Lục Thập Hoa Giáp Là Gì, Cách Tính Lục Thập Hoa Giáp - Lịch Vạn Niên

Từ rất lâu bảng 60 hoa giáp hay lục thâp hoa giáp đã được dùng phổ biến trong văn hóa phương Đông. Và thiên can, địa chi được sử dụng rộng rãi trong năm, tháng, ngày, giờ. Lục thập hoa giáp được chia ra năm loại ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cứ hai can chi liên tiếp là một loại ngũ hành. Ví như Giáp Tý là ngũ hành kim thì Ất Sửu cũng là ngũ hành kim, người sinh năm kim gọi là mệnh kim, người sinh năm thủy gọi là mệnh thủy.

Vậy căn cứ nào để nạp âm ngũ hành cho 60 hoa giáp? Từ xưa đến nay không thấy tài liệu nào nói rỗ về căn cứ cũng như chưa được bàn luận minh bạch, thực ra vẫn là huyền bí khó hiểu và là bí ẩn đối với giới học thuật Trung hoa và Á Đông.

Ngũ hành theo quan niệm của người xưa, ứng với năm ngôi sao trên trời và năm ngọn núi dưới đất, sau hóa thành tiêu chuẩn đạo đức gọi là ngũ thường, trong cơ thể con người là ngũ tạng.

1. Lục thập hoa giáp là gì?

"Lục Thập" nghĩa là 60. "Hoa Giáp" nghĩa đen là một chu kỳ hoa nở, chu kỳ vận hành của các con giáp. Hiểu cách đơn giản hơn, Hoa giáp chính là chu kỳ vận hành của các con giáp, hay chính là vòng tuần hoàn của các con giáp bắt đầu từ Giáp Tý đến cuối cùng là Quý Hợi kết thúc một vòng tuần hoàn (rồi lại tiếp tục quay trở lại Giáp Tý bắt đầu một chu kỳ tuần hoàn mới). Từ "hoa" ở đây với ý nghĩa như một mùa hoa nở (chỉ chu kỳ tuần hoàn quay trở lại sau khi kết thúc). Người ta còn gọi lục thập hoa giáp là 60 Giáp Tý.

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60

Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến quí hợi. Từ năm thứ 61 trở lại giáp tý, năm thứ 121,181 ... cũng trở lại giáp tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi chiều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.

  • Xem : Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày - Lịch âm năm 2021

2. Nguồn gốc hình thành 60 Hoa Giáp

Can Chi chính là gốc rễ để hình thành lên 60 Hoa giáp. Thiên Can gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý Địa Chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi Sự kết hợp giữa Can và Chi hình thành 60 cặp Can Chi gọi là Lục Thập Hoa Giáp hay Lục Thập Giáp Tý (chữ khởi đầu của thiên can và địa chi khi kết hợp với nhau).

3. Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch

Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can: 0: canh (ví dụ canh tý 1780) 2: nhâm 3: quí 4: giáp 5; ất (ví dụ ất dậu 1945) 6: bính 7: đinh 8: mậu 9: Kỷ

Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch

  • Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng

Cách tính: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can- Chi

Tháng: Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng dần, tháng hai là mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi). Tháng giêng của năm có hàng can giáp hoặc kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ hợi) là tháng bính dần. Tháng giêng của năm có hàng can bính, tân là tháng canh dần Tháng giêng của năm có hàng can đinh, nhâm là tháng nhâm dần. Tháng giêng của năm có hàng can mậu quí là tháng giáp dần Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).

Ngày: ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).

Giờ: một ngày đem có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ tý (chính tý lúc 0 giờ). Giờ ngọ (chính ngọ lúc 12 giờ trưa). Ban ngày tính giờ dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ dậu đến hết giờ sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ tý của ngày hôm sau.

Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:

Tương xung: Có Lục xung hàng chi:

  • Tý xung ngọ
  • Sửu xung Mùi
  • Dần xung Thân
  • Mão xung Dậu
  • Thìn xung Tuất
  • Tị Xung Hợi

Và tứ xung hàng can:

  • Giáp xung canh,
  • ất xung tân,
  • bính xung nhâm,
  • đinh xung quí, (mậu kỷ không xung).

Nhưng khi kết hợp lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương hoà, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).

Ví dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) giáp tý xung khắc với tuổi nào? Tính hàng chi: tý xung ngọ, vậy giáp tý (xung với giáp ngọ, canh ngọ, bính ngọ, nhâm ngọ, và mậu ngọ) Xem bảng "Kết hợp Lục thập hoa giáp với Ngũ hành" ta thấy: Giáp tý thuộc kim: Giáp ngọ thuộc kim vì thế tương hoà. Canh ngọ thuộc thổ, bính ngọ thuộc thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có nhâm ngọ thuộc mộc, mậu ngọ thuộc hoả là tương khắc. Tính hàng can: Giáp xung canh. Giáp tý thuộc kim: Canh tuất, canh thìn đều thuộc kim vì thế tương hoà Canh tý, canh ngọ đều thuộc thổ đều tương sinh Chỉ có canh Dần và canh thân thuộc mộc là tương khắc. Vậy ngày (hoặc tháng năm), giáp tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là nhâm ngọ, mậu ngọ, canh dần, canh thân:

Tương hình: Theo hàng chi có :

  • Tý và mão (một dương, một âm điều hoà nhau).
  • Tỵ và dần thân (tị âm điều hoà được với dần thân dương, chỉ còn dần và thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).

Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với thìn, ngọ với ngọ.

Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau: Tý và mùi, sửu và ngọ, dần và tị, mão và thìn, thân và hợi, dậu và tuất. Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.

Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).

  • Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo

4. Bảng đối chiếu Lục thập hoa giáp ngũ hành và cách tính tuổi xung khắc

Trong bảng nạp âm lục thập hoa giáp, chia làm 30 biểu tượng về ngũ hành nạp âm sau đây:

(1) Giáp Tý, Ất Sửu: Hải trung kim

Ngũ hành của địa chi Tý là thủy, thủy được coi là hồ, sông, biển lơn, nơi đó thủy thịnh vượng.

Theo vòng trường sinh kim cục, Tử ở Tý và Mộ ở Sửu, thủy ở thế vượng mà kim lại tử ở đó nên người ta gọi là Hải trung kim.

(2) Bính Dần, Đinh Mão: Lô trung hỏa.

Dần Mão ở địa chi là ngôi thứ 3 và thứ 4, ngũ hành là mộc, thiên can Bính, Đinh trong ngũ hành thuộc hỏa. Hỏa đã ở chính ngôi lại được Dần Mão thuộc Mộc trợ giúp, giai đoạn này trời đất ấm nóng lên như lửa trong lò mới bắt đầu, vạn vật mới bắt đầu sinh trưởng nên gọi là Lô trung hỏa.

(3) Mậu Thìn, Kỷ Tỵ: Đại lâm mộc.

Thìn Tỵ là 2 địa chi thuộc ngôi thứ 5 và 6, Thìn thổ đại diện cho đất đai ẩm ướt và hoang dã. Mộc ờ đất này phát triển tốt cây lá xum xuê, cây to lớn mọc thành rừng nơi đất hoang dã nên gọi là Đại lâm mộc.

(4) Canh Ngọ, Tân Mùi: Lộ bàng thổ

Mùi là địa chi ngôi thứ 8, Mùi thổ, nơi dưỡng mộc, mộc sinh hỏa làm cho Ngọ hỏa càng vượng. Ngọ hỏa vượng lại đốt thổ làm cho thố bị khô hạn cho nên thổ bị hại coi mình như bụi ven đường nên gọi là Lộ bàng thổ.

Lộ bàng thổ nếu được thủy tưới, có thể quay về với thổ mà sinh ra vạn vật, nếu được kim giúp thì có thể xây được cung điện phú quý.

(5) Nhâm Thân, Quý Dậu: Kiếm phong kim.

Thân Dậu thuộc ngôi thử 9,10 của địa chi, ngũ hành là kim và nằm trong giai đoạn phát triển của vạn vật. Theo vòng trường sinh kim cục thì Thân tọa ở “Lầm quan” Dậu tọa ở “Đế vượng”. Vậy Thân Dậu là nơi cực vượng của kim cục. Do đó kim ở đây rất cương cứng. Sự vật cương cứng thì không thể vượt qua được mũi kiếm, kim cứng được coi như mũi kiếm, nên gọi là Kiếm phong kim.

(6) Giáp Tuất, Ất Hợi: Sơn đầu hỏa

Tuất, Hợi trong địa bàn thuộc phương Tây Bắc, thuộc quái càn – càn biểu tượng của trời Tuất, Hợi là nơi cửa trời. Thiên can Giáp, Ất phương Đông thuộc ngũ hành mộc, mộc ở nơi cửa trời như gỗ cháy soi sáng cửa trời, ánh lửa chiếu sáng trên cao, cho nên gọi là lửa trên núi. Hoàng hôn, mặt trời xuống ngang núi, chiếu sáng lung linh cho nên lửa trên núi phản ánh được ráng trời.

Sơn đầu hỏa có thể thông với trời, người mệnh này hiển vinh và quý phái. Tuy nhiên núi phải có cây, lửa ở cửa trời kỵ gặp thủy, nếu gặp Đại hải thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) thì nguy khốn.

(7) Bính Tý, Đinh Sửu: Giản hạ thủy

Vòng trường sinh thủy cục, Đế vượng ở Tý và Suy ở Sửu. Thủy vượng ở Bính Tý, lại suy ở Đinh Sửu, nên không thể là nước sông to mà chỉ là nước ở khe suối. Sau cơn mưa, nước từ sườn núi đổ xuống khe, khe hợp lại thành suối, nước theo dòng chảy xiết va vào đá mà bắn tung tóe, suối hợp lại thành dòng lớn, thành sông chảy về biển.

Nước khe núi là nước đầu nguồn, thủy gặp được kim phù hợp là kim trong cát và kim mũi kiếm (kim trong cát là: Giáp Ngọ, Ất Mùi, còn Kim mũi kiếm là Nhâm Thân, Quý Dậu.)

Thủy không gặp được mệnh của thổ và hỏa, thủy hỏa chẳng dung nạp nhau, thổ chỉ làm bẩn nước, tốt nhất là gặp Đại khê thủy (Giáp Dần, Ất Mão), tức nước suối nho nhỏ hợp thành sông là hợp với đạo trời.

(8) Mậu Dần, Kỷ Mão: Thành đầu thổ

Địa chi Dần Mão, ngũ hành mộc, thiên can Mậu Kỷ ngũ hành thổ, thổ trung ương. Hình tượng cây cối mọc xung quanh thành liên tưởng đến khái niệm tích thổ thành núi, đắp đất thành tường nên gọi là đất trên thành.

Kinh đô nơi Hoàng đế cư ngụ gọi là thành, thành xưa kia đắp bằng đất, xây bằng gạch, uy thế bốn phương.

Mệnh này gặp nước, gặp núi là hiển vinh, trong thành gặp núi giả, nước tù thì không tốt. Kỵ gặp Đại hải thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) Tích lịch hỏa (Mậu Tý, Kỷ Sửu).

(9) Canh Thìn, Tân Tỵ: Bạch lạp kim.

Kim vốn sinh ra từ trong lòng đất, nhưng lại nhờ có hỏa mà hình thành vật dụng hữu ích. Ở đây hình thái của kim đã bắt đầu hình thành nhưng độ cứng rắn chưa có, nên gọi là kim giá đèn (Bạch lạp kim) Kim mới bắt đầu phát triển, giao hòa với trái đất mà kết khí âm dương.

Vì tính chất như vậy nên kim giá đèn thích hỏa như Ất Tỵ, gọi là “Phong mãnh hổ cách” Thi cử học tập thuận lợi và thích thủy như Ất Dậu, Quý Tỵ cũng được coi như mệnh quý, Bạch lạp kim đó cứng rắn còn yếu nên sợ gặp mộc.

(10) Nhâm Ngọ, Quý Mùi: Dương liễu mộc

Mộc cục, vòng trường sinh Tử ở Ngọ và Mộ ở Mùi. Vì vậy mộc chỉ có thể mượn thiên can Nhâm, Quý ngũ hành thủy để cứu sống. Tuy vậy sức sống của mộc vẫn yếu ót nên gọi là gỗ cây liễu.

Cây dương liễu chỉ thích hợp với thổ là Bính Tuất và Đinh Hợi, và thích hợp với tất cả các mệnh thủy trừ Đại hải thủy.

Bản tính Dương liễu mộc là yếu đuối nên kỵ gặp hỏa, kỵ gặp thạch lựu mộc (canh Thân, Tân Dậu) sẽ bị áp chế, một đời bần hàn vất vả.

(11) Giáp Thân, Ất Dậu: Tuyền trung thủy

Kim cục, vòng trường sinh kiến lộc (Lâm quan) ở Thân, đế vượng ở Dậu. Vậy kim ở đây là cực vượng, kim dựa vào hỏa để sinh thủy, tuy vậy thủy mới được sinh thì còn yếu ớt, lại không vượng nên gọi là nước trong suối. Thủy sẽ không bao giờ ngừng khi có kim.

Vì vậy thủy ưa thích gặp Sa trung kim (Giáp Ngọ, Ất Mùi) và Thoa xuyến kim (Canh Tuất, Tân Hợi), thủy gặp mộc cũng tốt.

Nếu trong tứ trụ, trụ năm và giờ đều có thủy, trụ ngày và tháng đều có mộc thì đây là mệnh đại phú quý.

(12) Mậu Tý, Kỷ Sửu: Tích lịch hỏa

Địa chi Tý thuộc ngũ hành thủy, Sửu thuộc ngũ hành thổ, Tý thủy ở cho nên nạp âm là hỏa, tức hỏa trong thủy. Như vậy chỉ có thể là lửa sấm sét, sấm sét liền với tỉa chớp biến không cùng. Về bản chất thủy hỏa vốn chẳng bao giờ hòa hợp mà nay thủy hỏa hợp nhất, ngày xưa cho là một loài rồng thần.

Tích lịch hỏa với thổ, thủy, mộc gặp nhau, hoặc tốt hoặc là vô hại, kỵ gặp hỏa, hai hỏa gặp nhau là xấu.

(13) Bính Tuất, Đinh Hợi: ốc thượng thổ Tuất Hợi như cánh cửa trời, Bính Đinh ngũ hành hỏa, Tuất Hợi một thổ, một thủy hòa lại thành đất dẻo, được hỏa nung lên mới thành gạch ngói làm mái nhà. Đất trên mái nhà, đương nhiên chỉ là gạch ngói, muốn lợp nhà thì cần phải có gỗ (mộc) làm xà đỡ và cần kim để trang trí. Vì vậy gặp kim mũi kiếm, kim trang sức đều là mệnh phú quý. Nhà cửa tất sợ lửa cháy cho nên ốc thượng thổ sợ gặp hỏa, nhưng nếu gặp Thiên thượng hỏa là ánh nắng mặt trời thì lại rất tốt. (14) Canh Dần, Tân Mão: Tùng bách mộc Mộc cục, theo vòng trường sinh Lâm quan ở Dàn và Đế vượng ở Mão, mộc ở Dần Mão là thế thịnh vượng không phải là loại yếu đuối cho nên người xưa gọi là gỗ cây thông, cây tùng. Cây tùng, cây thông là loại cây có sức sống và chịu đựng mãnh liệt, có thể hứng tuyết mùa đông, có thể hứng sương, che nắng mặt trời. Trong hỏa chỉ có lửa trong lò (Bính Dần, Đinh Mão) và trong thủy chỉ có Đại hải thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) mới có thể hại được tùng bách mộc. Tuy là cùng hành mộc như Đại lâm mộc, Dương liễu mộc nhưng chất không giống nhau dễ sinh lòng hiềm khích đố kỵ. Tùng bách mộc thích gặp kim, có kim gỗ mới trở thành vật dụng hữu ích được. (15) Nhâm Thìn, Quý Tỵ: Trường lưu thủy Trong thủy cục, Thìn là mộ kho (Thân Tý Thìn) là nơi tích trữ nước, Tỵ ngũ hành hỏa là Trường sinh của kim cục, trong ngũ hành kim vốn sợ thủy, nhưng kim trong Tỵ có hàm chất thủy. Bởi vì nơi tích trữ thủy lại gặp kim sinh thủy nên nguồn thủy dồi dào và liên tục nên gọi là nước sông dài (Trường lưu thủy). Trường lưu thủy ở quái tốn, Đông Nam lấy yên tĩnh làm quý. Nước sông dài gặp kim sinh thủy là tốt, kỵ gặp thủy vì thủy nhiều dễ gây lụt lội cũng kỵ gặp thổ tương khắc như ốc thượng thổ (Bính Tuất, Tân Hợi) và Bích thượng thổ (Canh Tý, Tân Sửu) thì khó tránh được tai ách. Thủy hỏa tuy là tương khắc, nhưng cũng có trường hợp dung nạp lẫn nhau, như nước sông dài gặp lửa ngọn đèn (Giáp Thìn), lửa trên núi (Ất Hợi). Nhưng Thìn là rồng, rồng gặp thủy, có ý như là rồng về với biển, cách này lại là rất tốt.

(16) Giáp Ngọ, Ất Mùi: Sa trung kim

Vòng trường sinh của hỏa cục: Ngọ là Đế vượng, Mùi là Suy, hỏa vượng thì kim suy, hỏa yếu kim mới có thể trưởng thành. Còn hỏa bắt đầu suy, kim mới hiện hình chưa có lực, chưa kịp lớn mạnh nên gọi là kim trong cát (Sa trùng kim)

Kim cần phải có hỏa để luyện, nếu hỏa quá vượng kim sẽ bại, cần có mộc để điều phối kim, đồng thời nếu lấy lửa trên núi, lửa dưới núi, lửa ngọn đèn có tính ôn hòa để luyện lại kim. Mệnh như vậy người xưa cho rằng đó là mệnh cục của thiếu niên vương giả.

Sa trung kim cần thủy tĩnh, kỵ nước biển lớn và nước sông dài vùi mất kim, cần phối hợp với nước khe suối, nước trong suối và nước trên trời. Đồng thời kỵ gặp đất bên đường, đất trong cát dễ bị chôn vùi.

(17) Bính Thân, Đinh Dậu: Sơn hạ hỏa

Thân ở Tây Nam, thuộc quái Khôn (Mùi Khôn Thân) có thể gọi là cửa mở xuống đất. Bính Đỉnh là hỏa là mặt trời, giờ Dậu là lúc hoàng hôn, mặt trời lặn. Hàng ngày đến giờ Dậu giống như mặt trời đi xuống núi nên gọi là lửa dưới núi (Sơn hạ hỏa) giờ Dậu, lửa dưới núi gặp thổ là tốt. Là ánh sáng mặt trời vào đêm nên không thích gặp lửa sấm sét, lửa mặt trời cũng như lửa đèn.

(18) Mậu Tuất, Kỷ Hợi: Bình địa mộc

Mậu thổ được coi như đồng bằng, Hợi là Trường sinh của mộc cục, cây sinh ở đồng bằng không thể là rừng, chỉ là ruộng vườn với các giống cây nhỏ mặc dù diện tích trồng rộng lớn. Nên gọi là cây đồng bằng (Bình địa mộc) Cây đồng bằng thích mưa không thích sương giá băng tuyết, sợ chặt phá nên kỵ gặp kim, gặp kim là bất lợi, ưa thủy, thổ và mộc.

(19) Canh Tý, Tân Sửu: Bích thượng thổ

Sửu, chính ngũ hành thổ, Tý là Đế vượng của vòng trường sinh thủy cục, thổ gặp phải thủy vượng mà biến thành bùn. Đất bùn chỉ có thể đắp tường, đắp đê, đắp đập, nên gọi là đất trên tường (Bích thượng thổ)

Đất trên tường dùng để làm nhà, phải có cột xà bằng gỗ nếu gặp mộc là tốt, kỵ gặp hỏa dễ hỏa hoạn, gặp thủy cũng tốt trừ nước biển lớn (Đại hải thủy) với kim chỉ ưa kim bạc kim.

(20) Giáp Thìn, Ất Tỵ: Phúc đăng hỏa

Thìn về thời gian là lúc mà trời đã sáng, Tỵ là giờ buổi trưa, vào giờ Thìn, Tỵ mặt trời sáng rực rỡ, không cần phải dùng đèn chiếu sáng nữa. Cho nên hỏa ở đây rất bé nhỏ, chỉ được xem như lửa ngọn đèn. Ánh sáng của đèn chỉ dùng những chỗ mà mặt trời, mặt trăng không thể chiếu sáng tói được.

Nói cách khác, lửa ngọn đèn chính là lửa chiếu sáng dùng cho ban đêm, ngày xưa ngọn đèn đi liền với gỗ và dầu. Dầu ngũ hành thủy, vậy lửa ngọn đèn gặp mộc và thủy là tốt, ban đêm chủ về âm tính nên lửa ngọn đèn kỵ mặt trời (dương).

Lửa ngọn đèn có hai loại mệnh quý: một là “che đèn thêm đâu”, chỉ lửa ngọn đèn gặp nước dưới giếng, nước dưới khe, nước sông dài. Và một nữa là “dưới đèn múa kiếm”, chỉ ngọn lửa đèn gặp kiếm phong kim. Lửa ngọn đèn còn sợ gặp thổ là đất mái nhà (Bính Tuất, Đinh Hợi) Lửa ngọn đèn thích hỏa nhưng trừ lửa sấm sét dễ làm tắt đèn.

(21) Nhâm Dần, Quý Mão: Kim bạc kim

Mộc cục, vòng trường sinh Lâm quan ở Dần, Đế vượng ở Mão, Dần Mão là nơi mộc vượng. Nơi mộc vượng cũng là nơi kim bị gầy yếu, nhược. Kim Tuyệt ở Dần, Thai ở mão, kim mềm yếu, không có lực tại Dần Mão nên gọi là kim loại trang sức (Kim bạc kim).

Kim bạc kim làm đồ trang sức, ngày xưa dùng nhiều trong trang trí kiến trúc đền chùa hay cung điện của Hoàng đế. Chất liệu kim và ánh sáng của nó đẹp đẽ tôn quý, nguồn gốc do kim được chế tác mà thành.

Sách xưa nói rằng, mệnh Kim bạc kim gặp đất trên thành (Mậu Dần, Kỷ Mão) gọi là “viên ngọc núi côn sơn”. Quý Mão của Kim bạc kim gặp Kỷ Mão của đất trên thành gọi là: “Thỏ ngọc đông thăng” là mệnh quý. Ý nói Kim bạc kim là phải được sử dụng ở đền chùa, lâu đài cung điện mới là quý.

(22) Bính Ngọ, Đinh Mùi: Thiến hà thủy.

Bính Đinh, ngũ hành thuộc hỏa. Vòng trường sinh hỏa cục, Ngọ là đế vượng, thủy sinh ra từ hỏa nên có thể xem như nước ở trên trời, nước ở trên trời rơi xuống thành mưa, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vạn vật.

Nước ở trên trời cao, cho nên kim, mộc, thủy, hỏa, thố ở dưới đất không thể khắc chế được, trừ trường hợp đất trên tường (Canh Tý, Tân Mùi) là tương xung nên kỵ gặp.

(23) Mậu Thân, Kỷ Dâu: Đai trach thổ

Thân ở hướng Tây Nam, thuộc quái Khôn đại biểu là đất. Dậu ở hướng Tây thuộc quái Đoài, đại biểu cho ao đầm, Mậu Kỷ thuộc ngũ hành thổ. Chính là đất ở trên mặt đất hay ao hồ giống như bụi bay trong không khí. Cho nên gọi nó là đất dịch chuyển, có sách cho là đất vườn lớn.

Tại Thân Dậu, âm dương bắt đầu thu lại, nguyên khí dần hồi phục giống như đất dịch chuyển quay về mặt đất. Như con người hay vạn vật trở về với bản tính tự nhiên trường tồn) trong vũ trụ.

Đại trạch thổ thích nước yên tĩnh như nước giếng, nước dưới khe, nước sông dài. Nó cũng thích kim thanh tú như kim bạc kim, thoa xuyến kim.

Đại trạch thổ kỵ gặp nước biển lớn, lửa trên núi, lửa ngọn đèn.

(24) Canh Tuất, Tân Hợi: Thoa xuyến kim

Kim cục, vòng trường sinh Suy tại Tuất, Bệnh tại Hợi, kim tại nơi vừa suy vừa bệnh nên rất yếu ớt mà gọi là kim trang sức (Thoa xuyến kim). Vậy nên kim trang sức sợ gặp hỏa, thích gặp nước giếng, nước khe, nước trong suối, nước sông dài, kỵ gặp nước biển lớn như cát nơi đáy biển. Ngoài ra còn ý thích đất trong cát vì thổ là nơi dưỡng kim.

(25) Nhâm Tý, Quý Sửu: Tang đố mộc

Ngũ hành của Tý là thủy, của Sửu là thổ, thổ sinh kim, thủy sinh mộc, làm cho mộc phát triển xanh tươi, nhưng kim khắc, ý mộc lại có thể chặt nó. Người ta ví mộc mới sinh trưởng như giống cây dây dễ bị chặt nên gọi là gốc cây dâu (Tang đố mộc).

Trong quá trình sinh trưởng, nếu gỗ cây dâu gặp đất trong cát, đất ven đường, đất dịch chuyển thì rất tốt. Nếu gặp nước sông dài, nước dưới khe, nước trong suối sẽ được tưới tắm xanh tốt. Nếu gặp Canh Dần, Tân Mão, gỗ cây tùng thì càng tốt. Vì thân cây yếu dựa vào cây khỏe mà giúp nhau tồn tại. Nếu không gặp gỗ cây liễu thì “dâu liễu thành rừng” cùng loại thân yểu. Kết lại với nhau mà an cư lập nghiệp, chỉ kỵ gặp gỗ đồng bằng sẽ bị chèn ép tàn phá.

(26) Giáp Dần, Ất Mão: Đại khê thủy

Dần Mão thuộc phương Đông, là nơi gió đông thịnh vượng. Nếu dòng chảy chính Đông với các nước Á Đông – hướng Đông. Vậy nên gọi là nước suối lớn.

Nước suối lớn đổ về sông, sông chảy ra biển nên dòng chảy là liên tục, không dứt, vì thế nước suối lớn nên gặp kim sinh thủy giúp sức. Nếu gặp thổ khắc hoặc phải tiết khí cho mộc đều không hay. Chỉ có‘thể gặp Tang đố mộc là được, người ta luận rằng Nhâm Tý là Thủy, Quý Sửu là núi, lại gặp nước, sách gọi là “nước chảy quanh núi” là mệnh quý.

(27) Bính Thìn, Đinh Tỵ: Sa trung thổ

Thổ cục, vòng trường sinh Mộ ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ (thủy thổ đồng cục) Bính Đinh ngũ hành hỏa. Hỏa cục, Quan đới ở Thìn, Lâm quan ở Tỵ. Ở Thìn, Tỵ, thổ bị Mộ Tuyệt, hỏa thì thịnh vượng khiến cho nó có thể làm lại mới tất cả.

Người ta ví như những đốm tro khi đốt bay lên trời rồi rơi xuống thành thổ. Nên gọi là đất trong cát (sa trung thổ). Đất trong cát gặp kim là quý, thích gặp lửa trên trời, có ánh nắng mặt trời, bãi cát dài trên sông trên biển mới đẹp rạng ngời. Thích gỗ cây dâu và cây dương liễu, vì hai loại gỗ này cần đất của nó, kỵ gặp các loại mộc, hỏa khác.

(28) Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Thiên thượng hỏa

Hỏa cục, Ngọ là đế vượng tức cực thịnh của hỏa, Mùi và Kỷ thổ là nơi mộc sinh trưởng, mộc sinh hỏa khiến hỏa càng mạnh hơn.

Hỏa mạnh bốc cao nên gọi là lửa trên trời, lửa trên trời chính là lửa của mặt trời nên thích gặp mộc, thủy, kim để điều hòa, sao cho thủy giúp cho mộc phát triển xanh tươị, mộc giúp hỏa bốc cháy mạnh mẽ.

Thiên thượng hỏa .chỉ thích lửa ngọn đèn ngoài ra đều tương khắc với các hỏa khác, thích gặp thổ, nếu có kim mộc nữa thì tạo thành mệnh quý.

(29) Canh Thân, Tân Dậu: Thạch lựu mộc

Hai vị Thân và Dậu ở nơi âm dương đã bắt đầu thu lại, vạn vật chuẩn bị đi vào hồi kết. Tân và Dậu đại biểu cho tháng 7 và 8 khi mà cây cối đang bắt đầu tàn lụi. Chỉ có cây thạch lựu kết trái mà gọi Canh Thân, Tân Dậu là gỗ cây lựu. Vì kết trái vào mùa thu nên cây lựu, tính mộc cứng rắn, gặp thủy, mộc, thổ, kim qua lại có thể hòa hợp tốt, kỵ nước biển lớn, thủy ào ạt làm nó bần cùng và tai ách.

Gỗ thạch lựu thường bao hàm mệnh quý như sinh tháng 5 (Ngọ) mà trụ ngày hoặc trụ giờ lại có mang một hỏa gọi là “thạch lựu phun lửa” gặp dương liễu mộc gọi là “hoa hồng liễu xanh”.

(30) Nhâm Tuất, Quý Hợi: Đại hải thủy

Thủy cục, Quan đới tại Tuất, Lâm quan tại Hợi, do đó tại Tuất Hợi là nơi thủy đang thịnh vượng, ngũ hành của Hợi thuộc thủy, hình tượng như cửa sông đổ ra biển, nên gọi là nước biển lớn.

Nước biển lớn chính là đại dương mênh mông, nơí qui tụ của tất cả các dòng sông, vì thế các loại nước trên trời, nước sông dài, nước suối lớn… gặp nước biển đều rất tốt.

Nhâm Thìn trong nước sông dài gặp nước biển lớn gọi là “rồng quay về biển” mệnh này phú quý không gì bằng. Gặp hỏa, nó thích lửa trên trời vì mặt trời mọc ở biển Đông, gặp kim nó thích kim đáy biển, gặp mộc nó thích gỗ cây dâu, gỗ dương liễu, gặp thổ nó thích đất dịch chuyển và đất bên đường. Ngoài ra tất cả đều không chịu nổi nước biển lớn. Nếu gặp lửa sấm sét sẽ tạo nên nước hung hãn, phong ba bão táp, một đời lao khổ.

Từ khóa » Bảng đối Chiếu Lục Thập Hoa Giáp Ngũ Hành