Lục Bình - Tài Nguyên Quý Giúp Dân Thu Lợi
Có thể bạn quan tâm
Người dân vùng Đồng Tháp Mười (Long An) gần đây phải phun thuốc diệt lục bình trên sông, do chúng sinh sôi nhanh, phủ kín kênh rạch, cản trở tàu thuyền đi lại. Việc phun thuốc có thể làm ô nhiễm nguồn nước và không hiệu quả.
Các nhà khoa học bày tỏ tiếc nuối vì lục bình mang lại nhiều lợi ích. Còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, lục bình xuất hiện ở Việt Nam từ vài chục năm trước. Nó được một số nơi nhập về trồng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón, thả vào ao giúp thủy sản tránh nắng.
Theo chuyên gia thủy sản Bùi Quang Tề, chỉ khi lục bình chiếm trên 50% diện tích mặt nước thì mới vớt bỏ, nếu chưa thì nên để lại, bởi chúng là "bộ lọc" nước rất tốt. Lục bình thường phát triển tốt ở nơi ô nhiễm, có khả năng hấp thụ kim loại nặng và chất ô nhiễm hữu cơ như chì, thủy ngân.
Trong đề tài về công nghệ xử lý nước thải cho khu chứa rác Nam Sơn, Viện Hóa học, Viện Công nghệ sinh học từng nghiên cứu sử dụng lục bình để xử lý nước thải. Nước rò từ bãi rác có các thành phần ô nhiễm chủ yếu là amôni tổng lượng N, COD và BOD với hàm lượng cao. Nhóm nhà khoa học đã thử nghiệm thả lục bình vào nước thải, nhận thấy thành phần COD và BOD đều giảm theo thời gian.
Chuyên gia nông nghiệp - giáo sư Võ Tòng Xuân khuyên người dân vớt lục bình lên, băm nhỏ, rồi ủ thành phân vi sinh. Loại phân này tốt cho cây trồng, giúp tăng khả năng kháng sâu bệnh và cung cấp chất dinh dưỡng. Chúng còn giúp phục hồi các vùng đất cằn cỗi, nơi dùng phân bón hóa học quá nhiều. Với hàm lượng sinh khối lớn, lục bình còn dùng để sản xuất phân bón hữu cơ.
Do đặc điểm sinh thái, lục bình miền Nam kích thước lớn hơn miền Bắc. Loài này thân xốp, sau khi phơi khô sẽ có màu sáng và dai nên được nhiều nơi thu mua bán cho các thương lái để làm đồ thủ công mỹ nghệ, giỏ xách, đồ lưu niệm. Lục bình lại không tốn công chăm sóc, nếu biết tận dụng sẽ tạo thu nhập cho người dân.
Người dân phun thuốc, cắt diệt lục bình dày đặt trên sông
Video: Hoàng Nam
Không nên dùng thuốc diệt cỏ tiêu diệt lục bình Các nhà khoa học cho rằng dùng thuốc diệt cỏ có thể tiêu diệt được lục bình nhưng không nên dùng bởi có thể làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến đời sống các loài thủy sinh. Đặc biệt, thuốc trừ cỏ 2,4D rất độc hại với sức khỏe con người. Để hạn chế lục bình, người dân và chính quyền cần giữ môi trường nguồn nước, bởi nước bị ô nhiễm sẽ giúp lục bình ngày càng phát triển. |
- Nông dân phun thuốc diệt lục bình dày đặc trên sông
Phạm Hương
Từ khóa » Tác Hại Của Lục Bình
-
Bèo Lục Bình, Mối Hiểm Họa Tiềm ẩn Cho Môi Trường đô Thị Thành Phố
-
Cấp Thiết Ngăn Chặn Sự Phát Triển Của Lục Bình - Môi Trường Xanh
-
Lục Bình Rất Hữu ích Cho Môi Trường, Nhưng Toàn Thân Cây Lại Chứa độc
-
Ban Hành Kế Hoạch Xử Lý Cây Bèo Lục Bình Tại Kênh Ba Xã
-
Nan Giải Việc Xử Lý Nạn Bèo Lục Bình Trên Sông - Báo Hà Tĩnh
-
Cấp Thiết Ngăn Chặn Sự Phát Triển Của Lục Bình
-
Lời Giải Cho Cây Lục Bình - VOV Giao Thông
-
Cây Lục Bình (bèo Tây) Và Tác Dụng Bất Ngờ đối Với Sức Khỏe
-
BÈO TÂY( LỤC BÌNH) - AI CŨNG BẤT NGỜ Nếu Biết đến Công Dụng ...
-
Cây độc: Lục Bình Rất Hữu ích Cho Môi Trường, Nhưng Toàn Thân Cây ...
-
Cây Bèo Tây (lục Bình) - Có Công Dụng Cực Tốt Cho Sức Khỏe
-
Nuôi Lục Bình- đừng để Lợi Thành Hại! - Báo Vĩnh Long
-
Nạn Bèo Lục Bình Trên Các Sông, Hồ