác định tội danh, cấu thành tội phạm và phân tích hành vi phạm tội;

+ Được tư vấn, về các tình tiết tăng nặng định khung, các tình tiết giảm nhẹ của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ;

+ Hỗ trợ khách hàng trong việc thu thập hồ sơ tài liệu chứng minh hoặc các tình tài liệu khác để được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện công bằng, đúng pháp luật.

+ Sao chụp tài liệu tại Toà án, thực hiện nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bào chữa tại Toà án.

+ Tham gia bào chữa cùng thân chủ tại các buổi lấy lời khai tại cơ quan điều tra, tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm, phúc thẩm tại Toà án.

+ Hỗ trợ khách hàng soạn đơn kháng cáo nếu thấy bản án của Toà án đưa ra không khách quan vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.

Liên hệ Luật sư bào chữa hình sự

Phí tư vấn và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận

Thạc sỹ - Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Địa chỉ: 64B, phố Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT liên hệ: 0902201233 - cố định 024 66544233

Email: luatsubichhao@gmail.com

Web: www.luatducan.vn

Face: Công ty luật TNHH Đức An

Luật Đức An, chất lượng và uy tín.

Trân trọng!

Từ khóa » Theo điều 356 Bộ Luật Hình Sự 2015