Lực đẩy Acsimets Là Gì? Công Thức Tính Và Ứng ... - DINHNGHIA.VN
Có thể bạn quan tâm
Lực đẩy Acsimets hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Trong chương trình vật lý 8, chúng ta đã được tìm hiểu rõ hơn về phần kiến thức này. Vậy lực đẩy Acsimets là gì? Công thức tính lực đẩy Acsimets thế nào và cách giải một số bài tập ra sao? Hãy cùng DINHNGHIA.VN khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Lực đẩy Acsimets và công thức tính lực đẩy Acsimets
Lực đẩy Acsimets là gì?
Khi ta nhúng một vật vào chất lỏng, ta sẽ thấy vật đó bị chất lỏng đẩy thẳng từ dưới lên bằng một lư lực có độ lớn đúng bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Và người ta gọi đây là định luật Acsimets. Lực đẩy này cùng phương và ngược hướng với trọng lực. Và đây là lực quyết định đến sự nổi hay chìm của một vật.
Công thức tính lực đẩy Acsimets
Lực đẩy Acsimets vật lý 8 đã đề cập tới cụ thể, trong đó có công thức. Và công thức lực đẩy Acsimets lớp 8 như sau:
\(F_{A} = d.V\)
Trong đó:
- F là lực đẩy Acsimets
- d là trọng lượng riêng của chất lỏng
- V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Vậy khi nào vật nổi khi nào vật chìm? Với công thức này, có thể có 3 trường hợp xảy ra:
- P > F: vật sẽ bị chìm xuống dưới
- P = F: vật đứng lơ lửng trong chất lỏng
- P < F: vật chuyển động lên trên.
Bài tập vận dụng lực đẩy Acsimets
Để hiểu rõ hơn về định luật Acsimets lớp 8, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số bài tập trong bài lực đẩy Acsimets ở sách giáo khoa.
*Bài 1 (SGK – 36)
Khi treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P. Mặt khác, khi nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị \(P_{1}\) . Vậy \(P_{1} < P\) chứng tỏ điều gì ?
Trả lời:
P trong trường hợp này là trọng lực và \(P_{1}\) là định luật Acsimets. Với \(P_{1} < P\) chứng tỏ lực đẩy của Acsimets lớn hơn trọng lực, qua đó có thể khẳng định chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy hướng từ dưới lên.
*Bài 3 (SGK – 36)
Hãy chứng minh rằng thí nghiệm dưới đây chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Acsimets nêu trên là đúng.
- Treo cốc A chưa đựng nước và vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị \(P_{1}\) .
- Nhúng vật nặng vào bình tràn đựng đầy nước, nước từ bình tràn chảy vào cốc B. Lực kế chỉ giá trị \(P_{2}\) .
- Đổ nước từ cốc B vào cốc A, lực kế chỉ giá trị \(P_{1}\) .
Hướng dẫn:
Khi nhúng vật nặng vào trong bình tràn, nước từ trong bình tràn ra một thể tích gọi là V. Thể tích của phần nước này đúng bằng thể tích của vật.
Khi vật nhúng trong nước sẽ bị nước tác dụng lực đẩy hướng từ dưới lên trên. Lúc này, số chỉ của lực kế lúc là: \(P_{2} = P_{1} – F_{A} < P_{1}\), trong đó \(P_{1}\) là trọng lượng của vật và \(F_{A}\) là định luật Acsimets.
Khi ta đổ nước lại từ cốc B vào cốc A, lực kế chỉ giá trị \(P_{1}\) . Qua đó có thể thấy lực đẩy về Acsimets có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Vậy dự đoán của Ác si mét về độ lớn của lực đẩy này là đúng.
Bên cạnh sách giáo khoa, chúng ta cũng cần tự luyện tập các bài tập định luật Acsimets lớp 8 trong sách bài tập để hiểu rõ hơn về phần kiến thức này nhé.
Ứng dụng của lực đẩy Acsimets
Trong thực tế, lực đẩy này được áp dụng rất nhiều. Ví dụ tiêu biểu nhất đó là việc ứng dụng để thiết kế tàu, thuyền. Chúng ta có thường thắc mắc tại sao tàu có trọng tải lớn nhưng lại không bị chìm khi đi trên mặt nước hay không?
Lý do rất đơn giản, các nhà thiết kế đã áp dụng định luật Acsimets trong trường hợp này. Cụ thể, họ sẽ tạo ra các khoảng trống lớn để tăng thể tích cho tàu. Qua đó khiến P < F và giúp tàu có thể nổi trên mặt nước.
Trong tự nhiên, các loài cá cũng có cấu tạo cơ thể chứa một bong bóng lớn để điều chỉnh khả năng lặn hay nổi của chúng. Khi cá muốn nổi, bong bóng khí sẽ căng để tăng thể tích làm cho lực đẩy tăng lên giúp cá nổi cao hơn và ngược lại.
Đặc biệt, người ta còn ứng dụng định luật Acsimets vào sản xuất khinh khí cầu, đây là một trường hợp đặc biệt của định luật Acsimets trong không khí. Với khinh khí cầu muốn bay lên, người ta sẽ dùng lửa đốt để tăng thể tích không khí bên trong khinh khí cầu. Quá trình giãn nở giúp tăng thể tích, qua đó tăng lực đẩy. Đồng thời, họ sẽ làm giảm khối lượng riêng của khinh khí cầu. Đó cũng là lý do vì sao khí Heli được sử dụng trong trường hợp này.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về lực đẩy Acsimets, công thức cũng như một số bài tập và ứng dụng của nó. Đây là một phần kiến thức vô cùng quan trọng và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Vì thế chúng ta hãy thật chú ý phần này nhé.
2.3/5 - (3 bình chọn) Please follow and like us:Từ khóa » Công Thức Lực đẩy Acsimets Lớp 8
-
Lý Thuyết. Lực đẩy Ác Si Mét | SGK Vật Lí Lớp 8
-
Lý Thuyết Vật Lí 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét Hay, Chi Tiết
-
Cách Giải Bài Tập Về Lực đẩy Ác-si-mét Cực Hay
-
Lực đẩy Ác-Si-Mét (Archimedes) Là Gì? Công Thức ... - THPT Sóc Trăng
-
Vật Lý 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
-
Lý Thuyết. Lực đẩy Ác Si Mét - Vật Lý - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để
-
Công Thức Tính Lực đẩy ác-si-mét Hay Nhất - Vật Lí Lớp 8
-
Lực đẩy Acsimet Là Gì? Công Thức Tính Lực đẩy Acsimet Chính Xác ...
-
Lực đẩy Ác-si-mét - Chuyên đề Môn Vật Lý Lớp 8
-
Giải Bài Tập Vật Lý 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
-
[Vật Lý 8] Viết Công Thức Tính độ Lớn Của Lực đẩy Ác-si-mét - Selfomy
-
Giải Bài Tập Vật Lí 8 - Bài 11: Thực Hành: Nghiệm Lại Lực đẩy Ác-si-mét
-
Công Thức Tính Lực đẩy Acsimet, Lực đẩy Acsimet Là Gì, Xuất Hiện Khi ...