Lược Sử Cây Cà Phê, Hành Trình Chinh Phục Thế Giới | PrimeCoffee
Có thể bạn quan tâm
Lịch sử chinh phục thế giới của cây cà phê đan xen chặt chẽ với cội nguồn ban đầu của việc uống cà phê, nhưng với mục đích của bài viết này, chúng ta sẽ chỉ xem xét câu chuyện về sự khởi đầu và mở rộng phạm vi của việc canh tác cà phê; Từ một loại cây bụi, những hạt hạt giống, hay quả mọng, và bằng cách nào trong thời điểm nào chúng đã băng qua các đại dương để thống trị từng châu lục.
Qua nhiều thời đại, đã có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc và việc khám phá ra cà phê. Trong hầu hết các tài liệu, người ta biết rằng cây cà phê hoang dã (Coffea arabica) là một loại cây bản địa của Ethiopia, nó được phát hiện vào khoảng 850 năm sau Công nguyên. Lịch sử của cà phê Robusta thì rõ ràng & cận đại hơn, việc trồng trồng trọt diễn ra vào khoảng năm 1870 tại Congo.
Do đó có thể nói, cà phê và Homo Sapiens (loài người) đều bắt đầu hành trình tiến hóa dài ở Châu Phi. Trên thực tế, các khu rừng cao nguyên của Ethiopia và Nam Sudan được coi là cái nôi của cà phê Arabica; đây cũng là nơi mà loài người nguyên thủy bắt đầu hành trình dài để chinh phục thế giới – The Craft and Science of Coffee.
Khởi đầu từ thế giới hồi giáo
Nghiên cứu của William H. Ukers trong All About Coffee (1922) chỉ ra rằng cà phê là cây bản địa của Abyssinia (Ethiopia ngày nay), và có lẽ là từ Ả Rập, việc trồng trọt cà phê đã lan rộng khắp vùng nhiệt đới trên toàn thế giới. Mặt khác sự đề cập đáng tin cậy đầu tiên về các tính chất và công dụng của cà phê thuộc về một bác sĩ Ả Rập vào cuối thế kỷ thứ chín (TCN) – Hợp lý với lập luận rằng trước thời điểm đó, cây được phát hiện mọc hoang dã ở Abyssinia. Vậy nên nếu đó là sự thật, những người Ả Rập phải được công nhận vì đã khám phá và thúc đẩy việc sử dụng đồ uống từ cây cà phê đồng thời mở rộng việc nhân giống & canh tác loại cây này.
Phân bố tự nhiên của cà phê Arabica và Robusta tại Châu PhiChắc chắn việc phát hiện ra đồ uống dẫn đến việc trồng cây ở Abyssinia và ở Ả Rập; Nhưng trái với sự sầm uất trong giao thương hàng hóa tại cảng Mocha, Yemen, sự phổ biến nguồn giống của cà phê đã chậm lại trong thế kỷ 15 và 16, khi người Ả Rập mong muốn độc chiếm lợi ích kinh tế từ cây cà phê, và “giấu nhẹm” hạt giống của nó với phần còn lại của thế giới – như đã đề cập trong lịch sử cà phê thế kỷ 16-17, hạt cà phê bị phơi khô hoặc luộc chín trước khi xuất khẩu để tránh nẩy mầm bên ngoài biên giới Ả Rập.
Tuy nhiên, không thể kiểm soát mọi con đường dẫn vào Ả Rập, với hàng ngàn người hành hương đến và đi từ Mecca mỗi năm; và do đó, vào năm 1695, Baba Budan – một người hành hương Moslem đã mang từ Yemen về những hạt giống cà phê và trồng tại Chickmaglur, miền nam Ấn Độ vào đầu năm 1600 (theo một số tài liệu là 1695). Tác giả cuốn All About Coffee; William H.Ukers đã tìm thấy hậu duệ của những cây cà phê đầu tiên này mọc dưới những tán rừng nguyên sinh hàng thế kỷ. Mãi đến năm 1840, thực dân Anh mới bắt đầu trồng cà phê ở Ấn Độ.
Cà phê trên các chuyến hải trình của VOC
Trong phần sau của thế kỷ 16, các nhà thực vật học người Đức, Ý và Hà Lan và đã trở về từ vùng Levant (địa Trung Hải) với sự hiểu biết cây cà phê. Năm 1614, các thương nhân Hà Lan dám nghĩ dám làm đã bắt đầu nghiên cứu các khả năng của việc trồng và kinh doanh cà phê. Năm 1616, một cây cà phê đã được vận chuyển thành công từ Mocha đến Hà Lan. Năm 1658, người Hà Lan bắt đầu trồng cà phê ở Ceylon, mặc dù người Ả Rập được cho là đã mang cây cà phê đến hòn đảo này trước, từ năm 1505. Năm 1670, một nỗ lực đã được thực hiện để trồng cà phê trên đất châu Âu tại Dijon, Pháp – nhưng kết quả là thất bại.
Cà phê lần đầu “bị trộm” khỏi Ả Rập để đến Nam Ấn và Châu ÂuNăm 1696, Thị trưởng Amsterdam Nicholas Witsen đã ra lệnh cho chỉ huy VOC khu vực Malabar, Ấn Độ là Adrian van Ommen để mang hạt cà phê đến Batavia hoặc bây giờ được gọi là Jakarta. Những cây cà phê giống đầu tiên được trồng bởi Toàn quyền Willem Van Outshoorn trên khu đất Kedawoeng gần Batavia, nhưng sau đó bị chết do động đất và lũ lụt. Đến năm 1699, một nỗ lực khác được thực hiện bởi Henricus Zwaardecroon, với các cây cà phê được mang từ Malabar vào Java, đánh dấu thành công đầu tiên, và trở thành tổ tiên của tất cả các loại cà phê của Đông Ấn Hà Lan.
Công ty Đông Ấn Hà Lan hay VOC là một tổ chức thương mại, thành lập năm 1602 nắm độc quyền thực thi những hoạt động thực dân tại châu Á. VOC sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chính phủ, bao gồm cả khả năng phát động chiến tranh thuộc địa. Dưới tầm vóc của VOC, hành trình tiếp cận phương tây và mỹ La Tinh của cây cà phê gần như vũ bảo và không cách nào kiểm soát được.
Quay trở về Châu Âu
Năm 1706, những mẫu cà phê Java đầu tiên và một cây cà phê giống được trồng ở Java đã quay trở về vườn bách thảo Amsterdam. Rất nhiều những cây sau đó được nhân giống từ lô cà phê này chúng đã được phân phối cho một số vườn thực vật và nhà kính tư nhân nổi tiếng nhất ở châu Âu.
Vụ thu hoạch cà phê Java đầu tiên tại Pondok Kopi đã được gửi trực tiếp đến Vườn bách thảo Amsterdam. Các nhà sinh vật học tại đây đã rất ngạc nhiên về chất lượng của cà phê Java – Không lâu sau đó, “Java” đã trở thành tên chung cho các loại cà phê khác trong quẩn đảo Indonesia và là chuẩn mực hương vị cà phê thế giới.
Trong khi người Hà Lan đang mở rộng việc trồng cây cà phê đến Sumatra, Celebes, Timor, Bali và các đảo khác của vùng Đông Ấn thì người Pháp đang tìm cách đưa cà phê vào các thuộc địa của họ. Một số nỗ lực đã được thực hiện để chuyển cây non từ vườn bách thảo Amsterdam sang vườn thực vật ở Paris, nhưng tất cả đều thất bại.
Tuy nhiên, vào năm 1714, do kết quả của các cuộc đàm phán giữa chính phủ Pháp và chính quyền Amsterdam, một cây cà phê trưởng thành cao khoảng 5 feet đã được gửi đến cho vua Louis XIV tại lâu đài Marly. Ngày hôm sau, nó được chuyển đến vườn thực vật Jardin des Plantes tại Paris, nơi nó được Antoine de Jussieu, giáo sư phụ trách thực vật học chăm sóc. Chính cây này đã được định sẵn số phận là tổ tiên của hầu hết các loại cà phê có mặt trên các thuộc địa Pháp, cũng như trên khắp vùng Caribbean, Nam và Trung Mỹ.
Trong Hành Trình vượt Đại Tây Dương
Hai lần nỗ lực vượt Đại Tây Dương được thực hiện để vận chuyển hậu duệ của cây cà phê được tặng cho vua Louis XIV đến quần đảo Antilles (khu vực biển Caribbean, và được coi là một tiểu vùng của Bắc Mỹ). Và vinh dự thành công cuối cùng đã thuộc về Gabriel Mathieu de Clieu, một sĩ quan hải quân, lúc đó là đội trưởng bộ binh tại Martinique. Câu chuyện về thành tựu của de Clieu là chương lãng mạn nhất trong lịch sử truyền bá cây cà phê thế giới.
Cây cà phê mà chính quyền Hà Lan trao cho Vua Louis Pháp, tức nguồn giống của cây cà phê vượt đại tây dương cùng de Clieu thuộc giống A. Typica.
All about Coffee
Gabriel de Clieu và cây cà phê Typica
Gabriel Mathieu de Clieu đã tận dụng hành trình vì nghĩa vụ nước Pháp để mang cây cà phê đến đảo Martinique. Liên quan đến thời điểm chính xác mà de Clieu đến Martinique cùng với cây cà phê, vẫn có nhiều quan điểm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng vào năm 1720, số khác là năm 1723, sự khác biệt về mốc thời gian này có thể phát sinh từ chính de Clieu, với sự kiên trì của mình, ông đã thực hiện chuyến đi hai lần. Lần đầu tiên, các cây cà phê bị chết, nhưng lần thứ hai de Clieu đã mang theo cây non trong một hộp kính khi rời Pháp và những cây này vẫn sống sót.
Trong thế kỷ 18, Hà Lan và Pháp đã phân tán cây cà phê đến nhiều châu lục và vùng đảo“Thật là vô ích”, de Clieu viết trong bức thư gửi Année Littéraire, “để kể lại chi tiết sự chăm sóc vô hạn mà tôi phải dành cho cây cà phê mỏng manh này trong một chuyến đi dài, và những khó khăn tôi gặp phải khi giữ nó khỏi bàn tay của kẻ đố kỵ muốn tước lấy nó khỏi tôi, về cơ bản là ghen tị với niềm vui mà tôi sắp được nếm trải qua việc phục vụ đất nước tôi”
All about Coffee
Con tàu buôn chở de Clieu đã va phải vô số vận nạn trên hành trình của nó, từ việc thoát khỏi cướp biển, đi qua bảo tố dữ dội, lênh đênh trên vùng xích đạo, đến tình trạng thiếu nước ngọt, như ông đã nhắc trong thư của mình “Thiếu nước đến mức trầm trọng, trong hơn một tháng tôi buộc phải chia sẻ lượng nước ít ỏi của mình với cây cà phê non, nơi chứa đựng hy vọng duy nhất và là niềm vui của tôi”. Nhiều câu chuyện đã được viết và những câu hát đã ghi lại nhằm tôn vinh sự hy sinh hào phóng này của de Clieu.
“Khổ tận cam lai”
Đến Martinique, de Clieu đã trồng cây cà phê trên khu đất của ông ở Prêcheur với người canh gác và những bụi gai xung quanh, nó phát triển nhanh chóng và thành công phi thường, trở thành tiền thân của hầu hết các cây cà phê khác ở Antilles. Vụ thu hoạch đầu tiên diển ra vào năm 1726 với khoảng hai pound hạt giống. Mặc dù trải qua trận động đất tồi tệ vào năm 1727, làm chết phần lớn cây cà phê trên đảo, thì đến năm 1777 đã có 18.791.680 cây cà phê ở Martinique (Theo All about Coffee).
Đến năm 1715, việc trồng cà phê lần đầu tiên đã được người pháp mở rộng đến Haiti và Santo Domingo, đáng kinh ngạc hơn là đến năm 1788 Santo Domingo đã cung cấp một nửa lượng cà phê trên toàn thế giới. Ngoài cây cà phê A. Typica được De Clieu khởi xướng, từ năm 1715 – 17 (một số tài liệu ghi nhận là năm 1718). Công ty Đông Ấn của Pháp đã mang giống cà phê lấy về từ Mocha đến đảo Bourbon (nay là Réunion) bởi thuyền trưởng Dufougeret Grenier. Cây cà phê này đã làm tốt việc của nó đến mức chín năm sau hòn đảo bắt đầu xuất khẩu cà phê.
Cuộc viễn chinh trong hồi kết
Tại Brazil đồn điền cà phê đầu tiên có mặt ở Pará vào năm 1723 với những cây cà phê mang đến từ vùng thuộc địa Guiana thuộc Pháp, nhưng nó không thành công. Việc thâm canh ở Brazil bắt nguồn từ những nỗ lực ban đầu của các thuộc địa Bồ Đào Nha ở Pará và Amazonas vào năm 1752. Năm 1760 João Alberto Castell Branco mang đến Rio de Janeiro một cây cà phê từ Goa (vùng thuộc địa Ấn Độ của Bồ Đào Nha).
Tin tức lan truyền nhanh chóng rằng đất và khí hậu của Brazil đặc biệt thích nghi với việc trồng cà phê, nên Molke – một tu sĩ người Bỉ, đã tặng một số hạt giống cho tu viện Capuchin tại Rio năm 1774. Sau đó, giám mục của Rio – Joachim Bruno, trở thành người truyền bá cà phê và khuyến khích việc canh tác nó ở Rio, Minãs, Espirito Santo và São Paulo.
Các đồn điền nô thuộc của cà phê
Trên những mốc thời gian khác, với hệ thống thuộc địa rộng khắp, các đế quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Đã góp phần truyền bá rộng rãi việc canh tác cà phê ra toàn thế giới, đến năm 1750, cây cà phê đã có mặt trên khắp 5 châu lục.
Trước khi hành trình của Gabriel de Clieu diễn ra, Năm 1718 người Hà Lan đưa việc trồng cà phê đến Surinam, khởi đầu cho việc canh tác cây cà phê trên lục địa Nam mỹ. Cà phê đã có một sự tồn tại bấp bênh ở các thuộc địa Guianas. Ban đầu được người Hà Lan mang từ Amsterdam vào năm 1718 (hoặc 1720). Chúng phát triển mạnh trong môi trường sống mới, và vào năm 1725 được đưa từ thuộc địa Guiana thuộc Hà Lan vào vùng Guiana thuộc Anh và vào Guiana thuộc Pháp. Ở đó cây cà phê đã thành công đáng kể trong một thời gian.
Từ thời điểm xuất hiện, khoảng năm 1718, cho đến khoảng năm 1880, loại cà phê duy nhất được trồng ở Surinam, hay Guiana thuộc Hà Lan, là Arabica
All about Coffee
Người Anh đã đưa cây cà phê đến Jamaica vào năm 1730, Và như đã lưu ý trước đó, họ bắt đầu trồng cà phê ở Ấn Độ vào năm 1840. Xa hơn ở lục địa đen, người Anh bắt đầu truyền bá cây cà phê ở vùng thuộc địa Trung Phi vào năm 1878, và mãi đến năm 1901 việc canh tác cà phê mới có mặt tại khu vực Đông phi thuộc Anh.
- Năm 1740, các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã mang cà phê vào Philippines từ Java
- Năm 1748, Don José Antonio Gelabert mang hạt giống cà phê từ Santo Domingo vào Cuba. Từ Cuba, cây cà phê được mang đến Costa Rica vào năm 1779 và Salvador năm 1852.
- Ở Venezuela, ngành cà phê đã được khởi xướng tại Caracas bởi linh mục Jose Antonio Mohedano, với hạt giống được mang về từ Martinique vào năm 1784.
- Canh tác cà phê ở Mexico bắt đầu vào năm 1790 với hạt giống được mang đến từ Tây Ấn.
- Năm 1825, cây cà phê có mặt ở quần đảo Hawaii với hạt giống từ Rio de Janeiro
- Năm 1887, người Pháp đã đưa cây cà phê vào Tonkin (Bắc Kỳ, Việt Nam) cũng như toàn khu vực Indo-china (bán đảo Đông Dương)
Sơ đồ này đang có mặt tại thư viện tài nguyên của PrimeCoffee!
Những nhà truyền giáo, nhà thám hiểm, thương nhân và chính quyền thực dân đã tiếp tục mang hạt cà phê đến các vùng đất mới. Các đồn điền được cà phê thẳng tấp lấn sâu vào tán rừng nhiệt đới trên vùng núi cao hiểm trở. Một số đã phát triển mạnh mẽ, trong khi một số khác nhanh chóng suy tàn. Không ít quốc gia mới được thành lập dựa trên nền kinh tế cà phê (hoặc, ít nhất là thoát ra sự áp bức dưới bóng các đồn điền cà phê). Tất cả những động lực kinh tế, nền văn minh, hay lịch sử được viết ra ngày nay, đều nhen nhóm chỉ từ một vài cây cà phê du hành trong thế kỷ 16-17.
Nguồn tham khảo:
- William Harrison Ukers (1873-1945) nhà văn người Mỹ. Bài viết này được biên dịch từ cuốn sách kinh điển nhất của ông All about Coffee được xuất bản lần đầu năm 1922. Bản Ebook có thể tìm thấy tại Gutenberg EBook
Từ khóa » Cà Phê Vào Thế
-
Bạn Nên Biết Cà Phê Có Nguồn Gốc Từ đâu? - Phadin Coffee
-
Cà Phê – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguồn Gốc Và Hành Trình Phát Triển Của Cây Cà Phê - TraceVerified
-
Lịch Sử Cà Phê Thế Giới Và Tại Việt Nam Ra Đời Ra Sao ?
-
NGUỒN GỐC CỦA CÂY CÀ PHÊ
-
CÂU CHUYỆN VỀ LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC XUẤT XỨ CỦA CÀ PHÊ
-
Lịch Sử Cây Cà Phê Và Các Loại Hạt Cafe Nổi Tiếng - CAPAPHAM
-
Nguồn Gốc Lịch Sử Thú Vị Về Cà Phê - TopListCafe
-
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ PHÊ | Coffee New
-
Nguồn Gốc Cà Phê Và Các Nước Sản Xuất Cà Phê Hàng đầu Hiện Nay
-
Nguồn Gốc & Xuất Xứ Cà Phê - Cung Cấp Cà Phê Giá Sỉ
-
Lịch Sử Cà Phê Thế Giới
-
Lịch Sử Của Cây Cà Phê - Coffee 3F