Vật Lý 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét

YOMEDIA NONE Trang chủ Vật Lý 8 Chương 1: Cơ Học Vật lý 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm20 BT SGK 617 FAQ

Khi một vật bị nhúng chìm trong nước, ta nói rằng có sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét

Vậy lực đẩy Ác-si-mét là lực gì ? Nó có công thức tính tác dụng như thế nào?

Qua bài học hôm nay sẽ giúp các em có được câu trả lời. Mời các em học sinh cùng ngiên cứu nội dung Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Tác dụng của chất lỏng lên vật chìm trong nó

2.2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét

3. Bài tập minh hoạ

4. Luyện tập bài 10 Vật lý 8

4.1. Trắc nghiệm

4.2. Bài tập SGK & Nâng cao

5. Hỏi đáp Bài 10 Chương 1 Vật lý 8

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.

  • Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên

  • Lực này gọi là lực đẩy Acsimet

2.2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét

2.2.1. Dự đoán

  • Acsimet dự đoán:

    • Vật nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì lực đẩy của nước lên vật càng mạnh.

    • Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

2.2.2. Thí nghiệm

  • B1: Đo P1 của cốc A và vật.

  • B2: Nhúng vật vào nước → nước tràn ra cốc chứa. Đo trọng lượng P2

  • B3: So sánh P2 và P1:

P2 < P1 => P1 = P2 + FA

  • B4: Đổ nước tràn từ cốc chứa vào cốc A. Đo trọng lượng

→ P1 = P2 + Pnước tràn ra

  • Khi nhúng vật chìm trong bình tràn, thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật. Vật bị nước tác dụng lực đẩy từ đưới lên số chỉ của lực kế là: \({P_2} = {\rm{ }}{P_1} - {\rm{ }}{F_A}\) .

  • Khi đổ nước từ B sang A lực kế chỉ P1, chứng tỏ FA có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

2.2.3. Công thức tính lực đẩy Ácsimét

\(F_{A}\) = d . V

  • Trong đó:

    • \(F_{A}\): Lực đẩy Acsimét (N)

    • d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2)

    • V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

Bài tập minh họa

Bài 1.

Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ác-si-mét có thay đổi không? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Ta có: 2dm3 = 0,002m3.

  • Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước là:

Fnước = dnước.Vsắt = 10.000N/m3 .0,002m3 = 20N

  • Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là:

FrưỢu = drượu.Vsắt = 8.000N/m3. 0,002m3 = 16N

  • Lực đẩy Ác-si-mét không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau , vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thế tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Bài 2.

Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng nữa không? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

  • Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức: F1 =dV1; F2 =dV2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)

  • Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm nên V1 > V2, do đó F1 > F2.

  • Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.

4. Luyện tập Bài 10 Vật lý 8

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Lực đẩy ác-si-mét cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :

  • Nêu được đặc điểm của lực đẩy Acsimet

  • Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, nêu tên các đại lượng ,đơn vị của các đại lượng đó.

  • Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lực đẩy Ác-si-mét cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào?

    • A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.
    • B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
    • C. Trọng lượng riêng và của vật.
    • D. Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • Câu 2:

    Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

    • A. F=15N
    • B. F=20N
    • C. F = 25N.
    • D. F =10N.
  • Câu 3:

    Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng nữa không?

    • A. Cân thăng bằng
    • B. Thỏi nhôm ở thấp hơn đồng
    • C. Thỏi nhôm ở cao hơn đồng
    • D. Một đáp án khác

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Lực đẩy ác-si-mét

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lực đẩy Ác-si-mét để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 36 SGK Vật lý 8

Bài tập C2 trang 36 SGK Vật lý 8

Bài tập C3 trang 37 SGK Vật lý 8

Bài tập C4 trang 38 SGK Vật lý 8

Bài tập C5 trang 38 SGK Vật lý 8

Bài tập C6 10 trang 38 SGK Vật lý 8

Bài tập C7 trang 38 SGK Vật lý 8

Bài tập 10.1 trang 32 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.2 trang 32 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.3 trang 32 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.4 trang 32 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.5 trang 32 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.6 trang 32 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.7 trang 32 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.8 trang 33 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.9 trang 33 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.10 trang 33 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.11 trang 33 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.12 trang 33 SBT Vật lý 8

Bài tập 10.13 trang 33 SBT Vật lý 8

5. Hỏi đáp Bài 10 Chương 1 Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 8 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 1: Chuyển động cơ học Vật lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học Bài 2: Vận tốc Vật lý 8 Bài 2: Vận tốc Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều Vật lý 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều Bài 4: Biểu diễn lực Vật lý 8 Bài 4: Biểu diễn lực Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính Vật lý 8 Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính Bài 6: Lực ma sát Vật lý 8 Bài 6: Lực ma sát ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8

Toán 8

Toán 8 Kết Nối Tri Thức

Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 8 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 8 KNTT

Giải bài tập Toán 8 CTST

Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 8

Ngữ văn 8

Ngữ Văn 8 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 8 Cánh Diều

Soạn Văn 8 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 8 Cánh Diều

Văn mẫu 8

Tiếng Anh 8

Tiếng Anh 8 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 8 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 Cánh Diều

Tài liệu Tiếng Anh 8

Khoa học tự nhiên 8

Khoa học tự nhiên 8 KNTT

Khoa học tự nhiên 8 CTST

Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 8 KNTT

Giải bài tập KHTN 8 CTST

Giải bài tập KHTN 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8

Lịch sử và Địa lý 8

Lịch sử & Địa lí 8 KNTT

Lịch sử & Địa lí 8 CTST

Lịch sử & Địa lí 8 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 8 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 8 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8

GDCD 8

GDCD 8 Kết Nối Tri Thức

GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 8 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 8 KNTT

Giải bài tập GDCD 8 CTST

Giải bài tập GDCD 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 8

Công nghệ 8

Công Nghệ 8 KNTT

Công Nghệ 8 CTST

Công Nghệ 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công Nghệ 8

Giải bài tập Công Nghệ 8 KNTT

Giải bài tập Công Nghệ 8 CTST

Giải bài tập Công Nghệ 8 CD

Tin học 8

Tin Học 8 Kết Nối Tri Thức

Tin Học 8 Chân Trời Sáng Tạo

Trắc nghiệm Tin học 8

Giải bài tập Tin học 8 CD

Tin Học 8 Cánh Diều

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 8

Tư liệu lớp 8

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK2 lớp 8

Đề thi HK2 lớp 8

Đề thi giữa HK1 lớp 8

Đề thi HK1 lớp 8

Đề cương HK1 lớp 8

9 bài văn mẫu Cô bé bán diêm hay nhất

9 bài văn mẫu truyện Cô bé bán diêm

Tiếng Anh Lớp 8 Unit 8

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Tiếng Anh Lớp 8 Unit 7

Video Toán Nâng cao lớp 8- HK2

Video Toán Nâng cao lớp 8- HK1

Video Toán Nâng cao lớp 8- HK Hè

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Công Thức Lực đẩy Acsimets Lớp 8