lún từ biến nền đất yếu - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng lún từ biến nền đất yếu em đang nghiên cứu về lún từ biến trong nền đất yếu với mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công trình như thế nào và cách triệt tiêu như thế nào ? phương pháp tính ? nhờ các anh, chị nào quan tâm tới chủ đề này giúp tôi với? cam ơn nhiều Có 91 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Top 100 mẫu thiết kế nhà Hải Phòng được xây nhiều nhất từ đầu năm đến nay! |
| Ý bạn là lún từ biến hay lún cố kết? | test0032 | |
| không phải là lún cố kết, ý tôi ở đây là lún sau quá trình lún cố kết hay còn gọi là lún thứ cấp | suanhadthouse | |
| - Lún từ biến xảy ra trong giai đoạn cố kết thứ hai của đát. Trong giai đoạn này, quá trình ép đẩy nước ra khỏi đất đã ngưng lại do tương quan giữa gradien nén và gradien ban đầu trong đất. Trong trường hợp này biến dạng từ biến nén lún của đất xảy ra dưới tác dụng của tải trọng bản thân đất và tải trọng ngoài chủ yếu là do sự tăng cao độ chặt của các màng nước liên kết xung quanh các hạt rắn, do đó làm tăng cao theo thời gian độ nhớt của đất. Hiện nay xét đến phổ biến là loại biến dạng từ biến nén lún tuyến tính tuân thủ theo quy luật từ biến tuyến tính. Theo đó, ứng suât nén pháp tuyến tác dụng trong đất bằng tốc độ biến dạng từ biến nén lún của đất nhân với độ nhớt. Đồng thời, biến dạng từ biến nén lún của đất còn do sự hóa già của các màng keo trong đất. Biến dạng từ biến của đât thường xảy ra trong khoảng thời gian khá dài, hàng chục năm có khi tới hàng trăm năm. Biến dạng cố kết và biến dạng từ biến được xem là đáng kể so với biến dạng đàn hồi của đất. - Từ phương trình cơ bản ứng suât nén pháp tuyến tác dụng trong đất bằng tốc độ biến dạng từ biến nén lún của đất nhân với độ nhớt, người ta xây dựng được phương trình xác định độ lún từ biến theo thời gian của đất phụ thuộc vào chiều dày vùng hoạt động của từ biến, các hệ số nhớt của đất ứng với lúc ban đầu đặt tải trọng và ứng với thời điểm cuối tính toán. Và cuối cùng, cũng giống như bê tông, bạn có đường cong biến dạng từ biến. Chúc bạn nghiên cứu thành công ! | checkerso1 | |
| Em có tham khảo một số sách thì công thức xác định độ lún từ biến là: S=H.C_α log(t_s/t_p ), một số sách lại viết là S=H.C_α/(1+eo ) *log(t_s/t_p ) tôi biết nên dùng cái nào? - t_p: là thời gian ngừng lún cố kết được xác định từ thí nghiệm cố kết nhưng thời gian t_p đó ứng với chiều dài mẫu thí nghiệm vậy khi tính toán cho chiều dày lớp đất thực tế lớn hơn nhiều chiều dày mẫu thí nghiệm thì tôi có phải tính toán lại giá trị t_p lại không? nếu có thì dùng công thức nào? rất mong các anh, chị quan tâm giúp tôi với? | fordthudo1 | |
| Sách của tôi thì công thức cũng khác hẳn luôn Theo tôi thì bạn dùng một quyển sách thui, quan trọng là nó là sách có uy tín, công thức đủ bộ và giải thích đủ để hiểu. tp mà bạn thu được qua thí nghiệm là ngon rùi còn gì, bạn dùng luôn đi chứ còn mong đợi cái gì hơn nữa | mucangchai | |
| Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx. | Luckyman | |
| Vấn đề lún từ biến khá phức tạp, tôi cũng nghe nhiều ý kiến rùi. Hi vọng bạn sẽ nghiên cứu ok. Tôi có vài ý kiến, hi vọng giúp ích bạn: 1/ Hiện giờ có 2 trường phái về lún từ biến:Lún từ biến xảy ra sau lún cố kết và lún từ biến diễn ra đồng thời lún cố kết. 2/ Đúng là mô hình trong phòng thí nghiệm khá hợp lí với ý kiến lún từ biến xảy ra sau lún cô kết, nhưng thực tế có phải vậy không? 3/ Theo tôi nghĩ, đa số tôi dùng lún từ biến happen khi lún cố kết end, nhưng châu âu thì có những nước lại wan điểm đồng thời. Tôi đang làm, vẫn thấy tụi châu âu dùng như thế. Vài ý kiến, hi vọng có ích. VINH | Donaldsor | |
| Hôm trước tôi vừa nghe thầy Kiều giảng về vấn đề này.Nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn có thể liên hệ với thầy để xin tài liệu. | Rolandpr | |
| Thứ 6 tuần trước, tôi có tham dự hội thảo do hội CẦU ĐƯỜNG CẢNG tổ chức, có giáo sư ASAOKA, chính giáo sư cũng o kết luận rõ ràng về loại lún này. Đây là 1 đề tài khó (theo tôi) nhưng hấp dẫn đó bạn. Hi vọng bạn làm ok | BarbaraEr | |
| cam ơn rất nhiều, tôi đang ở thành phố hồ chí minh mà cũng không quen với thầy nên chắc cung khó xin, nếu được rất mong 9xjkhongsay;102767 xin giup luôn được không? cảm ơn nhiều. | Rolandpr | |
| dự đoán độ lún của nền là vấn đề khó khăn và phức tạp, tôi củng có tham khảo ý kiến một số thầy cố giáo đang giảng dạy thì đều cho rằng quá trình lún từ biến xảy ra sau khi quá trình lún cố kết kết thúc. và lún từ biến này thể hiện rõ rệt nhất trong đất có hàm lượng hữu cơ cao. rất cảm ơn những ý kiến của tất cả mọi người, rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến hơn nữa, cảm ơn nhiều. | rtgreter vret ẻ | |
| Ban dang la sinh vien ah? Hay nghien cuu? Nếu đang ở tp HCM, bạn có rảnh thì hẹn tôi trước lên công ty tôi cho mượn tài liệu, thu 2 den thu 5, giờ hành chánh. | Stephenon | |
| Ah, theo tôi nghĩ về ý kiến lún từ biến happen sau hay đồng thời lún cố kết thì là 1 vấn đề lớn, o ai dám quả quyết đâu, chỉ dừng lại ở mức ý kiến. Còn bạn muốn đánh giá lún từ biến đến công trình thì bạn tìm hiểu khái niệm Đất khó dự đoán (Độ lớn của Ss khá lớn có khi hơn 2m, happen o ổn định, có đoạn o giảm theo time) và dự đoán duoc của Prof.Asaoka có lẽ jup ich cho bạn. Bạn định tìm cách triệt tiêu Ss, hơi căng nhe. Hihi Chúc bạn thành công. | hyutars | |
| Trong các sách về đất yếu thì đúng là có nơi có 2 công thức khác nhau. Tuy nhiên, công thức được áp dụng tính toán theo hiện nay là công thức S=H.C_α/(1+eo ) *log(t_s/t_p ). Cái này ở dự án tôi đang áp dụng. Vài ý kiến về lún từ biến: Cách đây nửa năm, tôi có thảo luận với bên phía nhà thầu Nhật về lún từ biến này. Về phía họ thì họ cho rằng lún từ biến và cố kết xảy ra đồng thời. Tuy nhiên, bản thân tôi thì cho rằng làm như vậy là bất lợi. Vì từ biến bắt đầu khi nào thì chưa ai dám khẳng định cả, vấn đề này vẫn đang còn bàn cãi. Giả thiết lún từ biến sau khi dỡ tải làm cho tổng độ lún lớn hơn, và độ cố kết sẽ nhỏ hơn. Dẫn đến nếu muốn đạt được U nhất định trong hai trừong hợp thì giả thiết lún từ biến xảy ra sau khi dỡ tải cho thời gian chờ lâu hơn. Điều này là có lợi và thiên về an toàn hơn so với giả thiết lún đồng thời mà không có căn cứ. Điều này, sau đó đã được sự thống nhất với Nhà thầu Nhật. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích ngược giữa số liệu quan trắc lún thực tế và số liệu tính toán thì tôi nhận xét như sau: Nếu như số liệu địa chất của nhà thầu làm kỹ càng, phân định rõ các lớp, càng nhiều lớp càng tốt, có sự chọn lọc kết quả thí nghiệm mẫu tốt thì kết quả tính toán khá phù hợp. Điều này, có thể xem như trong quá trình đó chỉ có quá trình cố kết mà không có từ biến. Tuy nhiên, một số tính toán lại cho kết quả giữa 2 đường quan trắc và tính toán không trùng nhau. Đường tính toán thường nhỏ hơn so với quan trắc, và thường để đạt được best fit thì người ta chỉnh sửa chỉ số nén Cs và hệ số cố kết Cv. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá lớn thì có thể đã xảy ra sự từ biến trong quá trình cố kết và sự chênh lệch giữa hai khoảng này có thể là từ biến. Kết luận cuối cùng là: để thiên về an toàn, cũng như chưa có nghiên cứu nào khẳng định từ biến xảy ra khi nào thì nên để từ biến xảy ra sau khi dỡ tải (coi như kết thúc quá trình cố kết, mặc dù còn cố kết). | RaymondEr | |
| Cái màu đỏ bạn nói nghe khó hiểu quá>. Không rõ Pro. Asaoka ngoài phương pháp dự báo độ lún cuối cùng dựa trên số liệu quan trắc thì còn phương pháp dự báo từ biến gì nữa chăng ? | con voi con | |
| Heheh, Hi anh Hậu, tôi tham gia diễn đàn lâu rồi, có đọc nhiều bài của anh lắm, hi vọng duoc gap anh bên ngoài he. Tôi đang ở Tp.HCM còn anh? Còn cái đất sét khó dự đoán được (dificult clay) và dự đoán được (normal clay) là những khái niệm của Prof.Asaoka dùng để chỉ loại đất mà residual sett lớn và phức tạp. (Prof.Asaoka báo cáo ở Seminar tại tp.HCM hôm 22/10 này). Hi vọng anh cho ý kiến. Vinh | Marcunst | |
| Công thức tôi nghĩ nên thay e0 bằng ep (e khi kết thúc Sc) Cái ý thứ 2 tôi đồng ý, đó chính xác là lún từ biến, công ty tôi cũng có số liệu đánh giá đó, còn độ chênh lệch của 2 đường tùy vào tính chất đất. Thanks anh. | ewrewrwewe | |
| Hiện tôi đang ở Vũng Tàu. Bữa trước có nghe tin Pro. Asaoka qua giảng bài nhưng không tham dự được. Hy vọng, bạn có tài liệu có thể share mọi người mở rộng tầm mắt hơn. Về công thức trên, thì theo tôi là do t_s được tính từ lúc bắt đầu lún cố kết (tức là eo) đến lúc xảy ra từ biến nên giá trị e đó vẫn phải lấy là eo. Cái ý thứ hai chỉ là có thể thôi, chứ không thể khẳng định là chính xác được. Thí nghiệm trong phòng không thể hoàn toàn như thực tế được, sự chênh lệch là có thể xảy ra. Vì vậy, những vấn đề này chỉ là tham khảo thêm thôi . | trannguyen1602 | |
| Haha, anh nói quá, tôi sẵn sàng share thôi có ji dau ong anh, nhưng đâu ai có soft file, chỉ có hardcopy thui a Hậu. Khi nào anh vào Sài gòn, nhắn tôi hoặc lại công ty em. 70 Phạm Ngọc Thạch, Cong ty Menard Soiltraitement. DT em: 0977776577, Vinh. Còn về công thức, nếu anh cho là lún Ss bắt đầu cùng lúc Sc thì lấy eo, còn kết thúc Sc thì phải lấy ep. Em đồng ý với anh về ý cuối.NHƯNG, nếu anh có nhiều kết quả như vậy, cùng cho thấy có độ chêch lệch, heheh, vậy anh nghĩ thế nào? | dolkihote | |
| Keke...Nói chung cũng còn nhiều vấn đề. Nói qua nói lại thì cũng ý vậy. À, thế chú làm bên Menard nó có tuyển người không nhỉ. Anh lên apply vào xem thế nào? Hehe. | CharlesEn | |
| Hehhe. Hiện nay thì hem có anh ơi. Khi nào có tôi hú anh ha Vô có đại ca chỉ giáo thêm. Em mê cái món cọc xi măng đất của anh lắm đó mà chưa có tiem tìm hiểu. Bên đây thì chuyên : Vacuum Preloading và Controled modulus columm ( Mấy cái kia cũng có làm). | profillinkmuoimot11 | |
| Định nghĩa của từ biến (không phải cố kết sơ cấp): Xuất hiện khi áp lực nước lỗ rỗng thặng dư đã tiêu tán hết (có thể dùng dữ liệu piezometer nếu ở hiện trường, hay dùng thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng tiêu tán nếu là trong phòng). Độ lún từ biến xuất hiện khi không còn thay đổi áp lực nước lỗ rỗng, lúc này các hạt sắp sếp lại với tải trọng hữu hiệu cuối cùng không đổi. Một ý nhỏ thế mong các bác chỉ giáo thêm. | EduardoMn | |
| Ơ thế bác làm với Menard có thông tin gì về kết quả bơm vacuum của cảng CMIT không nhỉ | AnthonyGape | |
| Bác Oanh nhớ tôi không nhỉ, tôi hay hỏi bác mấy cái mô phỏng đó, hehhe. Bác hỏi kết quả bơm là kết quả nào bác, bác nói rõ thêm he, tôi mới vào 1 tháng, cái CMIT lâu ùi nên tôi chưa có số liệu, có jì để tôi xin xếp, kekek, roi send bác sau. Hiện tôi cũng đang làm Gemalink, cũng gần CMIT đó bác. Hỏi riêng bác, bác theo trường phái nào lún từ biến, sau hay trước sơ cấp,keke. Vinh | Vincentpype | |
| Kết quả xử lý nền cho cảng CMIT liên danh nhà thầu POSCON-SAMWHAN mà Ménard SoilTreatment làm thầu phụ phần chân không trước bến ý. Nếu có thì bác cho anh tôi tham khảo tí nhỉ Tôi tưởng Vina-Mekong là khảo sát và thiết kế cho xử lý nền cho Germalink chứ. Em thì cứ EOP rồi thì từ biến. Bác có thể tham khảo thêm Mesri et al thập niên 70 gì đấy | mucangchai | |
| Cũng hay phết nhỉ. Đang định lò dò qua cái germaklin xem thía nào mà chưa thấy có động tĩnh gì. Cộng thêm quả Vaccum nữa có lẻ càng có nhiều chuyện bàn tán hơn bác Oanh nhỉ. Lúc nào bác với tôi bơi qua bên đó xem nó làm Vaccum thế nào . | kukuca | |
| Vậy 2 bác phải trả công tôi rùi đó. Hiện nay Gemalink chưa làm dau anh Hậu, chắc tết dương lịch, tôi đoán vậy. Với lại, bên Menard tôi làm đầu tiên rồi mới mấy bên kia làm PVD thường. | BarbaraEr | |
| Hôm nào bạn về cái Cảng đó mà đang làm cái Vaccum, aloo cho tôi qua xem với. Chỗ công trình tôi cách chỗ Cảng đó khoảng 600m. Tel: 0914.066.391 | bachtuu | |
| nếu được anh cho mượn tài liệu thì cảm ơn anh tacongthanhvinh nhiều nha. tôi đang làm luận văn tốt nghiệp có liên quan về vấn đề này. cam ơn ý kiến đóng góp của tất cả mọi người. | DanielEi | |
| ở công thức trên ta thấy thời gian bắt đầu tính hiện tượng từ biến t_p được xác định từ thí nghiệm nén cố kết (t_100) còn lại t_s là thời gian mà chúng ta cần xét(ví dụ là 30 năm). còn vấn đề tính toán chính xác với thông số địa chất hợp lý chỉ làm cho kết quả lún giữa tính và quan trắc hiện trường không sai khác nhau nhiều thôi. C_α được xác định chí là độ dốc phần đường cong cố kết trong thí nghiệm cố kết đoạn từ t_100 đến cuối (24h), còn vấn đề Cv và Cs lớn thì tôi cung chưa biết về điều này. | Vimcentcow | |
| Ok anh Hậu, khi nào làm e phone anh ha. C u later> | sukem13579 | |
| Chuyện đó vô tư bạn, bạn cứ mail tôi hoặc phone, anh tôi rảnh u càe nc choi rồi bàn. Vinh | hoahuongduong | |
| Cái Cs mà anh Hậu nói ở đây là cái C(alpha) bạn nói đó, hệ số nén thứ cấp. Do Cs lớn nên gây ra độ lún thứ cấp lớn, nên người ta hiệu chỉnh sau cho đạt cái bét fit như anh Hậu nói. Vài ý kiến bình loạn. Vinh | kiwisoda | |
| biet thi noi k thi thoi | Vincentpype | |
| Anh tôi giúp đỡ trao đổi nhau, bạn không đóng góp, đừng nói kiểu đó. Nếu bạn thấy chỗ nào sai, sữa dùm, anh tôi welcome. .đừng như vậy. Thanks | sieunhangiambeo | |
| Hãy thể hiện tôi là người có học vấn đi bạn. Đừng có làm như thế a e kinh thường lắm. chúc bạn thành công | terrydoa | |
| Chào anh quangxd15048, chắc rằng anh có một số ý kiến muốn đóng góp vào mục này rất mong ý kiến đóng góp của anh. cảm ơn. | greent | |
| Anh cũng hi vọng như em. | mucangchai | |
| Tôi là Ngọc ở Viện KHCN Xây dựng. Xin có ý kiến: 1. Trao đổi là tốt bởi sẽ thúc đẩy phát triển tư duy nhưng phải cẩn thận khi đưa ra các chỉ dẫn kỹ càng cho người khác nhất là trong các lĩnh vực ít người am hiểu. Sơ rằng sẽ có người hiểu sai hoặc hiểu đúng với chỉ dẫn sai sẽ áp dụng -> nguy hiểm. 2. Tôi sợ rằng các bạn có một chút chưa rõ ràng về các loại lún nên đã lúng túng khi hiểu bản chất của lún từ biến dẫn đến khi áp dụng cách tính. Cách đây 22 năm, tôi cũng bị như các bạn và tôi phát hiện ra rằng rất khó nắm bắt được bản chất vấn đề từ các tài liệu về lún nhất là lún từ biến. Bạn nào cần thì mail cho tôi (ngoc_ibstopt@yahoo.com) tôi sẽ chuyển cho tài liệu của Roft Larson. 3. Lún cố kết và lún cố kết sơ cấp cũng như lún từ biến và lún cố kết thứ cấp không phải là hai cách gọi của một hiện tường mà là của hai hiện tượng khác nhau đấy. 4. Khi cho rằng lún từ biến xảy ra sau khi kết thúc lún cố kết (như các bạn đã viết) sẽ nảy sinh câu hỏi khi nào thì chấm dứt lún cố kết. Nếu cho rằng lún cố kết chấm dứt trong khoảng thời gian ngắn nào đó thì hóa ra ông Texaghi sai sao (U=1 khi t = vô vùng). và nếu ông ta đúng thì sẽ không bao giờ có lún từ biến chăng ?. Đây là vấn đề cho thấy có điều gì đó không ổn, và tất nhiên còn nhiều vấn đề khác. 5. Tôi đã bỏ không ít thời gian để nghiền ngẫm chuyện này và có vẻ đã rõ rất nhiều. Sau đó tôi đọc lại các sách thì thấy hóa ra họ đã viết rõ cả chỉ tại trước đó tôi không nhận ra. Tôi sẵn sàng chia sẻ đầy đủ các vấn đề này nếu có dịp gặp. Bài giảng khoảng 2 tiếng và có thể ngắn hơn nếu thính giả đã nắm được các chi tiết các công thức tính. Tôi ở Hà nôi Tel. 0903261365. 6. Có lẽ bạn QuangXD cũng biết về vấn đề này nên đã viết gây cho các bạn phản ứng. Thường có ai nói với tôi kiểu đó, tôi thường tự đặt câu hỏi, có khi họ biết hơn tôi chăng, và tôi sẽ xun xoe nịnh bợ họ để may ra học được gì đó từ họ. 7. bạn TACONGTHANHVINH chắc có biết tôi. Không biết thằng Ặc nô người Pháp gốc Thổ nhĩ kỳ lất vợ nguwoif Việt ở Cà mau đã báo cáo với bạn về tôi chưa. Mong anh tôi tiến tới trong sự nghiệp. | checkerso1 | |
| Khoái thật! Mãi mới gặp được thằng cha/con mẹ đọc sách không như đạo tử ròng đọc Kinh. Các "thầy" cũng như Linh mục hoặc đạo trưởng thôi. Có khi chỉ là thợ giảng chư chưa phải là thầy. Chỉ nhắc lại cái đã NHÌN chứ không giảng cái đã THẤY. Có khi vì không thấy. 1. So với Triết học, Minh triết và Soil Dynamic, tôi không nghiên cứu nhiều từ biến. 2. Theo quan điểm thực thể khách quan: Hiện tượng Từ biến và bất cứ hiện tượng nào khác trong tự nhiên tuân theo quy luật của nó (theo cách nó thích) mà không phụ thuộc vào người quan sát (nghĩa là không thể bỏ phiếu để xác định chân lý). Tất nhiên cũng có những quan điểm khác như quan điểm của Nhà Phật và Quan điểm của thuyết Tương đối mở rộng. Nhưng trong một miền nhỏ hẹp như Cơ học đất khi so với Toàn thể thì quan điêmt thực thể khách quan sẽ có nhiều ứng dụng hữu hiệu hơn. Thật vậy, hiện tượng từ biến xảy ra do ... rất nhiều thứ chứ không phải chỉ xảy ra khi không thay đổi tải trọng (theo định nghĩa từ biến trong WWIKI Việt) hoặc không phải chỉ xảy ra khi chấm dứt cố kết (theo cách hiểu của một số người). Bởi nếu nó chỉ xảy ra khi không thay đổi tải trọng thì chống hiện tượng từ biến rất dễ, chỉ cần thay đổi tải trọng (Có khi đay là lý do người ta đi matxa mặt để trẻ ra). Do ảnh hưởng của từ biến đến lún là nhỏ hơn so với các ảnh hưởng của các hiện tượng khác nên con người chỉ NHÌN ra nó khi các ảnh hưởng khác đi ngủ. Điều này tương tự như sao trên trời, con người chỉ NHÌN thấy khi sao khi đêm xuống hoặc nhật thực. Khi nhìn bằng con mắt thứ ba, người ta sẽ NhẬN thấy sao vẫn tồn tại vào ban ngày.(Như vậy việc matxa mặt không làm cho trẻ ra mà chỉ làm cho không thấy già đi). 3. Cố kết và Từ biết tách ra là bởi các định nghĩa về chúng đã khoanh vùng chúng lại để nghiên cứu phân tích. Trong thực hành tính lún, người ta chưa bao giờ tách được chúng ra. Bởi để tách ra cần phải làm nhiều thí nghiệm khác để xác định thêm các tham số khác. Các tham số Cc, Cv và Ca trong thực hành thực chất không phải là tham số cho các hiện tượng cố kết thấm và Từ biến (Hiểu được chỗ này là khó đó -> dễ bị điên trong quá trình tìm hiểu). Như vậy việc có cần tách chúng hay không sẽ phụ thuộc vào mục đích yêu cầu. 4. Từ các nghiên cứu và thực tế, các công thức tính lún hiện nay là đủ để thực hành trong MIỀN đã khảo sát nghiên cứu nhưng không đủ để phản ánh biến dạng tổng quát. Các công thức thực nghiệm hiện nay không tính lún cố kết thấm và cũng không tính lún từ biến mà chỉ tính lún cố kết sơ cấp và lún cố kết thứ cấp thôi. Hy vọng sẽ không thất vọng | anhtuannguyen0904 | |
| Đồng ý với bác wasabi, chỉ căng cứ ý này. Ai dám chắc ngay từ lúc ban đầu của wá trình lún, o có sự dịch chuyển len nhau của các hạt..... do đó theo các bác theo wan điểm Ss sau Sp, wá trình lún do các hạt trượt lên nhau từ lúc đầu như vậy thuộc lún gì? @ chú NGOC_IBST: cháu biết về chú cũng nhiều đó chứ nhưng o phải do Arnaud giới thiệu gì, mà là nhựng thông tin bên ngoài + những góp ý của chú trên maillist của VSSMGE (đặc biệt với bác Oanh ). Thêm nữa, chú nói cháu mới biết Arnaud người Pháp gốc Thỗ,hehe, tưởng Pháp rặc đó chứ. hehhe. Thanks all. | Freddievaw | |
| Em thì khoái câu này hơn "ONE TEST RESULT IS WORTH A THOUSAND EXPERT OPINIONS" Chính tôi đây cũng đã được học cả 2 cái gọi là trường phái (hiện vẫn đang tranh cãi, và khẳng định là chưa ngã ngũ). 1. Hypothesis A (Terzaghi khởi xướng): Từ biến xuất hiện sau khi hoàn tấn cố kết thấm. Mesri et al 1994 (Cũng có khá nhiều người phản bác lại ý tưởng này) 2. Hypothesis B (Isotach khởi xướng): Từ biến đồng hành với cố kết thấm. Serge Leroueil 1996 lại phủ nhận Hypothesis A và cho rằng quan điểm này tính toán độ lún nhỏ hơn thực tế. 3. Tạm gọi là Hypothesis C kết quả trung gian giữa A và B Aboshi et al 2003. Trong nghiên cứu này ông Aboshi đã dùng thử nghiệm cố kết trên các mẫu có chiều dày khác nhau và thử nghiệm này kéo dài đến nhiều chục năm kể cả trong phòng và hiện trường. Tất cả lập luận của những tác giả trên đều có kết quả thử nghiệm cả. Theo quan điểm cá nhân tôi thì A có tính hợp lý, và quá trình từ biến diễn ra không phải vài ngày hay vài năm và tính bằng nghìn năm và triệu năm. Khi dùng preloading thì việc làm cho áp lực nước lỗ rỗng thặng dư tiêu tán hết tương ứng với cấp tải hoạt động (để có thể xem là từ biến đã bắt đầu) là hoàn toàn thực hiện được. Cái này thì tôi có kết quả quan trắc của piezometers các bác ạ. P/S-01: Nhắc lại câu ai đó đã phát biểu "đất chẳng ứng xử như người ta nghĩ", hay như câu "Ăn cơm dương gian mà nói chuyện âm phủ" thì tốt nhất với lập luận, hay lý thuyết hay quan điểm thì cần có cái gọi là kết quả thử nghiệm để support. Kiểu như mẫu đất này yếu, nhưng yếu bao nhiêu thì khó mà trả lời được nếu không có kết quả nghiên cứu, thử nghiệm. Tôi làm không đến nỗi nhiều như các bác nhưng, tôi học được mỗi cái câu đo đỏ nhỏ nhỏ xinh xinh ở bên trên. Theo tôi thi tuy mỗi người thôi, quan điểm nay nọ, cũng để đi đến cái kết quả đúng giữa tính toán dự báo so với kết quả quan trắc. CHứ chẳng ai bảo lý thuyết tôi hay, mô hình tôi hiện đại (cái này trên thế giới có rồi) nhưng kết quả từ lý thuyết hay của tôi, mô hình hay của tôi là chẳng ăn nhập vào đâu so với kết quả đo đạc thì hơi không ổn. P/S-02: Làm việc nhiều thì thấy các nhà khoa học của tôi khác của người ta nhiều quá>>>. Ấy là tôi tạm gọi là nhà khoa học. Nhân tiện gửi anh chị tôi cái "Consolidation of soft soils" của Rolf Larsson SGI để tham khảo tại đây http://www.4shared.com/document/3zB8..._of_SoftS.html Chúc cả nhà một tuần làm việc vui vẻ và sảng khoái. | cameralenguyen | |
| Cái màu đỏ xinh xinh trên kia bác có thể coi nó là áp suất tiền cố kết đấy (hay độ bền cấu trúc theo cách gọi của Liên xô cũ). Và nên chú ý rằng cái áp suất tiền cố kết đó có thể được hình thành do aging effect, từ biến.... | profilmuoisau16 | |
| To Oanh: Rất vui là bạn đã hiểu đúng. Tôi nhất trí với bạn về việc các trường phái A, B và C như bạn đã trình bày. Các trường phái đó có các cơ sở riêng của nó và chưa thể nói trường phái nào tuyệt đối đúng bởi nếu có điều đó thì các trường phái còn lại đã biến đi rồi. Thực ra, tôi không theo trường phái nào cả bởi có muốn theo người ta cũng không cho . Tôi theo triết lý của đạo Phật có thể tạm diễn giải như sau: Cái nào cũng đúng trong miền ứng dụng của nó. Cái nào cũng sai khi nằm ngoài miền đó.(Cho là đúng là một biên kiến, cho là sai là một biên kiến khác_Sắc sắc không không). Tôi hoàn toàn nhất trí với nội dung bài viết này của bạn. Không sai khi bạn thích. Tuy nhiên bạn xem kỹ lại nội dung này của bạn là nói về quá trình và mối quan hệ giữa từ biến và cố kết thấm (hoàn toàn đúng) trong khi đó ý kiến của bạn bên hôi Địa kỹ thuật bạn lại viết tương tự như vậy nhưng đối tượng lại không phải là từ biến và cố kết thấm mà là lún cố kết sơ cấp và lún cố kết thứ cấp. Chắc là có sự nhầm lẫn. Tôi đã phản ứng lại việc đó mà không nói lý do, tôi đã sai và tôi đã tự xin lỗi bản thân tôi rồi. Để thực sự hiểu bản chất sự việc xung quanh thì việc đầu tiên là phải làm cho tôi thành zero. Tôi cố làm như vậy nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Thật ra, tôi không quan tâm lắm việc từ biến với cố kết thấm xảy ra lúc nào bởi đều chỉ do con người nghĩ ra áp vào nó mà thôi. Tôi chỉ đặt những câu hỏi phản đề để cho thấy tính mâu thuẫn giữa sự hiểu biết của con người với thực tại (thực tại có thể khách quan hoặc không khách quan). Lão tử viết:"Danh khả danh phi thường danh"_cái tên mà có thể xác định (định nghĩa) là tên gì thì cái tên đó sẽ không luôn đúng với cái mà nó đã xác định (định nghĩa). Thật ra tôi rất khoái bạn vì bạn có cái riêng của bạn. Chúc bạn khỏe và giữ được cái riêng của tôi không bị xã hội mài mòn theo thời gian. . Nếu quan điểm của bạn cho phép có thể liên lạc với tôi theo Tel. 0903261365. Biết đâu có ngày được uông bia với bạn. (Nếu bạn chi tiền nhậu thì rất tốt) | thietkelogo | |
| 1. Cái màu đỏ: Cái này thì tôi nhất trí bác 101% chứ không phải 99.99% đâu nhé. 2. Cái màu xanh: Cái này là chủ đích của tôi chứ không phải nhầm bác ạ. 3. Cái màu đỏ tía: Bác khỏi phải lo, tôi lại lo bác lại giống các GSTS già khó bảo nhà tôi ấy chứ (vì tôi cũng gặp qua vài bác. hê hê hê). Tôi nói với bác chứ về khoa học có thể choảng nhau nảy lửa nhưng bia thì vẫn cứ bia, vui vẻ vẫn cứ vui vẻ bác ợ. Đang định sắp xếp về quê phát (nếu được thì mời bác bia Hà Lội....) nhưng không biết có được không. Nếu bác vào HCM thì bác có thể a lô em, bia thì vô tư đi chỉ sợ bác uống không nổi thôi. Contact point của tôi thì ngay tại trang này cũng có. Rồi thì lúc đó anh tôi ta (tạm gọi thế, dù bác có lớn hơn tôi đến 22 tuổi hay hơn) có thể trao đổi học thuật bác ợ. | hoangphunhan | |
| Để có phương pháp tư duy hợp lý nhằm hiểu bản chất tự nhiên trong đó có hiện tượng lún cố kết thấm và từ biến, tôi thấy cần làm rõ thêm ý nghĩa của câu này: "ONE TEST RESULT IS WORTH A THOUSAND EXPERT OPINIONS". 1. Trong thế kỷ 19, khi mà chủ nghĩa Kinh viện đang đi đến thời sụp đổ thì chủ nghĩa thực dụng nổi lên. Câu này là một trong những khẩu hiệu nổi tiếng để chống lại chủ nghĩa kinh viện. Giá trị của chủ nghĩa thực dụng đã thấy rõ, nó làm thay đổi sự trì trệ của tư duy nhưng nó cũng như bao chủ nghĩa khác nó không phải là chân lý tuyệt đối. (chắc không có chân lý tương đối). 2. Phản đề: Mỗi phép thử đều có 1 quy trình. Quy trình ở đâu nếu không từ các ý kiên của chuyên gia. Ví dụ: làm thí nghiệm từ biến của đất thì trước tiên phải làm trên đất và không được làm bằng phương pháp cho vào miệng mà nhai. Đó là ý kiến của chuyên gia xuất phát từ hiểu biết và kinh nghiệm. Mỗi phép thử chỉ đúng trong điều kiện riêng của nó. Để mở rộng, cần có các lý thuyết và chuyên gia. Trong nhiều công trình, Những người cơ học đất thực dụng ở Mỹ đã tiến hành đo thực ứng xử dưới đáy móng. Và nhiều người cho rằng họ không thèm quan tâm đến ý kiến của các chuyên gia. Câu hỏi đặt ra là các đầu đo đặt ở đâu. Việc quyết đo ở đâu không thể là ý kiến của phi chuyên gia được -> vẫn cần chuyên gia. 3. Hệ lụy và hạn chế: Có lẽ theo trường phái này mà có phong trào sống thử trong SV hiện nay. Có lẽ Họ cho rằng 1 lần thử còn hơn cả ngàn lần lời khuyên rắc rối của các chuyên gia như mẹ, chị, xã hội vv. Họ sẽ gặp rắc rối to nếu không có chuyên gia về an toàn tình dục. Như vậy vẫn cần chuyên gia. 4. Vậy thì ý nghĩa tích cực nhất của câu này là gì? : Trước 1 vấn đề lý giải hiện tượng tự nhiên (ví dụ như sự cố công trình) sẽ có nhiều giả thuyết (nguyên nhân sự cố). Giả thuyết nào được coi là đúng khi gần với thực tế nhất (phép thử). Lấy phép thử làm kết quả kiểm chứng dự báo của Giả thiết. Như 1 ví dụ, Nếu không có Anh xờ tanh (chuyên gia) đề ra thuyết tương đối (ý kiến chuyên gia) thì người ta có đi làm các thí nghiệm để kiểm chứng các dự báo của thuyết đó không. Cùng thời đó, ngoài Anh xờ tanh còn có nhiều giả thiết khác. Tất nhiên, nếu không có các thí nghiệm và phép thử đó thì còn lâu đồng chí Anh xờ tanh mới được công nhận là Nhà khoa học Vĩ đại nhất thế kỷ 20. Chắc đồng chí đó sẽ gây thất vọng cho rất nhiều người khác du cho đồng chí đó đúng hay sai. Hết. Chẳng biết viết gì nữa. | RaymondEr | |
| ủa! mấy bác bàn chuyên môn hay tranh luận về triết lý ??? tôi đọc mà không có hiểu gì hết hic hic | GordonEt | |
| To diep: trong KHKT Xây dựng có nhiều mảng chuyên môn và có thể nó rộng hơn cái mà bạn nghĩ nó là chuyên môn. | xac suat | |
| Còn thiếu bác ợ: Chuyên gia tất nhiên cần, các giả thiết của chuyên gia chỉ được khẳng định khi có phép thử. Câu trên không có ý nghĩa phủ định vai trò của chuyên gia. Vì nếu có thì anh tôi ta đâu còn ngồi đây nữa bác nhẩy. | Stevennefs | |
| hai bác qua topic 6 tầng hầm của tôi bàn luận tí ạh . CHo tôi lời khuyên về vụ này . Ở đây tranh luận triết lý tôi thấy chẳng bổ ích gì . | hoahuongduong | |
| cái này tôi nói rồi mà trong mục 4 đó. "4. Vậy thì ý nghĩa tích cực nhất của câu này là gì? : Trước 1 vấn đề lý giải hiện tượng tự nhiên (ví dụ như sự cố công trình) sẽ có nhiều giả thuyết (nguyên nhân sự cố). Giả thuyết nào được coi là đúng khi gần với thực tế nhất (phép thử). ..." Thực ra chẳng khẳng định được cái gì mà chỉ được coi là đúng thôi. Khối cái cả làng vỗ tay hoan hô vì thí nghiệm khẳng định nó đúng nhưng hôm sau sai hết. | ao anh xa | |
| Đã bảo tốt khoe xấu che mà bác cứ toẹt ra thế thì còn gì hay nữa chứ. Cứ phải mờ mờ ảo ảo thì mới gọi là khoa học chứ phỏng bác. | SpencerJalf | |
| Nói thật phong cách comment của bác làm tôi phục sát đất. Xin lỗi anh tôi đang buồn như con chuồn chuồn, chán làm nên nhảy vào spam tí. | AlbertgeK | |
| tuanlt à. Mấy thằng địa kỹ thuật trong làng Vũ Đại chúng tôi thế cả đấy. Bình thường thôi mà. Chắc do gần đất nhiều quá nên .... xa trời. | nongdan | |
| Đâu có, tôi thấy bác rất trí tuệ đấy chứ. Nói về tư duy logic, về phương pháp luận khoa học thì tôi chỉ "kính nhi viễn chi" thôi. Mà bác với thâm niên 22 năm ở IBST thì tôi không dám tranh luận rồi, chỉ biết spam thôi. Tôi thấy bác đông tây kim cổ, thần học phật giáo gì cũng biết cả nên nể lắm. Tôi là tôi thích những người đa năng, đi nhiều hiểu rộng chứ suốt ngày chỉ nói chuyện kết cấu lắm...cũng nhàm bác nhẩy. . Các cụ nói cấm có sai, "70 học bảy mốt" mà lị. Chết cha, tôi lại spam rồi... | GordonEt | |
| Đúng là khoa học thì luôn có gắng chặt chẽ, "không từ thủ đoạn" nào để chứng minh rằng nó đúng, từ việc đặt ra tiên đề, rồi dùng thuyết "tam đoạn luận" hay mấy cái luật logic để suy diễn, nếu mà chưa tin ư? ta lại làm thí nghiệm kiểm chứng nhé (đến khi nào tin thì thôi)... Cái việc tính toán đất đá, lún liếc với khảo sát thì tui thấy thế này: qua giám sát thực tế thấy là đôi khi tính toán làm thí nghiệm kỹ càng, đầy đủ cũng...vô ích. Các bác đi giám sát khoan mà xem. Hồi trước tui đi giám sát khoan cả tháng với số lượng nửa trăm (=50) hố khoan, đúng đợt nắng rất to, đến gần trưa mới khoan được một lỗ, anh tôi mệt nhoài, mẫu lấy lên không bảo quản được khô hết (ở ngoài đồng người chả còn có cái gì che nắng nữa là mấy cái cục đất!). Xong rồi...chiều tưới thêm tí nước vào mấy cục đất khô cho nó có vẻ...hiện thực khách quan, tối đóng gói gửi về công ty. Thế đấy, đầu vào đã sai thì đầu ra phỏng có ích gì. Vậy nhưng số liệu vẫn ra ầm ầm, cả một báo cáo KSĐC dày cộp, anh tôi kết cấu thỏa thuê tính tính toán toán. Nhiều khi nghĩ cũng ...buồn cười mà cười hổng có nổi... | hoangthienthu | |
| Tự nhiên cười. Cười rồi xin đưa ra một vấn đề liên quan đến cố kết thấm và từ biến để các anh tôi suy nghĩ, bàn luận để rồi ... điên. Có khi điên rồi mới cười. Vấn đề đó là xem xét : Đồng chí lún từ biến đã đi đâu ??? 1. Theo Hypothesis A (Terzaghi khởi xướng): Từ biến xuất hiện sau khi hoàn tất cố kết thấm. Mesri et al 1994. Ví dụ để dễ xem xét: Đất có trạng thái cố kết dân dã (NC) chịu gia tải dp1. Theo A, sau khi biến dạng (lún) cố kết Sc1 tương ứng với gia tải dp1, đất sẽ bắt đầu biến dạng (lún) từ biến Ss1 trong 1 khoảng thời gian nào đó ts1 Đột nhiên có 1 thằng điên nảy ra ý là cần gia thêm tải là dp2. Lúc này cũng theo quan điểm A đất sẽ bắt đầu biến dạng (lún) cố kết Sc2 tương ứng với gia tải dp2 trong khoảng thời gian tc2 và sau đó sẽ lại tiếp tục lún từ biến Ss2. Trong khoảng thời gian tc2_lún cố kết tương ứng với gia tải dp2 hiện tượng từ biến gây lún Ss1 sẽ đi đâu. 1. Nếu Ss1 không chịu đi đâu thì lún từ biến Ss1 sẽ xảy ra đồng thời với lún cố kết Sc2 trong khoảng thời gian tc2. 2. Nếu Ss1 biến mất trong khoảng thời gian cố kết do gia tải dp2 thì nó sẽ đi đâu. 3. Nếu Ss1 không chịu tồn tại khi có sự thay đổi tải thì không sợ nó nữa vì hình như bề mặt đất luôn thay đổi tải trọng. Hy vọng các bạn sẽ khỏe Kết thúc lại cười | sieunhangiambeo | |
| Đề nghị bạn Tuấn không được làm lộ bí mật Quốc ra | ao anh xa | |
| Đồng chí lún từ biến đã đi đâu ??? (tiep theo) tương tự như ví dụ đã nêu, ví dụ này đỡ phức tạp hơn. Nền đất trước khi gia thêm tải vốn là một nền đất đã lún cố kết thấm xong và theo A thì nó đang lún từ biến. Khi đột nhiên có quy hoạch dẫn đến san nền có gia thêm tải thì nền đó sẽ lún cố kết thấm. Thế thì cái quá trình từ biến ban đầu đó đi đâu. Tại sao đột nhiên nó không có nữa khi có lún cố kết mới với việc gia thêm tải. Cứ ngồi mà nghĩ thì có nhiều mâu thuẫn lắm. Trong khi đó theo B thì chưa thấy mâu thuẫn nào (nhưng chắc chắn cũng sẽ có thôi, bởi toàn là siêu hình ấy mà) | profilmuoibay17 | |
| Tính thiết yếu của nghiên cứu lún từ biến>Thực ra tôi cũng lờ mờ hiểu chứ "thiết yếu", nhưng cứ dùng cho nó oai) Phổ biến với các công trình xây dựng thì quên từ biến đi cho nó ... tam giác. Nhưng với những nơi mà sau gia tải (thường là do san lấp), độ lún sơ cấp (độ lún chị) của nó không chịu sử dụng thứ nguyên cm mà cứ đòi dùng đến thứ nguyên là m cho nó to (như Hải phòng và cái deta mekong rí vờ) thì độ lún cố kết thứ cấp (độ lún em) sẽ cũng sẽ vòi vĩnh to hơn (có liên quan đến từ biến). Nếu không cẩn thận, thì có đến vài dm chứ không phải cm đâu. Cho nên để đảm bảo độ lún dư cho phép người ta phải quan tâm đến tính lún cố kết thứ cấp. Tất nhiên, nếu sử dụng kết quả khảo sát như của mấy ông khảo sát mà Tuanlt đã thấy (nhiều người khác cũng đã thấy những vẫn được coi là bí mật Quốc gia) để mà tính toán những trường hợp này thì thật là vớ vẩn. Người tính toán các trường hợp này thường hay trực tiếp tiến hành giám sát tại hiện trường và thí nghiệm trong phòng. Nếu đã trực tiếp giám sát mà vẫn để cho làm bậy thì người tính toán rán chịu. Dù có làm kỹ đến đâu thì cũng vẫn là vớ vẩn hết. Nhưng mỗi người đều chọn lấy một cái vớ vẩn nào đó để làm cái thiêng liêng cho tôi. Kết luận: Nghiên cứu KH là phải chính xác dù cho chẳng bao giờ biết chính xác nó là cái gì. Suy ra cần nghiên cứu từ biến và chúng ta cũng sẽ từ từ biến đi. (: (: (: | Donaldsor | |
| em bó tay . Đọc bài của bác mà mắc cười thiệt . Nhưng hay . Tán phục cho sự nguyên cứu KH của bác hihihi | Freddievaw | |
| cứ y như cửu âm chân kinh vậy. bác này là TÂY ĐỘC. luyện ngược nên nói xuôi dễ hiểu quá. đọc bài bác chỉ có một chỗ tôi chưa hiểu............keke tất cả. | trannguyen1602 | |
| 1 vấn đề hết sức phức tạp nhưng đọc bài của các bác tôi vui vãi. Theo ý kiến cá nhân tôi thì ngay trong giai đoạn lún cố kết sơ cấp thì cũng đã xuất hiện anh lún từ biến rồi, và bản thân bác Tezaghi cũng nhận ra điều đó, mặc dù lý thuyết của bác ấy thì sau khi kết thúc lún cố kết sơ cấp mới bắt đầu lún cố kết thứ cấp (từ biến). Lý do bác ấy biết có lún từ biến ngay trong quá trình lún cố kết sơ cấp nhưng vẫn "lờ" đi bởi vì bác ấy cho rằng phần lún từ biến này là rất nhỏ (Calfa/Cc ~ 0.025-0.1). Vài ý kiến mong các bác chỉ giáo thêm. | thanhthuonghm | |
| Đúng. Vấn đề không phải là nhỏ hay là to mà là nó có tồn tại hay không. Nó nhỏ so với cái to và nó to so với cái nhỏ. Nếu coi nó nhỏ mà bỏ qua thì dẫn đến dễ hiểu lầm sang thành phần khác. cụ thể là người ta vân nghĩ giai đoạn cố kết thứ cấp là từ biến. Trong khi thực ra nó bao gồm cả từ biến và cố kết thấm. khi khử bằng OC, thành phần cố kết thấm được khử còn từ biến thì chưa thấy ai nói đến. Do coi cố kết thứ cấp là từ biến nên khi thấy khử được cố kết thứ cấp ho liền cho rằng đã khử được từ biến với viện dẫn các số liệu đo. Nếu dẹp cơ học đất sang một bên, đi xem vấn đề này ở các ngành khác các bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị hơn. và có khi lại sẽ điên hơn | 53caugiay | |
| Dungquat2007 đã viết:"....Lý do bác ấy biết có lún từ biến ngay trong quá trình lún cố kết sơ cấp nhưng vẫn "lờ" đi bởi vì bác ấy cho rằng phần lún từ biến này là rất nhỏ (Calfa/Cc ~ 0.025-0.1)." Qua nội dung các bài viết, Tôi thấy các bạn hình như vẫn có điểm chưa rành mạch trong vẫn đề này. nếu có thể, tôi sẵn sàng đến chỗ các bạn để làm xê mí la nhằm trình bày rõ hơn. | Robertvove | |
| Phần màu đỏ: tôi nghĩ mọi người dễ hiểu lầm âu cũng là bình thường, vì trong hầu hết các tiêu chuẩn tính lún trên thế giới (tất nhiên có cả VN) chẳng thấy bác nào bắt phải tính lún do từ biến cả. Độ lún trong các công thức hiện nay thuần túy chỉ là phần lún cố kết sơ cấp (không từ biến). Chứng tỏ trong hầu hết các trường hợp thì anh từ biến này cũng không quá đáng lo ngại. Lý thuyết thì cao siêu nhưng thực tế đôi khi lại thật giản dị. | thanhthanh | |
| kiểu này phải đi nhặt lá nếu cứ tiếp tục đọc từ biến @bác Ngọc: nói đến lá, tôi hình dung như thế này: một đống lá khô mục, tơi bị ướt sũng nước. Dẫm lên nó sẽ lún, quan sát thấy 2 hiện tượng xảy ra đồng thời: 1. nước thoát ra, 2. các lá bị xẹp dí lại với nhau, từ queo thành phẳng dẹt (bản thân các lá bị biến dạng, thậm chí còn rách nát ra). như thế có phải cố kết và từ biến không các bác nhể? Có lẽ tôi điên thật rồi | ewrewrwewe | |
| bac đến trường tôi đi.nhất định sẽ có nhiều thú vị. nếu bac đống ý tôi sẽ liên hệ trường liền hihihi.dh kien truc tphcm | Rolandpr | |
| Không phải thế đâu. Nói chuện khoa học mà lại ví như cái lá thế thì còn gì là khoa học. Còn điên thì đúng. Thằng nào nghiên cứu Cơ học đất xong đều ngơ ngơ. thằng nào đọc các bài viết của mấy thằng Cơ học đất một cách say mê thì ngẩn ngẩn. | MichaelKet | |
| To Nguyenquocai: Đợt tới tôi có dịp vào SG tôi sẽ đến. Cho minh cái số dây thép của ban đi | truongtiengka | |
| em cũng thích cơ học đất.chắc là cũng hơi ngơ ngơ rồi hihi. đây có phải là lời hứa không. 01682 899 843.(không biết có phải là số dây thép ko nữa.) | cameralenguyen | |
| 22 năm nữa liệu tôi có thành thế này hay không ? Đường nào dìu tôi đi đến cơn say Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời | duong tang | |
| Xin lỗi bác nhé. Câu chữ kể lể dài dòng của tôi chỉ để nói lên 1 chân lý ngắn gọn: Tất cả đều chỉ là tương đối (ngoại trừ cái tuyệt đối, hê hê) và thiết nghĩ chúng ta không nên tuyệt đối hoá cái gì, về cả mặt lý thuyết và thực tiễn. Nhất là đối với anh tôi kết cấu mới ra trường hay tuyệt đối hóa về tính toán kết cấu mà quên đi những thứ khác như: tính khả thi của giải pháp thi công, tính kinh tế (thậm chí phải đặt lên trước kỹ thuật vì ...đầu tiên là tiền đâu?!, người ta vẫn hay nói tính kinh tế-kỹ thuật: tức kinh tế đặt trước kỹ thuật!) và quan trọng nữa là tính thực tiễn của số liệu đầu vào, khả năng thi công thực tế có giống với những giả thiết tính toán không? Tức phải xem xét vấn đề dưới một góc nhìn toàn diện bao trùm chứ không phiến diện một chiều chỉ chăm chăm vào kỹ thuật tính toán. Quả thực Topic này nhờ có bác với trình độ chuyên môn sâu và uyên thâm cả về tín ngưỡng tôn giáo triết học mà rôm rả hơn rất nhiều. 4rum nhờ đó mà cũng rộn ràng nhiều màu sắc mới mẻ hơn. Cảm ơn bác đã chia sẻ. | DonaldMi | |
| đúng là mấy bác đang lún từ từ rồi sẽ đến lúc biến mất khi thơ thì nhiều mà KH thì ít . hihihi. Tôi chưa thấy nói nhiều về lún từ biến của các bác mà nghe thơ các bác tôi cũng đang say hihih | phuonganh12 | |
| Hê hê. Vì tôi khoái cái Hypothesis A nên tôi tạm diện dịch mấy cái phản đề của bác như sau: 1. Đang từ biến giai đoạn 1, bỗng dưng, tự nhiên, có thằng cha lại thích tăng tải ngay trong giai đoạn từ biến này thế mới ác chứ. Nhưng hổng có sao, nó là thế này. 2. Trong giai đoạn từ biến ứng với cấp tải trọng thứ nhất, tức nền đất đang bị OC hóa bằng từ biến (hay có vài người gọi nó là aging, bì già đi đó bác). Vậy thì thằng từ biến này nó làm cái pc kia tăng lên dẫn đến thằng nền này nó đang ở trạng thái OC (có thể heavily OC hay tương tự). Khi bác đặt cấp tải thứ 2 lên thì cái stress path nó lại theo cái đường nén lại tạm gọi là Cr (reloading line) cho đến khi nó đạt được cái pc do từ biến để đạt trạng thái cố kết thường, rồi thì nó sẽ cố kết thấm cho đến hết giai đoạn thứ 2 trước khi đi đến trạng thái từ biến dưới cấp tải trọng thứ hai. 3. Mời bác điên tiếp tập tiếp theo. nếu bác có nhu cầu. P/S: tất nhiên tôi không phủ nhận Hypothesis B đâu nhé mặc dù tôi thích A hơn. | deptrainhatnha | |
| To Oanh: Vậy thì tại sao không thấy đồng chí từ biến nữa. Đồng chí từ biến này vô kỷ luật quá. Lúc có mặt lúc lại không. PS: không biết làm sao mà để cười với khuôn mặt màu xanh ???? Không biết dc Wasabi hôm nay nhặt được mấy cái lá ? | Edwandhext | |
| Đồng chí từ biến này thực chất là làm cho đất bị OC, nên khi cấp tải mới, đưa nền về NC, áp lực nước lỗ rỗng thặng dư tăng lên nên anh từ biến này nhường cho tôi cố kết đi trước vì lady first mà bác. P/S: bác bấm vào cái ô cách bên trên cái cười màu vàng của bác ý hay bác chỉ cần bấm dấu hai chấm ( liền kề với chữ (D) hoa phía sau là được | truongtiengka | |
| em đang bận quá bác ạ, thậm chí chả dám đọc của bác Oanh nữa, tôi quyết định đi nhặt lá cho nó nhẹ nhàng PS: bác muốn cười ngoác miệng đến xanh mặt thì ấn vào cái nút chuyển sang khung lớn, ở đó bác thích kiểu vui, buồn, cáu, ngẫn, thộn, cười khẩy ... đều được xong đợt nhặt lá này tôi sẽ vào tham kiến tiếp, giờ chỉ hóng thôi | Alewohabee | |
| Xin các bạn cho ý kiến. Tôi vừa chợt nhớ (toàn đột nhiên với chợt nhớ) ra là biến dạng của đất còn có một loại nữa là lưu biến _ Reology (hết từ biến lại đến lưu biến). Không biết có nên đưa ra thành topic để tranh luận không nhỉ. Cái anh Lưu biến này cũng có họ hàng gần với chị Từ biến lắm. Chỉ sợ chơi với anh Lưu biến này xong không ra được trại điều trị Trâu Quỳ. >>> | thanhthanh | |
| các bác trên diễn đàn thật pro tôi kính phục bội phần.... tôi học hỏi được rất nhiều ởdieenx đàn | ngoctrinh | |
| Từ biến là từ từ mà biến đổi (lún theo thời gian), còn lưu biến là cứ lưu luyến mãi mà không chịu biến" đi (không chịu tắt lún). Tôi cứ nôm na thế cho dễ nhớ được không bác NGOC_IBST? | levantrai | |
| Các bác bàn vài bữa, tôi tẩu hỏa nhập ma rồi...> Kinh quá | PrikoliSsSSdda | |
| Chán quá Chắc sợ quá chạy hết rồi, chẳng thấy ai có ý kiến ủng hộ mở Topíc về Lưu Luyến biến cả mà tất cat mọi ngwoif đều Từ từ biến. Chắc là thôi. @Wasabi: đang học ở D à?, thành phố nào đấy. trước tôi ở Konztan và Muester. cẩn thận đấy, mấy thằng học ở Dức về hay vừa đi vừa ngắm sao giữa ban ngày. | GeorgeEr | |
| bác Ngọc nói đúng, tôi lảng từ lúc còn từ biến. ngoảnh lại thấy bác nhắc tới lưu biến thì tôi thấy chạy không hối tiếc em đang ở xứ núi tự do bác ạ, vẫn ngắm trăng sao giữa ban ngày đấy . | ngoctrinh | |
| Cái này o hẹn mà gặp nè..em với bac đi chung đường mà o thấy. Kể từ khi bác Ngọc vào, tôi từ từ biến rồi, bác Oanh nữa tôi vào vạch xuất phát, nghe 2 cái chữ lưu biến của bác Ngọc...chưa thổi còi tôi vẫn chạy..Đuối> | Stevennefs | |
| em có một vấn đền không hiểu nhờ mấy bác chỉ giúp: trong công thức tính tính lún thứ cấp S = Hi.Cs.log(t/tp)/(1+ep). tp là thời gian kết thúc lún sơ cấp được xác định theo biểu đồ lún nén có kết, còn t là thời gian tính lún thứ cấp(ví dụ 10 năm). ta thấy tp được xác định trên mẫu thí nghiệm có chiều dày vài cm mà chiều dày lớp đất tính toán thực tế lớn hơn rất nhiều. vì vậy nhờ các bác chỉ giúp tôi cách xác định tp để tính toán độ lún thứ cấp. cảm ơn các bác nhiều. | deptrainhatnha | |
| 1. Có lẽ giá trị tp nên được xác định đầy đủ là khoảng thời gian từ khi bắt đầu gia tải đến thời điểm được coi là kết thúc quá trình cố kết sơ cấp của nền đất tự nhiên chứ không phải của mẫu đất thí nghiệm. 2. Qua câu hỏi của bạn tôi thấy bạn cần phải tìm hiểu kỹ hơn rất nhiều về việc tính loại lún này nếu muốn tính đúng để dự báo lún cố kết thứ cấp. 3. Bài toán lún cố kết thứ cấp này rất lằng nhằng mà có quá nhiều thứ nếu không hiểu kỹ sẽ gây ngộ nhận dẫ đến tính toán sai mà vẫn tưởng là tính đúng. Các vấn đề đó dài lắm khó có thể trình bày kỹ ở đây được, có thể liệt kê một vài vấn đề cần lưu ý: - Trong công thức tính lún sơ cấp S = Hi.Cs.log(t/tp)/(1+ep), nếu lấy mẫu số là 1 +ep thì Hi sẽ không phải là bề dày lớp phân tố ban đầu mà phải là bề dày của lớp phân tố đất sau khi đã bị co lại bởi cố kết sơ cấp. Bạn có thể đổi lại ep bằng eo, hệ số rỗng ban đầu thì Hi sẽ chính là bề dày lớp phân tố ban đầu. - Như đã trình bày cách xác định giá trị tp theo mục 1, thời gian bắt đầu gia tải rất khó xác định bởi trong thực tế, người ta gia tải nhiều cấp vào các thời điểm khác nhau. Vả lại, thời gian này lại chỉ được xác dịnh cho đất tự nhiên trong khi rất nhiều công trình người ta lại tác động vào nền đất bằng bấc thấm, cọc cát ... - Cái công thức tính lún sơ cấp S = Hi.Cs.log(t/tp)/(1+ep) trông rất đơn giản nhưng lại rất phức tạp khi áp dụng. Để có thể áp dụng đúng cần hiểu rằng các giá trị thời gian ở đây là bịa ra cho dễ hiểu chứ thực chất của nó lại không phải hoàn toàn là thời gian mà bản chât của nó lại là hệ số rỗng. Không hy vọng bạn hiểu ngay được điều này bởi đây là điều không dễ hiểu. Nếu bạn ở gần HN, đến gặp tớ, tôi sẽ nói cho kỹ hơn. 0903261365. | hoangthienthu | |
| Mãi hôm nay mới được đọc cái này vì hồi trước không chịu quan tâm. Phải ngẫm thêm mãi mới hiểu bác Ngọc, theo tôi thì phải gọi nó là cố kết thứ cấp vì chẳng qua nó là kéo dài của anh sơ cấp mà thôi. Còn mấy thứ từ biến, lưu biến thì quá phức tạp và có lẽ bọn nó xảy ra đồng thời với mấy anh cố kết. Đó là tôi nhặt lá đá lon mà nói vậy, chứ sự thật khách quan thế nào thì tôi xin chịu. | mucangchai | |