Lược Sử Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử - Trầm Tuệ
Có thể bạn quan tâm
Đây rồi non thiêng Yên Tử, là nơi sở hữu nhiều cảnh đẹp làm mê đắm lòng người, một không gian tĩnh mịch, trầm mặc và đậm nét rêu phong, là nơi hội tụ muôn lòng về chốn Tổ, là phúc địa bao đời Tổ sư mồi đèn nối đuốc truyền tâm ấn Phật. Nơi đây là nơi tu hành, mở mang đạo Phật của một vị vua từng rũ bỏ vinh hoa phú quý, chuyên tâm tu hành để tạo dựng một dòng Thiền mang bản sắc dân tộc Việt. Đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài đã từ bỏ tất cả công danh phú quý để vào chốn rừng sâu, tất cả những chuyện hay dở của đời không màng tới, tất cả những thị phi Ngài cũng không để ý, chỉ dồn hết tâm lực trong sự tu, “chứng nghiệm lý thiền sâu xa, lập tông phong, truyền Tổ đạo, mở ra dòng Thiền Việt Nam, tiếp nối mạch sống Phật, Tổ trên đất Việt, đem lại lòng tin cho người người đồng trở về nguồn Tâm đã quên mất từ thuở nào”.
“Yên Tử non cao, chư Tổ mồi đèn truyền tâm ấn.Trúc Lâm rừng vắng, Điều Ngự nối đuốc lập tông phong”.
Hòa thượng Thích Thông Phương
I. Tiểu sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Ngài tuy ở vị trí sang cả mà tâm hâm mộ Thiền Tông thưở nhỏ.
Năm mười sáu tuổi (Năm 1274) được lập làm Hoàng thái tử. Ngài cố từ để nhường lại cho em, mà vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc mẫu cho Ngài, tức là Khâm Từ Thái hậu sau này. Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu. Một hôm vào lúc giữa đêm, Ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị sư trụ trì ở đây thấy Ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thiết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi tìm thấy, Ngài bất đắc dĩ phải trở về.
Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng đế (1279). Tuy ở địa vị cửu trùng, mà Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh để tu tập. Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước trong đại nội tu tập. Một hôm nghỉ trưa, Ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh chỉ Ngài nói: “Biết ông Phật này chăng? Là đức Phật Biến Chiếu”. Tỉnh giấc, Ngài đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc.
Năm 1282, quân Nguyên - Mông âm mưu xâm lược nước ta. Khi đó Ngài đã chủ trì Hội nghị Bình Than để lấy ý kiến toàn dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Năm 1284, trước khi cuộc chiến tranh diễn ra, Ngài chủ trì Hội nghị Diên Hồng, lấy ý kiến các vị Bô lão, những người đứng đầu các Bộ lạc. Toàn thể hội nghị già trẻ, gái trai đều một lòng tung hô quyết chiến.
Sau thất bại của hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt, vua Hốt Tất Liệt của triều đình nhà Nguyên hết sức căm giận, muốn tổ chức ngay cuộc chiến tranh lần thứ ba để trả thù, đồng thời cũng để đánh thông con đường bành trướng xuống Đông Nam Á. Trần Nhân Tông lại một lần nữa lãnh đạo cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, với sự quyết tâm chiến thắng của toàn quân, toàn dân, Ngài đã chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ hai năm 1288.
Năm 41 tuổi (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng Hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng chỉ dạy cho con được sáu năm, Ngài sắp đặt việc xuất gia.
Năm 1299, Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu-đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà. Sau đó Ngài lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng.
Đến năm 1304, Ngài dạo đi khắp nơi khuyên dân dẹp bỏ những dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng), và dạy họ giữ gìn năm giới, tu mười điều thiện. Vào mùa đông năm ấy, vua Anh Tông dâng biểu thỉnh Ngài về đại nội để truyền giới Bồ-tát tại gia.
Năm 1301 sau chuyến thăm hữu nghị nước Chiêm Thành, Ngài có hứa đính hôn Công chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm là Chế Mân. Năm 1305, Vua Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và phái đoàn ngoại giao mang vàng, bạc… sính lễ cầu hôn. Đến năm 1306, Ngài đứng ra chứng minh hôn lễ giữa Công chúa Huyền Trân và Chế Mân. Vua Chiêm Thành đã dâng hai quận Châu Ô, Châu Rí cho Đại Việt làm quà sính lễ. Nước Đại Việt được mở rộng bờ cõi về phương Nam là Thuận Hóa (Huế).
Năm 1307, Ngài truyền Y Bát lại cho Tôn giả Pháp Loa, lên làm Sơ Tổ Trúc Lâm và Pháp Loa là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi truyền Y Bát cho Pháp Loa, Ngài tập trung biên soạn Kinh sách và Ngữ lục.
Tháng Giêng năm Mậu Thân (1308), Ngài sai Pháp Loa đến huyện Siêu Loại tại Báo Ân Thiền tự khai giảng trụ trì. Tháng tư năm ấy, Ngài đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang kiết hạ và sai Pháp Loa khai giảng trụ trì. Chính Ngài giảng Truyền Đăng Lục, bảo Quốc sư Đạo Nhất vì chúng giảng kinh Pháp Hoa.
Ngày giỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông
Ngày mùng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308), Ngài thị tịch tại am Ngọa Vân - Đông Triều - Quảng Ninh, thọ thế 51 tuổi. Vua Trần Anh Tông cung thỉnh nhục thân Ngài về kinh đô Thăng Long cử hành Quốc tang trong thời gian hai tuần. Sau đó, vua quan, quần thần, văn võ bá quan, đệ tử Pháp Loa, Bảo Sát và chúng Tăng trong nước cử hành lễ Trà tỳ.
Sau khi thu nhặt Xá lợi, Xá lợi được chia làm hai phần: một phần xây tháp thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng - Thái Bình; một phần xây tháp tôn thờ tại chùa Vân Yên - Yên Tử, Quảng Ninh, lấy hiệu là Huệ Quang Kim Tháp, dâng Thánh hiệu: Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.
Khu vườn tháp Huệ Quang - nơi thờ xá lợi Tổ Trúc Lâm và các vị tổ sư
II. Dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Thời kỳ nhà Trần, Thiền Tông Việt Nam với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã đưa đạo Phật đi đến đỉnh cao trong lòng dân tộc. Sự xuất hiện của các bậc thiền sư xuất cách siêu thoát bên cạnh các anh hùng lỗi lạc đã đưa Phật giáo Việt Nam thấm nhuần bản sắc dân tộc và trở thành đạo của dân tộc.
Từ nhỏ Thái tử Trầm Khâm đã được Vua cha Trần Thánh Tông gửi Tuệ Trung Thượng sĩ dạy đạo lý. Tuệ Trung Thượng sĩ là một vị cư sĩ ngộ đạo, đượm nhuần tinh thần thiền. “Khi học hỏi gần xong sắp trở về triều, trước lúc từ giã Thái tử hỏi Tuệ Trung Thượng sĩ: “Bạch Thượng sĩ, pháp yếu của Thiền Tông là gì?”. Thượng Sĩ trả lời: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”.
“Phản quan” là soi sáng hay xem xét, “tự kỷ” là chính mình. “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa xem xét lại chính mình là việc bổn phận, không phải từ nơi khác mà được. Đó là câu châm ngôn trong nhà Thiền. Chúng ta nghiên cứu Phật pháp sẽ thấy câu này hệ trọng như thế nào.”
Những lúc rảnh rỗi, Ngài mời các Thiền khách bàn giải về Tâm thiền, Ngài tham học thiền với Tuệ Trung Thượng sĩ, thâm đắc đến chỗ thiền tủy. Đối với Thượng sĩ, Ngài kính lễ làm thầy.
Sau hai lần lãnh đạo dân quân Đại Việt đánh thắng giặc Mông - Nguyên giữ yên bờ cõi đất nước. Vào năm 1293 Ngài đã nhường ngôi lại, lên làm Thái Thượng Hoàng đế. Sau sáu năm chỉ dạy Ngài sắp đặt việc xuất gia, “không nghĩ đến sự thụ hưởng giàu sang uy quyền tột đỉnh. Khi có giặc đến xâm lấn đất nước, buộc lòng Ngài phải đánh để gìn giữ giang sơn. Khi giặc yên Ngài nhường ngôi cho con. Chỉ dạy con xong, Ngài đi tu. Đó là ý kiến rất kỳ đặc của Ngài”.
Năm 1299, Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử và chuyên tu hạnh đầu đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Ở đây Ngài chuyên tâm cần mẫn công phu tu tập dốc chí tu hành, ăn mặc đơn sơ, giản dị, sống đạm bạc, ẩn dật mình nơi hoang dã, buông bỏ tình chấp ngã nơi thân tâm. Vì thế nhanh chóng đạt được kết quả lớn, nếm được mùi đạo vị.
“Học đòi chư PhậtCho được viên thànhXướng khú vô sanhAn thiền tiêu sái”(Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca - Sơ Tổ Trúc Lâm)
Ngài đã dung hợp ba dòng thiền đã có ở Việt Nam từ trước là Tỳ ni Đa lưu chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường thành dòng thiền mới. Đây là một đường hướng mới mẻ, mang tính dân tộc rõ nét, đồng thời cũng bộc lộ một xu hướng mới, xu hướng “về nguồn” cho nền Phật giáo nước nhà. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời từ đó và Ngài trở thành Sơ Tổ của Thiền phái.
Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt mang đậm tinh thần nhập thế, “Phật pháp bất ly thế gian giác”, muốn tìm con đường giác ngộ không phải từ bỏ thế gian này mới giác ngộ được, tức không thể ngộ đạo, chứng đạo khi ở ngoài thế gian. Chính cõi trần dục giới này là phương tiện giúp con người chưa hiểu đạo, qua những trải nghiệm từ căn bản cuộc sống thực tế mà dần ngộ đạo, đi đến chứng đạo. Vì thế đến năm 1304 Ngài dạo đi các nơi khuyên dân dẹp bỏ những miếu thờ thần không chánh đáng. Ngài lại dạy dân tu trì Ngũ giới và hành Thập thiện. “Muốn người dân có đạo đức thì không gì hơn dạy họ tu trì Ngũ giới và hành Thập thiện”. Đưa Phật giáo đến gần với nhân dân, cải tạo xã hội, chuyển đổi nhận thức con người chính từ tâm vị tha. Từ đó, xã hội sẽ dần được an ổn, người dân sẽ dần sống trong môi trường của suy nghĩ về điều thiện và hành động việc thiện, đạo và đời không còn ranh giới. Mùa đông năm ấy, vua Anh Tông thỉnh Ngài về triều để truyền giới Bồ-tát tại gia cho vua và các quan. Sau đó, Ngài chống gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá Thiền Tông.
Chủ trương của Sơ Tổ Trúc Lâm là Thiền giáo đồng hành nên vào ngày mùng 1 tháng giêng năm Mậu Thân (1308), Ngài sai Ngài Pháp Loa đến huyện Siêu Loại tại Báo Ân Thiền tự khai giảng trụ trì. Tháng tư năm ấy, Ngài đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang kiết hạ và sai Pháp Loa khai giảng trụ trì. Ngài giảng Truyền Đăng Lục là sách truyền đăng của nhà thiền, nhưng khuyên Quốc sư Đạo Nhất giảng kinh Pháp Hoa.
Bãi hạ, Ngài vào núi Yên Tử ở am Tử Tiêu, vì Pháp Loa giảng Truyền Đăng Lục. Từ đây, Ngài leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động, ở tại thạch thất. Pháp Loa thấy thế bạch: “Tôn đức tuổi đã già yếu, mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp trông cậy vào ai?” Ngài bảo: “Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy”.
Sau khi về thăm Công chúa Thiên Thụy bị bệnh nặng, Ngài quay về am Ngọa Vân. Tuy già bệnh mà Ngài vẫn đi bộ chứ không đi ngựa và bảo đệ tử: “Xuống núi tu hành đi, chớ xem thường việc sanh tử”.
Ngày mùng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308), Ngài hỏi Bảo Sát: “Hiện giờ là giờ gì?”. Bảo Sát bạch: “Giờ Tí”. Ngài nói: “Đến giờ ta đi”. Bảo Sát hỏi thêm: “Tôn túc đi đến chỗ nào?”. Ngài nói kệ đáp:
Nhất thiết pháp bất sanh,Nhất thiết pháp bất diệt.Nhược năng như thị giải,Chư Phật thường hiện tiềnHà khứ lai chi liễu dã.
Dịch:
Tất cả pháp chẳng sanh,Tất cả pháp chẳng diệt.Nếu hay hiểu như thế,Chư Phật thường hiện tiền.
Nói xong rồi Ngài nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch, thọ 51 tuổi. Pháp Loa theo lời di chúc của Ngài làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có 5 màu để vào bình. Vua Anh Tông cùng đình thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ nơi Đức Lăng và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, để hiệu là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.
Tinh thần tu tập của Vua Trần Nhân Tông là tinh thần tu tập Phật đạo, vừa ly thế, vừa nhập thế. Vì thế Sơ Tổ Trúc Lâm đã dành 5 năm tu tập miên mật, khổ hạnh trên núi Yên Tử. Ngài sau khi xuất gia dứt khoát buông bỏ tất cả chỉ tập trung chuyên tu không xuống núi. Sau khi ngộ đạo Ngài mới đem Phật Pháp vào đời, cứu giúp chúng sanh bỏ tập tục mê tín, đưa đạo đến gần với nhân dân giúp họ tự thoát khổ đau, mê lầm.
Sau khi Sơ Tổ Trúc Lâm thị tịch, các vị đệ Nhị tổ Pháp Loa, Tam tổ Huyền Quang đã nối tiếp truyền thừa, mở rộng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Từ miền non thiêng Yên Tử, tinh thần Trúc Lâm đã lan tỏa khắp nơi. Sau thời nhà Trần, Trúc Lâm Yên tử tiếp tục song hành cùng dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Dù trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh qua các thời kỳ nhưng tinh thần Thiền Tông chảy dài lúc ẩn lúc hiện, vẫn âm ĩ trong lòng dân tộc Việt.
Giờ đây sau hơn 700 năm sau ngày Điều Ngự Giác Hoàng nhập Niết bàn, dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử đã được Hòa Thượng Tôn Sư Thượng Thanh Hạ Từ khôi phục và phát triển mạnh mẽ, Thiền tông đã lan tỏa khắp nơi, không chỉ trong nước mà tinh thần Thiền học còn truyền bá ở nhiều nơi trên thế giới.
Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, một con người có một vị trí, vai trò đặc biệt trong lịch sử của dân tộc. Nhân dân ta mãi mãi khắc ghi công lao của Ngài trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Ngài đã xây dựng và phát triển một Thiền phái Phật giáo riêng có của người Việt. Chúng ta học Phật pháp cảm thấy tự hào vì vị giáo chủ là một Thái tử xuất gia thành đạo. Càng tự hào hơn nữa khi nước Việt ta có một ông Vua cũng xuất gia, ngộ đạo và thành Tổ một dòng Thiền mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Dòng Thiền được kế thừa, phát triển, hoàn thiện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Tham khảo:
- Hành trình về nguồn 2019
- Trầm Tuệ - Hành trình về chốn Tổ
- Câu chuyện duyên khởi Bếp chay Trầm Tuệ
- Câu chuyện duyên khởi Trầm Tuệ Thuận Phúc
- Trầm Tuệ phát tâm cúng dường hương trầm sạch kính mừng Đại lễ Vesak 2019
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT
Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam
Từ khóa » Tổ Sư Trần Nhân Tông
-
Trần Nhân Tông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Sơ Tổ Thiền Phái ...
-
Kể Chuyện Về Trúc Lâm Tổ Sư Trần Nhân Tông - Đại Việt Oai Hùng
-
Tiểu Sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm ...
-
ĐỨC VUA – PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG: ĐẠO VÀ ĐỜI
-
Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Thế Gian Kiệt Xuất Một Người
-
Trần Nhân Tông Và Các Thế Hệ Của Thiền Phái Trúc Lâm
-
Đi Tìm Hình Tướng Của Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Báo Lao động
-
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm
-
Tiểu Sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Vị Vua Từ Bỏ Ngai Vàng để đi Tu!
-
Tiểu Sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam
-
THIỀN SƯ VIỆT NAM-PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG
-
Trần Nhân Tông - Đức Vua, Phật Hoàng Người Sáng Lập Dòng ...
-
Nơi Tu Hành Của Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Yên Tử