Lười Biếng Là Gì? 5 Cách Chống Lại Sự Lười Biếng - VOH
Có thể bạn quan tâm
- Lười biếng là gì?
- Lười biếng tiếng Anh là gì?
- Vì sao con người thích sự lười biếng?
- Biểu hiện của sự lười biếng
- Lười biếng có thể dẫn đến hậu quả gì?
- Những cách giúp khắc phục sự lười biếng
- Học cách chấp nhận để thích nghi và thay đổi
- Không tự tạo áp lực vô hình
- Tạo động lực cho bản thân
- Tìm bạn đồng hành
- Không chậm trễ
- Danh ngôn về sự lười biếng
Ai trong chúng ta cũng đã từng lười biếng. Tất cả chúng ta đều biết lười biếng là thói quen không tốt, nhưng lại rất khó để có thể thoát ra khỏi trạng thái này, đặc biệt là trong xã hội ngày nay.
1. Lười biếng là gì?
Lười biếng là cụm từ quen thuộc và hầu như ai cũng đều nghe đến tên của nó. Thế nhưng để định nghĩa lười biếng là gì thì lại rất khó. Theo một nghĩa chung nhất, lười biếng là trạng thái chán nản, không muốn làm bất cứ một việc gì. Đó cũng chính là một trạng thái thụ động, lười biếng học hỏi, lười biếng suy nghĩ, việc dễ tranh làm, việc khó đùn cho người khác.
Người lười biếng thường luôn tìm ra được mọi lý do để biện hộ cho việc bản thân lười biếng, kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Đây chính là một tật xấu đáng lên án của con người.
2. Lười biếng tiếng Anh là gì?
Lười biếng tiếng Anh là “lazy”, có phiên âm là |‘lei.zi|. Ngoài ra, còn một số từ tiếng Anh đồng nghĩa với “lazy” nhằm ám chỉ sự lười biếng như “idle", “slothful", “bone-lazy",...
Một số cụm từ tiếng Anh miêu tả sự lười biếng có thể kể đến như:
- “a couch potato”: kẻ lười biếng, giống một củ khoai tây ngồi trên ghế sofa, chỉ thích ăn vặt và ngồi ì một chỗ để xem tivi.
- “lounging around": miêu tả hành động nằm hoặc ngồi thư giãn của một người, và người đó sẽ không làm gì cả.
Có thể lấy ví dụ như sau:
My little cat is such a couch potato. She doesn't care about toys or fluffy stuff.
Tạm dịch: Con mèo nhỏ của tôi quả thực là một chú mèo lười biếng. Nó chẳng thèm để ý tới đồ chơi hay những đồ vật mềm mại.
Thật ra, bệnh lười biếng thường trực bên trong mỗi chúng ta, chỉ là chúng ta có cho phép nó ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của mình hay không mà thôi.
3. Vì sao con người thích sự lười biếng?
Cũng giống như “kiêu ngạo”, sự lười biếng không tự nhiên sinh ra, cũng không thuộc về bản chất vốn có của con người, mà nó được hình thành từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan tồn tại trong môi trường sống của mỗi cá nhân.
Con người sinh ra vốn nhỏ bé, chúng ta có thời gian thơ ấu dài tận 13 năm (tính đến tuổi dậy thì). Trong thời gian này, chúng ta được ông bà, cha mẹ yêu thương, bảo bọc quá kỹ càng khiến chúng ta hình thành nên tính ỷ lại, thích dựa dẫm vào người khác. Ngại đối mặt với khó khăn và không muốn hy sinh bất cứ một thứ gì cho người khác, đây chính là tiền đề cho sự lười biếng.
Những kẻ lười biếng cũng thường là những người thiếu học thức và hiểu biết. Đương nhiên ở chiều ngược lại, chính căn bệnh lười biếng đã khiến cho họ trở nên thiếu hiểu biết. Như câu nói “cần cù bù thông minh” mà người xưa truyền lại, chỉ có sự chăm chỉ, cần cù thì mới có thể giúp bạn đạt được những điều bạn muốn và chẳng ai có thể thành công khi mang trong người “con sâu lười biếng”.
Đa số những người thích sự lười biếng vì nghĩ rằng còn có thể. Đây là một trạng thái có thể dẫn đến rất nhiều hành vi khác như: lười học, lười làm, lười suy nghĩ…ví dụ, lười học bài mình vẫn có thể không bị kiểm tra, lười tập thể dục thì mình vẫn đang khoẻ mạnh… Vì hậu quả của sự lười biếng thường không đến ngay lập tức nên nhiều người thường xem nhẹ. Nếu lười biếng sẽ khiến chúng ta trả giá ngay lập tức thì chẳng mấy ai dám lười.
Bệnh lười biếng cũng có thể lây lan từ người này sang người khác. Không đâu xa, chỉ cần trong gia đình bạn có ba me, anh chị lười biếng thì con cái cũng sẽ có khả năng lười biếng rất cao. Tất nhiên, lười biếng không lây truyền qua gen, mà nó bị ảnh hưởng từ chính sự giáo dục của gia đình và môi trường sống xung quanh.
Sự phát triển của xã hội cũng có thể là nguyên nhân khiến cho con người ngày càng trở nên lười biếng. Máy móc càng hiện đại, con người càng không cần phải hoạt động nhiều, cả trí óc và chân tay. Chính sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ hiện đại khiến chúng ta trở nên lười biếng, trì trệ, không linh hoạt.
Internet cũng góp phần khiến cho sự lười biếng của con người ngày một tăng thêm. Đó là những khi ngồi vào bàn làm việc/bàn học thay vì chúng ta tập trung cho các dự định của mình thì lại bị hấp dẫn bởi việc lướt facebook, chơi điện tử, đọc báo, xem youtube… Đến cùng thời gian dành cho công việc/ học hành lại bị trôi đi chỉ vì suy nghĩ “xem một chút thôi rồi nghỉ”.
Xem thêm: Dựa dẫm là lối sống sai lầm biến bạn trở thành kẻ vô tích sự, ai cũng chán ghét!
4. Biểu hiện của sự lười biếng
Sự lười biếng của mỗi con người thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhiều biểu hiện khác nhau. Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, bệnh lười biếng biểu hiện ở sự lười nhác trong những hoạt động phụ giúp cha mẹ. Còn việc lười biếng trong học tập thường biểu hiện ở việc không hoàn thiện bài tập, chán nản trong quá trình học tập, thực hiện hành vi gian lận trong các kỳ thi.
Đối với những học sinh lười biếng trong học tập, các em này sẽ không lựa chọn việc học hành chăm chỉ hàng ngày, luyện tập các bài học thật nhiều để thấm nhuần kiến thức, từ đó có kiến thức để hoàn thành xuất sắc bài thi. Thay vào đó, các em học sinh lười biếng sẽ buông xuôi việc học, chấp nhận điểm kém. Với những người lười biếng trong học tập nhưng vẫn muốn điểm cao thì họ sẽ lựa chọn những hình thức gian lận trong thi cử như sử dụng tài liệu, chép bài bạn, trao đổi bài trong giờ,...
Đối với người trưởng thành, biểu hiện của bệnh lười biếng có mặt ở tất cả các khía cạnh, từ công việc, hôn nhân, đời sống cá nhân, mối quan hệ xã hội,... Chỉ vài phút giây tặc lưỡi cho qua mọi việc vì quá lười để thực hiện, bạn có thể sẽ phải trả giá cực đắt trong tương lai.
Một số biểu hiện hiện của những kẻ lười biếng là luôn kiếm cớ để biện minh cho những thất bại của mình, thường xuyên than vãn vì phải làm việc, phải hoạt động. Bệnh lười biếng còn biểu hiện ở việc người này luôn luôn trễ deadlines trong công việc, trễ hẹn trong cuộc sống,.. Và điểm đặc trưng nhất của người lười biếng là không cố gắng hoàn thiện bản thân, buông thả chính mình, không nỗ lực để phát triển hơn so với chính mình.
Ví dụ, trong công việc, bạn cảm thấy quá lười để hoàn thành công việc một cách xuất sắc, bạn không muốn học tập và làm thêm những việc ngoài phạm vi yêu cầu công việc hiện có. Mỗi ngày phải đi làm với bạn như một cực hình, và bạn thường ở trong trạng thái uể oải, lười biếng không muốn đi làm. Những gì bạn thuyết phục bản thân chính là mình là một người bình thường mà thôi, vị trí công việc này cũng là của bạn, bạn hời hợt một chút, qua loa một chút chắc cũng là điều bình thường.
Trong khi bạn lười biếng, người đồng nghiệp vào cùng lúc với bạn lại được thăng chức lên làm lãnh đạo của một đội nhóm, có cơ hội tiếp xúc với những người ở vị trí cao hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, được đồng nghiệp và lãnh đạo yêu mến hơn. Khi công ty gặp khó khăn, người bạn đó được giữ lại, còn bạn thì bị cho thôi việc. Lúc này, bạn mới ngỡ ngàng hỏi tại sao.
Đó là bởi lúc bạn đang lười biếng với công việc của mình, người đồng nghiệp đó lại nghiêm túc hoàn thiện công việc của họ một cách tốt nhất. Ngoài ra, họ còn biết chủ động giúp đỡ các bộ phận công việc khác để học hỏi thêm, kết nối thật nhiều mối quan hệ xã hội với đồng nghiệp.
Hơn thế nữa, họ luôn không ngừng trao đổi, đưa ra ý kiến nhằm tạo ra hiệu quả tốt hơn cho công việc với sếp của bạn. Chính vì sự lười biếng không muốn đi làm trong quá khứ của bạn, mà ở hiện tại, bạn đã phải nhận một kết quả không vui vẻ chút nào.
Xem thêm: Chính trực là gì? Những biểu hiện của đức tính và cách để phát huy
5. Lười biếng có thể dẫn đến hậu quả gì?
Lười biếng được xem như một căn bệnh “nan y” trong xã hội. Bởi với nhiều người, lười biếng không chỉ gây ra những ảnh hưởng cho công việc, mà còn cản trở đến việc hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Ban đầu, sự lười biếng chỉ khiến bạn bỏ qua những điều nhỏ nhặt, nhưng càng về sau nó sẽ tích tụ thành những thói quen xấu, ảnh hưởng nhiều đến bản thân và cả những người xung quanh.
Lười biếng không phải do bản chất mà là do chính bản thân mình tạo nên. Điều này sẽ khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống. Không một ai thích làm việc với người biếng và ngay cả những kẻ lười biếng cũng vô cùng chán ghét những người lười biếng khác.
Lười làm nhưng muốn được hưởng thụ khiến cho những người lười biếng nảy sinh sự lươn lẹo và mưu mẹo. Không muốn bỏ công sức nhưng vẫn muốn được hưởng lợi sẽ rất dễ sinh ra những hành vi phạm tội như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo….
Một hậu quả khác của sự lười biếng là nó khiến cho xã hội ngày càng chậm phát triển. Nếu một người lười biếng chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, gia đình và cả những người có liên quan đến họ, thì nhiều người lười biếng là cả một hệ lụy, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng và xã hội.
6. Những cách giúp khắc phục sự lười biếng
Nhiều người hay nói, để thoát khỏi sự lười biếng bạn cần biết cách tạo ra động lực cho chính mình. Nhưng thật ra, để thay đổi thói quen của một người là không hề dễ dàng, nhất là khi đó là một thói quen xấu.
Vậy nên để khắc phục sự lười biếng đã và đang bám rễ sâu ở bên trong cơ thể, tâm trí thì bạn cần:
6.1 Học cách chấp nhận để thích nghi và thay đổi
Để loại bỏ tính lười biếng, điều đầu tiên bạn cần làm chính là phải học được cách… chấp nhận và sống chung với nó. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu cảm xúc tiêu cực, không bị áp lực và rơi vào trạng thái tồi tệ khi phải ép bản thân thay đổi nhanh chóng.
Nếu lười biếng là bản năng của bạn thì sẽ tập học cách thích nghi và thay đổi bản năng này.
6.2 Không tự tạo áp lực vô hình
Căng thẳng có thể tạo ra cho bạn cảm giác lười nhác. Những người có mức độ căng thẳng càng cao thì thường sẽ cho ra hiệu quả công việc càng thấp. Lý do là vì khi bạn căng thẳng bạn sẽ có cảm giác trốn tránh, không muốn đối mặt và giải quyết vấn đề. Điều này lâu ngày sẽ dẫn đến sự lười biếng khi phải đối mặt với áp lực.
Xem thêm: Thức tỉnh ý chí, niềm tin vào cuộc sống qua 40 status động lực
6.3 Tạo động lực cho bản thân
Động lực chính là cách để bạn chống lại sự lười biếng. Đối với tất cả mọi việc, hãy bắt đầu từng bước, từng nhiệm vụ một. Khi đã có được cảm giác chiến thắng hãy tiếp tục thực hiện các kế hoạch tiếp theo.
Nếu trong lúc làm việc bạn thấy chán nản, hãy làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy vui vẻ, dù điều đó không chỉ liên quan đến kế hoạch của bạn, nhưng nhớ chỉ sử dụng một quỹ thời gian ngắn thôi nhé!.
6.4 Tìm bạn đồng hành
Dù mạnh mẽ đến mấy cũng có lúc bạn sẽ yếu đuối và muốn từ bỏ. Vì thế, hãy tìm cho mình những người đồng đội để có thể hỗ trợ, thúc đẩy bạn tiến lên phía trước. Làm việc nhóm cũng sẽ giúp bạn đạt được thành công nhanh chóng hơn nếu chỉ có một mình.
6.5 Không chậm trễ
Một trong những cách khắc phục sự lười biếng chính là hãy bắt tay vào làm ngay khi bạn có ý tưởng. Vì lúc này năng lượng tích cực trong bạn đang là lớn nhất. Nếu trì hoãn, cảm xúc tích cực sẽ bị giảm xuống.
Đừng mang tư tưởng “chuyện hôm nay để ngày mai” vì việc không bắt tay vào làm ngay chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang lười biếng. Hãy nghĩ thử xem, khi bạn đang có động lực nhất bạn còn không làm thì bao giờ bạn mới có đủ năng lượng và tự tin để làm điều đó.
7. Danh ngôn về sự lười biếng
Những ai không vượt qua được và để cơn lười biếng chi phối tất cả sẽ thường cảm thấy hối hận trong tương lai vì những gì mình đã bỏ lỡ. Dưới đây là tổng hợp các câu danh ngôn về sự lười biếng, các bạn hãy lưu lại ngay nhé.
- Lúc nhàn nhã là lúc làm điều gì đó hữu ích. Sự nhàn nhã này người siêng năng sẽ đạt được còn kẻ lười biếng thì không bao giờ. – Benjamin Franklin
- Ngày mai là ngày người lười biếng làm việc và kẻ ngu ngốc thay đổi. – Edward Young
- Không nghi ngờ gì nữa, máy móc đã khiến nhiều người trở nên nhàn rỗi hơn. – Karl Marx
- Một cuộc đời thoải mái và một cuộc đời lười biếng là hai chuyện khác nhau. – Benjamin Franklin
- Rắc rối nảy sinh từ lười biếng, và thiệt hại trầm trọng nảy sinh từ sự nhàn hạ không cần thiết. – Benjamin Franklin
- Đây là thế giới để hành động, chứ không phải để nhăn nhó và lười nhác. – Charles Dickens
- Viết lách là một công việc đáng sợ, nhưng không đáng sợ bằng sự nhàn rỗi. – Thomas Carlyle
- Sự lười nhác là điểm trí mạng đối với những kẻ tầm thường. – Albert Camus
- Tôi rất muốn biết vì sao sự lười nhác lại phổ biến trong những người trẻ tuổi đến nỗi không thể khuyên ngăn họ rời khỏi nó dù bằng ngôn từ hay bằng sự trừng phạt. – Wolfgang Amadeus Mozart
- Không có người phụ nữ xấu, chỉ có những người phụ nữ lười biếng. – Helena Rubinstein
Xem thêm: 22 câu nói về bảo thủ đánh thức suy nghĩ, thay đổi hành động của bạn ngay lập tức
Lười biếng là một thói quen xấu, tác hại của nó khó có thể nhìn thấy ở hiện tại nhưng chắc chắn sẽ để lại những hậu quả không lường trước được. Vì thế, đừng để sự lười biếng khiến bản thân và tương lai của bạn rơi vào hố đen tăm tối, cũng giống như nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet
Từ khóa » định Nghĩa Về Từ Lười Biếng
-
Lười Biếng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lười Biếng Là Gì? Nguồn Gốc Của Sự Lười Biếng Và Cách Khắc Phục
-
Lười Biếng Là Gì? Nguyên Nhân Và Khắc Phục Lười Biếng
-
ĐịNh Nghĩa Lười Biếng - Tax-definition
-
Lười Biếng Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Lười Biếng Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Lười Biếng Là Gì? - ALAN AI VOICE LAB
-
Lười Biếng Là Gì, Nghĩa Của Từ Lười Biếng | Từ điển Việt
-
Nghị Luận Xã Hội Về Sự Lười Biếng Hay Nhất (6 Mẫu) - Văn 12
-
Nghị Luận Về Sự Lười Biếng - THPT Sóc Trăng
-
Lười Biếng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Lười Biếng Là Gì
-
LƯỜI BIẾNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển