Lục Thư Và Chữ Hán Ngày Nay

Lục thư là từ dùng chỉ 6 phép cấu thành chữ Hán do người đời sau căn cứ vào sự hình thành của chữ Hán, chỉnh lý mà ra : Tượng Hình, Chỉ sự ,Hình thanh , Hội ý , Giả tá, Chuyển chú .Trong đó Tượng hình ,Chỉ sự, Hội ý , Hình thanh chủ yếu là cách tạo thành chữ Hán  .Giả tá , chuyển chú  là cách dùng chữ .

Lịch sử của Lục thư

“Lục thư” xuất hiện trong sách Chu Lễ thế nhưng sách này chỉ ký thuật lại danh từ  Lục thư mà không có giải thích . Học giả Hứa Thận thời Đông Hán có viết trong “Thuyết Văn giải tự”  : Chu Lễ bát tuế , bảo thị giáo quốc tử ,tiên dĩ lục thư .Nhất viết Chỉ sự :chỉ sự giả thị vi khả thức,sát nhi khả kiến “thượng” “hạ” thị dã.Nhị viết hình tượng ,hình tượng giả họa thành kỳ vật tùy thể cật khuất”nhật” “nguyệt”thị dã .Tam giả hình thanh ,hình thanh giả dĩ sự vi danh ,thủ thí tương thành ,”giang” “hà” thị dã .Tứ viết hội ý ,hội ý giả bỉ loại hợp nghị dĩ kiến chỉ huy “vũ” “tín” thị dã.Ngũ viết chuyển chú , chuyển chú giả ,kiến loại nhất thủ,đồng ý tương thụ “khảo” “lão” thị dã.Lục viết giả tá ,giả tá giả bản vô kỳ tự ,y thanh tác sự “lệnh” “trưởng” thị dã:“周礼八岁入小学,保氏教国子,先以六书。一曰指事:指事者,视而可识,察而可见,‘上’、‘下’是也。二曰象形:象形者,画成其物,随体诘诎,‘日’、‘月’是也。三曰形声:形声者,以事为名,取譬相成,‘江’、‘河’是也。四曰会意:会意者,比类合谊,以见指㧑,‘武’、‘信’是也。五曰转注:转注者,建类一首,同意相受,‘考’、‘老’是也。六曰假借:假借者,本无其字,依声托事,‘令’、‘长’是也。” .(Sách Chu Lễ nói trẻ con 8 tuổi bắt đầu vào tiểu học , trước lấy lục thư để dạy . Thứ nhất là Chỉ sự : chỉ sự  nghĩa là những chữ nhìn  có thể biết ,quan sát có thế thấy ví như chữ “thượng” “hạ” vậy . Thứ hai là Hình tượng : Hình tượng là những chữ vẻ theo hình dáng của nó , thùy theo có thể đơn giản bớt đi , ví như chữ “nhật” “nguyệt” vậy. Thứ ba là Hình thanh : Hình thanh là những chữ chỉ sự vật , gồm hai phần Hình &thanh , phần hình ghi lại hình dạng , phần thanh biểu thị âm đọc ,ví như các chữ “giang”  “hà” vậy . Thứ tư là chữ Hội ý : hội ý là kiểu chữ có 2 hoặc nhiều phần kết hợp lại với nhau ví như các chữ “vũ” “tín” vậy .Thứ năm là  Chuyển chú : chuyển chú là những chữ cùng bộ mà ra , ý nghiã giống nhau như chữ “khảo”“lão” vậy. Thứ sáu là Giả tá : giả tá vốn không có chữ , mượn chữ có sẵn mà đọc nguyên âm nhưng mang ý nghĩa khác hoặc là cũng vẫn chữ ấy nhưng lại gán cho nó âm khác ví như các chữ “lệnh” “trường” vậy .Những giải thích trên của Hứa Thận là những định nghĩa đầu tiên về lục thư được lịch sử chính thức ghi lại , người đời sau giải thích ý nghĩa của lục thư đều lấy những kiến giải của Hứa Thận làm hạch tâm .

Photobucket

Giải thích về lục thư :

1/ Tượng hình

Thuộc về “独体造字法” nhóm chữ  được cấu tạo đơn độc, dùng văn tự hoặc nét vẽ thể hiện những yếu tố đặc trưng cụ thể mà họa thành .Ví dụ : chữ nguyệt (月)  hình dạng như một vầng trăng ;chữ quy (龟 ) có hình dạng như một con rùa nhìn nghiêng ;chữ ngư (鱼 ) có hình dạng một con cá có đầy đủ cả đầu , thân , đuôi đang bơi … Chữ tượng hình xuất xứ từ dạng văn tự đồ họa,nhưng tính chất đồ họa rất mờ nhạt, tính tượng trưng lại được thể hiện rất cao,đây là một kiểu tạo chữ rất cổ xưa, nhưng tính hạn chế rất lớn bởi vì thực tế có rất nhiều sự vật không thể dùng hình vẽ mô tả được.

2/ Chỉ sự

Thuộc về “独体造字法” nhóm  chữ được cấu tạo đơn độc,có sự phân biệt với chữ tượng hình ,chữ chỉ sự khác với chữ tượng hình ở chỗ, trong chữ chỉ sự có hàm chứa tính trừu tượng của hội họa , ví dụ như chữ “thượng” (上) gồm một nét ngang  biểu thị mặt đất , một nét dọc bên trên ở phía trên và phía trên nét ngang bên phải có thêm một nét ngang nhỏ  làm cho rõ nghĩa là ở bên trên.Chữ “hạ”(下) gồm một nét ngang biểu thị mặt đất , một nét ngắn xiên bên dưới biểu thị phía dưới , thêm một nét ngang nhỏ bên nách phải làm cho rõ nghĩa là ở bên dưới.

3/Hình thanh

Thuộc về “合体造字法”nhóm chữ cấu tạo hợp thể tức là chữ có nhiều phần hợp thành .Chữ hình thanh do hai bộ phận hợp thành :Hình bàng (形旁)  hay còn gọi là Nghĩa phù “义符”và Thanh bàng(声旁 ) hay còn gọi là Âm phù (音符 ) . Hình bàng dùng để biểu thị ý nghĩa hoặc thuộc loại . Thanh bàng thì biểu thị những từ gần hoặc cùng âm đọc,ví dụ chữ :Anh(樱 ) hình bàng là bộ Mộc (木) biểu thị chữ này là một loại cây cối , Thanh bàng của  nó là (婴 ) biểu thị âm đọc cùng dạng với chữ anh (婴 )  ; Chữ :Xỉ (齿 ) phần dưới của chữ là hình bàng, vẽ hình trạng của hàm răng , bên trên là chữ Chỉ (止 ) thanh bàng, biểu thị  cách phát âm của chữ này có sự tương cận .

4/Hội ý

Thuộc về “合体造字法 ” nhóm chữ cấu tạo bằng nhiều phần hợp thành . Chữ hội ý do hai phần hoặc nhiều hơn hợp thành , ý nghĩa của nó được hình thành bởi tất cả những thành phần tham gia ghép thành chữ đó .Ví dụ chữ Minh (明) được hợp thành bởi 2 chữ đơn lẻ là Nhật (日) và  Nguyệt (月); chữ Hưu(休 )được hợp thành bởi bộ Nhân(亻) và bộ mộc (木 ) biểu thị người dựa vào cái cây để nghỉ ngơi.; chữ Minh (鸣) gồm bộ khẩu  (口) và bộ điểu (鸟 ) biểu thị tiếng gáy của loài chim.

5/Chuyển chú 

Thuộc về “用字法“ dụng tự pháp tức là cách dùng chữ chứ không phải là phương pháp tạo chữ . Chữ chuyển chú là những chữ có tự dạng giống nhau nhưng cách phát âm tùy vào vị trí của chữ mà có cách phát âm khác biệt hoặc đối với sự vật đồng dạng nhưng dùng chữ khác để giải nghĩa cho nhau ví như chữ Khảo (考) và Lão (老)  tuy là hai chữ khác nhau nhưng cùng một nghĩa để chỉ người già ; chữ . Trong sách Thuyết văn giải tự , Hứa Thận chú thích về phần naỳ quá sơ sài nên đời sau và cả cho tới nay vẫn còn nhiều tranh cãi về Chuyển chú.

6/Giả tá

Giả tá tức là mượn chữ có sẵn rồi đọc âm chệch đi, hoặc vẫn giữ nguyên âm đọc nhưng mang nghĩa khác.Ví dụ như chữ Trường (长 ) là dài bị mượn và đọc ra thành Trưởng  nghĩa là trưởng thành ; chữ Lệnh (令 ) là mệnh lệnh được mượn  với nghĩa cai quản trong chữ Huyện lệnh (县令 ) quan đứng đầu một huyện.

Đồ hình chữ Hộ ( 户) có nghĩa là cánh cổng, từ lúc sơ khai được biến đổi cho tới chữ ngày nay

Photobucket

Đồ hình chữ Phù (孚 )có nghĩa là  bị bắt làm tù binh ,biến đổi từ lúc sơ khai cho tới chữ ngày nay

Photobucket

Vận dụng  lục thư

Trên thực tế thì người xưa không phải chỉ có lục thư mới tạo nên được Hán tự,nhân vì thời Thương,  Hán tự đã phát triển tương đối có hệ thống ,vào thời ấy còn chưa có những gì liên quan tới lục thư như sách sử ghi chép , lục thư chỉ là do người đời sau phân tích Hán tự rồi quy nạp thành hệ thống.Thế nhưng  sau khi có lục thư rồi , người đời sau tạo thêm chữ mới đều lấy nó làm  căn cứ , rất giống với những chữ Hình thanh như Thai (軚) Ai (锿) ; những chữ chỉ sự như Ao (凹) Đột (凸)  Đáng (凼) ; những chữ hội ý như  Điền (畑) Ân(奀).

Trong  Giáp cốt văn ( chữ trên xương thú ) và Kim văn ( chữ khắc trên đồ đồng  )chữ tượng hình chiếm đại đa số  nhân vì vẽ ra hình dạng của sự vật là một phương pháp tạo chữ  trực tiếp nhất , khi văn tự phát triển , những sự vật muốn phân biệt càng ngày càng nhiều thêm ,ví như những chữ Lý (鲤) Lăng (鲮 ) Hoàn (鲩) Thu (鳅 ) đều thuộc loài cá ,muốn biểu đạt những chữ này phải  tìm các điểm đặc trưng của mỗi loài vẽ ra ? thật khó khăn khi dùng phương pháp tượng hình để tạo chữ ở trường hợp này . Vì vậy chữ Hình thanh là phương pháp tiện lợi  nhất để chữ , chỉ cần dùng Hình bàng là bộ ngư (鱼) là có thể biểu đạt thuộc loại của chúng rồi thêm những âm tương cận của  Thanh bàng để phân biệt những chữ này  . Do chữ Hình thanh ở phương diện sáng  tạo chữ mới có hiệu suất rất cao  , thời đại chữ Giáp cốt văn ước chừng có khoảng chưa đến ½ là chữ hình thanh nhưng đến thời cận đại thì chữ hình thanh đã chiếm đến 80%. Hán tự là thứ văn tự tối cổ của nhân loại nhưng nó lại có rất đầy đủ tính phù hiệu của văn tự. Về tính chất của nó đến ngày nay vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất,  minh xác tính chất của Hán tự  và sự kiến giải tường tận của lục thư  có thể nói đây là sự tương hỗ tương thành của vấn đề.

Học giả Thụy Sĩ Ferdinand de saussure  ( 1857-1913) người đặt nền móng cho ngành Ngôn ngữ học chỉ ra rằng :  “Trên thế giới chỉ có hai loại hệ thống văn tự , thứ  nhất là Hệ thống biểu âm…. Đây là phù hiệu và toàn bộ từ  phát sinh quan hệt vì thế cũng gián tiếp cùng với nó biểu đạt quan niệm phát sinh hệ thống , điển hình của  hệ thống này chính là Hán tự”.( Phổ thông ngữ ngôn học giáo trình ) . Luận đoán trên của Fernannd de Saussure không chỉ để mắt tới bản chất đặc trưng của văn tự , ngữ ngôn ghi chép cùng với căn cứ cơ bản của sự cấu thành văn tự mà còn chú ý tới đặc điểm cấu thành và toàn bộ hệ thống của Hán tự.

Trên chức năng ghi chép của từ ngữ, chữ biểu âm và chữ biểu ý không phải là không có những khác biệt căn bản, sự khác biệt của nó chỉ ở mối quan hệ liên tiếp giữa từ nghĩa và ngữ âm . Trong sựt húc tiến tương hỗ giửa biểu âm và biểu ý , Hán tự luôn ngoan cường kiên trì đặc điểm cố hữu Biểu ý của mình  và không ngừngc họn lọc những phương thức tăng cường công năng biểu ý  . Điều này biểu hiện ở 3 phương diện :1 / Những từ ngữ ghi chép chỉ sự vật phát sinh biến hóa ,Hán tự luôn kịp thời điều chỉnh tự phù ( phù hiệu – hình dạng của chữ viết) như chữ Tự (寺)vốn từ chữ Hựu (又) biểu ý là chủ trì ,sau lại đổi ra chữ Thốn(寸) biểu thị pháp độ; chữ Bào/ pháo(炮)vốn từ chữ thạch (石) sau đổi ra chữ hỏa (火) …2/Trong Hán tự , chữ giả tá chuyển hóa theo hướng chữ hình thanh, thành một quy luật biến hóa của Hán tự như chữ Tịch/tích(辟)biến thành chữ Tị (避) tịch (僻)bế (嬖);chữNhân (因) biến thành chữ nhân (茵); chữ Xá (舍 )bị vay mượn rồi ghép thêm bộ thủ bên trái thành chữ  có mang nghĩa bỏ đi;Chữ Tu (须 ) mượn với nghĩa chờ đợi , ghép thêm bộ lập….3/Từ thời kỳ đầu hình thành chữ hình thanh nhận thấy chúng không chỉ là công cụ biểu âm mà còn minh hiển cụ thể tính duy trì kết quả của hệ thốngbiểu âm như chữ Khảo (考 )  vốn từ chữ Lão (老  ) mà thành; chữ Chúc (祝) vì thêm chữ Thị (示 ) mà thành   …Cho dù trong chữ hình thanh có phần Thanh phù  , có một bộ phận vẫn mang đầy đủ tác dụng của  tính khác biệtnhư chữ Đào (逃) và Điều(迢 ); Hộc(鹄-thiên nga)  và hộc (鹘  một loài chim ưng)… do đó nhận thấy trong Hán tự bao gồm những chữ hình thanh là lấy  phù hiệu ý nghĩa là cơ sở.

Photobucket

Đặc điểm của chữ Hán – Bất lợi : Chữ Hán không phải là hệ thống chữ biểu âm như các loại văn tự phương Tây, thời gian để học đọc , viết thành thạo rất dài ,phải mất hai đến ba năm mới nhớ được mặt chữ của 3000 chữ thông dụng .Trong hệ thống chữ viết có rất nhiều chữ đồng âm , điều này càng thêm rối rắm cho việc nhớ mặt chữ , có rất nhiều chữ rất phức tạp , lên tới trên 25 nét . Trong việc in ấn cũng tốn rất nhiều công ,phải dùng khoảng 10.000 chữ khác nhau  khi sắp chữ vì nó không có hệ thống mẫu tự chung như các loại chữ biểu âm khác.Người nước ngoài rất khó tiếp cận chữ Hán mặc dù đã có cách phiên âm Latinh dạy cách đọc nhưng lợi ích từ điều này quá nhỏ bé vì trong hệ thống Hán tự có rất nhiều chữ đồng âm , dù có biết cách đọc cũng khó mà biết được nghĩa của chữ , trừ khi xem trực tiếp tự dạng của chữ ấy. – Lợi : Hán tự được coi như một loại văn tự đồ họa  nên người học khó có thể quên được những chữ đã biết ví như các chữ : An (安) người ta sẽ nhớ chữ này được cấu thành bởi cái mái nhà (宀) và người con gái(女) ở trong , chữ này được giải thích rằng : đàn ông làm việc bên ngoài , đàn bà lo việc trong nhà thì yên ổn  ; chữ Minh (明) gồm chữ Nhật (日 ) và Nguyệt(月 ) ghép lại có nghĩa là sáng sủa ….như vậy mỗi chữ của Hán tự có ý nghĩa sống động , thi vị hơn lối chữ biểu âm  . Lợi ích lớn nhất cho người Trung Hoa đã được đề xướng từ thời cổ đại , Tần Thủy Hoàng đã cho thống nhất lối viết chữ trong cả nước, vượt qua được các dị biết về phát âm , phương ngữ của các vùng miền, tuy không hiểu ngôn ngữ dân tộc khác nhưng họ vẫn có thế bút đàm theo quy chuẩn văn tự chính thống.

Chữ Hán ngày nay

Sau khi Trung cộng làm chủ Trung Quốc, họ đặt ra mục tiêu cải cách văn tự theo chiều hướng đơn giản hơn để phổ cập tới số lượng khổng lồ  dân chúng không biết chữ  (gọi là chữ giản thể phân biết với chữ phồn thể là Hán tự cổ). Có những chữ phải viết 7 nét đã được đơn giản chỉ còn 2 nét ; chữ 16 nét  được đơn giản chỉ còn 4 nét… đến nay họ đã giản hóa được 1116 chữ .Việc làm này tuy đạt được một lợi ích như đặt ra nhưng cái hại lại cũng không nhỏ , người đời nay học chữ Hán hiện đại thì đối với Tứ thư, Ngũ kinh rất xa lạ ( không thể đọc sách cổ vì chữ viết khác nhau) . Do nhu cầu của xã hội , thực tế lại nảy sinh một công việc rất vô ích đó là phiên dịch cổ văn ra bạch thoại và chuyển từ chữ Hán cổ ra chữ Hán hiện đại .Thật không thể tưởng tượng nổi sẽ cần bao nhiêu thời gian , bao nhiêu nhân lực để phiên dịch , chuyển đổi văn tự trong  toàn bộ kho tàng văn hóa 5000 năm của Trung Hoa . Theo dòng lịch sử biến đổi của Hán tự , đời Tần hợp nhất văn tự của 6 nước và quy chuẩn thành một hệ thống văn tự chung trên cả nước .Điều này là việc đáng làm dù xét dưới góc độ chính trị hay văn hóa . Thế nhưng qua thời gian dài biến đổi từ chữ Triện của nhà Tần sang chữ Lệ rồi đến chữ Khải , gần 400 năm sau đến đời Ngụy , chữ Khải mới được dùng phổ biến và từ đây văn tự chính thống đã được định hình , quy chuẩn . Mặc dù từ chữ Khải nó còn biến đổi ra thêm thể Hành thư , Thảo thư nhưng văn tự chính thống vẫn chuyên dùng thể Khải thư làm khuôn mẫu.Điều này cho thấy Trung cộng đã làm ngược lại và đang gánh chịu hậu quả không nhỏ , họ không biết được rằng  :Văn hóa phải được phát triển theo đường hướng tự nhiên chứ không phải theo hướng giả tạo.

Phồn hay giản?

Gần đây, ủy viên Phan Khánh Lâm của trung Cộng đã đề xuất việt bãi bỏ dần dần chữ Hoa giản thể và khôi phục lại việc sử dụng chữ phồn thể trong vòng 10 năm .Ông Phan nêu ra ba lý do.

1.    Chữ giản thể đã làm mất đi ý nghĩa nguyên thủy .Ông Phan đưa ra ví dụ : Với chữ phồn thể thì chữ Ái có một chữ “tâm” ở  trong thế nhưng trong chữ “Ái” giản thể lại bị lược mất chữ “tâm” khiến nó trở thành “vô tâm chi ái” (yêu mà không có trái tim)

2.    Có một lý do để khiến việc phải tạo ra chữ giản thế đó là vì người ta cho rằng chữ phồn thể phức tạp để học và viết, điều này tạo bất lợi cho việc phổ cập giáo dục. Tuy vậy ngày nay người ta đang dùng máy vi tính để gõ chữ, với máy tính, chữ giản thể hay phồn thể đều như nhau, vì thế vấn đề bất lợi vừa nêu không còn tồn tại.

3.    Việc khôi phục lại sử dụng chữ phồn thể sẽ tạo thuận lợi cho sự hợp nhất với Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Đài Loan hiện sử dụng chữ phồn thể và họ gọi đó là “Chính thể tự” ( ký tự chuẩn, chính thống) có hàm nghĩa sâu sắc.Thêm nữa,Đài Loan dự định sẽ trình lên Liên Hiệp Quốc để công nhận  chữ viết phồn thể là Di sản văn hóa phi vật thể của người Hoa . Điều này sẽ gây áp lực cho Trung cộng.

                                                   

Chữ  “ái”  phồn thể                  ———–             Chữ “ái” giản thể

Một chuyên gia về văn học cổ điển Trung Hoa tại New York , ông Tạ Tuyển Tuấn bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất của ông Phan Khánh Lâm . ÔngTạ chỉ ra rằng chữ giản thể đã phá hoại ngấm ngầm hàm nghĩa và cấu trúc của Hoa ngữ. “Chữ giản thể thực chất rất xấu xí, bạn không cảm nhận được mỗi từ riêng lẻ. Khi bạn in ra một bài viết, đem so sánh với chữ chính thống, chữ giản thể trông như nhóm nhiều người ăn xin và người tàn tật bị mất tay hoặc chân tụ họp lại. Chúng trông xấu xí vì chúng thiếu tính logic về nhiều khía cạnh. Có 6 quyển trong bộ “Thuyết văn giải tự” giải thích về cấu trúc tiếng Hoa và  quy tắc tạo nên chữ Hoa.Tuy nhiên , chữ giản thể đã hủy hoại những điều này” ông Tạ cho biết.

Ông Tạ còn cho biết thêm chữ giản thể sử dụng 1 chữ đã được lược gọn để thay thế cho nhiều chữ  phồn thể có âm giống nhau mà khác ý nghĩa .Điều này gây ra sự lẫn lộn cho người muốn học ý nghĩa của các từ ngữ. Ví dụ chữ “hậu” trong “hoàng hậu” được viết giống như chữ “hậu” là giới từ chỉ phía sau lưng bằng chữ giản thể.Nó gây nhiều sự lẫn lộn. “Hán tự có logic và quy tắc riêng cuả nó, nhưng chữ giản thể thì đã làm hỏng hết các quy tắc. Nó giống như việc phẫu thuật của một bác sĩ thiếu kinh nghiệm.Trong phẫu thuật luôn phải cắt dọc theo gân , nhưng nếu bác sĩ cắt ngang qua gân thì vết thương gây ra sẽ không thể lành được .Việc giản hóa chữ Hoa cũng giống như vậy”.  Ông Tạ còn phản đối  ý kiến nói chữ giản thể sẽ giúp giảm thiểu được nạn mù chữ , điều này là không có cơ sở , bởi vì học chữ phồn thể cũng không khó hơn phồn thể. Thêm nữa việc sử dụng máy vi tính ngày nay rất phổ biến , chữ phồn thể có thể dần được khôi phục lại. “ Tôi không cho rằng chữ giản thể đã thực thi được vai trò (giảm tỷ lệ mù chữ) . Chính là vì Mao Trạch Đông muốn được ghi nhớ mãi mãi. Ông ta nghĩ rằng sau khi sửa đổi lại văn tự, ông ta có thể trở thành một Tần Thủy Hoàng nữa , người đã làm được một việc trước đây. Tuy Tần Thủy Hoàng hợp nhất văn tự từ 6 vương quốc , điều này là cần thiết nhưng không hề có một sự cần thiết nào cho việc phá hoại văn tự chính thống để tạo ra thứ chữ giản thể. Đài Loan không sửa đổi chữ phồn thể nhưng tỷ lệ mù  chữ ở đây vẫn thấp hơn Hoa lục. Vậy vấn đề là ở giáo dục chứ không phải chữ viết.Điều Mao Trạch Đông làm hoàn toàn là việc làm man rợ của một bạo chúa”.

Một ký giả tự do ở New York tên Đồng Đỉnh Sơn nói rằng chữ giản thể đã được dùng trong hơn 50 năm, nếu như nó thình lình bị loại bỏ thì có thể gây ra sự rối loạn. Ông Sơn mới đầu học chữ phồn thể nhưng sau đó cũng học chữ giản thể, ông đề nghị học sinh tiểu học học chữ phồn thể khi học về các bài học cổ điển.Ông Sơn nói “Học đồng thời cả phồn thể lẫn giản thể, nó cũng tương tự như cách người lớn tuổi học chữ giản thể ngày nay. Khi mà văn Bạch thoại được khuyến khích trong quá khứ, một số người cũng đã phản đối ngữ văn cổ điển vì họ cho rằng giới bình dân khó có thể tiếp cận được nó. Thế nhưng cả ngữ văn cổ và bạch thoại đều tồn tại , vậy thì cả chữ phồn thể và giản thể cũng có thể tồn tại cùng nhau”. Về phần ông Tạ thì vẫn tin rằng việc sử dụng hai hệ thống chữ viết cùng lúc sẽ gây ra nhiều sự lẫn lộn , nếu có thể việc khôi phúc lại chữ phồn thể sẽ là một lựa chọn tốt hơn. “ Tuy thế,việc khôi phục lại chữ phồn thể là cả một dự án khổng lồ .Hơn nữa ,điều này còn có nghĩa là bãi bỏ tàn dư cuối cùng của kiểu cai trị Liên Xô ở Trung Quốc .Có hay không việc chính quyền Trung cộng sẵn lòng để làm thì những người  con cháu dân tộc Hoa Hạ và cả tổ tiên đều ủng hộ  ”

( sưu tầm – tổng hợp )

————————————-

Viết xong chợt nhớ lại câu chuyện liên quan tới chữ giản thể & phồn thể .

Hồi còn đi học thư pháp ở chợ Lớn , một lần Lão sư bảo  viết chữ “thọ” .Chữ thọ theo kiểu  phồn thể phải viết 14 nét ()nhưng kiểu giản thể chỉ có 7 nét (寿 .Mỗ viết theo kiểu giản thể , Lão sư thấy vậy thì lắc đầu : chữ này viết thông thường thì cũng được , còn khi mừng thọ ai , tặng ai thì chớ dại mà viết kiểu này , “nị” muốn trù ẻo người ta giảm thọ huh ?( ý lão sư là chữ “thọ” bị ăn bớt nét cũng như cắt giảm tuổi thọ người ta vậy)

Từ khóa » Chữ Hội ý Trong Tiếng Hán