Luôn Có Cảm Giác Tuyệt Vọng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Doctor
Chào bác sĩ, Tôi tên là Cúc. Thời gian gần đây tôi luôn phải đối mặt với sự tuyệt vọng, cảm giác này cứ đeo đuổi tôi không dứt ra được. Tôi luôn cảm thấy buồn bã, ủ rũ và không tìm thấy được niềm vui trong cuộc sống. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Cúc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu cảm giác mà bạn đang phải chịu đựng. Bạn đang có triệu chứng tuyệt vọng, một triệu chứng mà có thể chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống. Tuy nhiên, qua những gì mà bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn có thể đang mắc một căn bệnh thuộc chuyên khoa Tâm thần kinh. Một vài thông tin dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.
1. Tuyệt vọng là gì?
2. Biểu hiện của tuyệt vọng
3. Nguyên nhân gây ra tuyệt vọng
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
⌨ CHAT FACEBOOK
Tư vấn qua CHAT ZALO
===
1. Cảm giác tuyệt vọng là gì?
Có phải đôi khi bạn cảm thấy như cuộc sống của bạn quá vô nghĩa? Vô cùng khó khăn khi tưởng tượng rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn? Đôi khi bạn nghĩ: "Tại sao tôi lại phải buồn phiền?" Những suy nghĩ này là những ví dụ phổ biến của sự tuyệt vọng và thường có thể xảy ra khi bản thân chúng ta cảm thấy chán nản hoặc lo lắng.
Sự tuyệt vọng (tên tiếng Anh là Hopelessness) có thể xảy ra khi ai đó đang trải qua giai đoạn khó khăn hoặc đau khổ. Cũng có trường hợp bạn cảm thấy tuyệt vọng nhưng không có bất kỳ lý do nào cụ thể. Bạn có thể cảm thấy bị quá tải, mắc kẹt, chênh vênh, hoặc bạn có thể cảm thấy hoài nghi về bản thân. Những suy nghĩ như không thể vượt qua được những thử thách hoặc không có giải pháp cho những vấn đề mà bạn đang phải đối mặt cũng mang lại cảm giác tuyệt vọng.
Tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, bạn có thể trải qua một số cảm giác này - đó là một phần của con người. Tuy nhiên, khi sự tuyệt vọng kéo dài một khoảng thời gian, làm mất rất nhiều thời gian của bạn, hoặc gây rắc rối cho bạn, nó có thể là một dấu hiệu bạn cần nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Sự tuyệt vọng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trầm cảm hoặc có thể đang trên đường tiến triển đến trầm cảm.
>>>Để biết thêm các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn có thể xem tại TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRẦM CẢM.
Đôi khi sự tuyệt vọng có thể dẫn đến những suy nghĩ ước gì bạn có thể ngủ thật sâu và không bao giờ thức dậy, hoặc lên kế hoạch gây tổn hại cho bản thân và kết thúc cuộc đời của mình.
2. Biểu hiện của tuyệt vọng
Bạn có thể sẽ không chia sẻ cảm giác tuyệt vọng hoặc những suy nghĩ muốn làm hại bản thân với người khác. Tuy nhiên, có một số suy nghĩ hoặc hành động mà bạn và những người khác có thể nhận thấy, đó là dấu hiệu cảnh báo của một người cần được giúp đỡ hoặc có thể đang trong tình trạng khủng hoảng:
- Luôn luôn cảm thấy buồn rầu hoặc chán nản.
- Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống kéo dài hoặc trở nên nặng hơn.
- Cảm thấy lo lắng hoặc kích động.
- Không quan tâm đến vệ sinh cá nhân và sức khỏe của bản thân.
- Tránh mặt bạn bè, gia đình và xã hội.
- Ngủ mọi lúc mọi nơi.
- Không còn quan tâm đến sở thích, công việc, việc học tập hoặc những thứ khác đã từng quan tâm.
- Thay đổi tâm trạng thường xuyên và kịch tính.
- Cảm thấy cực kì tội lỗi hoặc xấu hổ.
- Có cảm giác thất bại hoặc thất vọng vì không thể làm mọi việc tốt như bạn đã từng làm chúng.
- Cảm giác như cuộc sống không đáng sống, hoặc như thể là bạn không còn ý thức về mục đích sống.
- Cảm giác bị mắc kẹt, không có cách nào thoát khỏi các tình huống.
- Cảm giác thất vọng hoặc suy nghĩ không có giải pháp nào cho vấn đề của bạn.
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tuyệt vọng
Một số nạn nhân có thể đã từng trải qua các sự kiện chấn thương tâm lý (sang chấn tâm lý) như sự hy sinh của một đồng đội cùng đơn vị, nhìn thấy người chết, hoặc bị tấn công tình dục hoặc lạm dụng tình dục. Những khó khăn khác của người tuyệt vọng có thể là kết quả của một sự thất bại lớn như ly hôn hoặc mất việc làm. Một số người có thể suy nghĩ đến việc làm hại bản thân do sự tích tụ căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, hoặc căng thẳng sau khi chấn thương làm cho cuộc sống của họ dường như không thể chịu đựng được nữa.
Không cần biết lý do là gì, những người nghĩ đến cái chết có thể nghĩ rằng tự tử là cách duy nhất để thoát khỏi sự đau khổ và cảm giác tuyệt vọng. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng luôn luôn có sự trợ giúp ở mọi nơi và bệnh trầm cảm, lo âu và tuyệt vọng đều có thể điều trị - ngay cả khi bạn không thể tìm ra giải pháp ngay lúc này.
Hầu hết những người nghĩ về việc làm hại bản thân đều đã từng trải qua những kinh nghiệm hoặc những tình trạng khó khăn có thể được điều trị thành công. Những điều này có thể bao gồm:
- Bị trầm cảm
- Sự lo âu
- Rối loạn lưỡng cực
- Tâm thần phân liệt
- Rượu hoặc ma túy
- Tiền sử về tình cảm thể chất, hoặc lạm dụng tình dục, bao gồm chấn thương tình dục trong quân sự (MST)
- Thương tích chấn thương não (TBI)
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
Một số người, bao gồm cả một số Cựu chiến binh, tự gây thương tích và không có ý định tự tử, nhưng đang cố gắng để "cảm nhận" một cái gì đó hoặc tự "trừng phạt" mình. Đây cũng là hành vi nguy hiểm và cần giúp đỡ. Đừng ngần ngại nói chuyện với ai đó về những vấn đề này hoặc liên hệ với Đường dây hỗ trợ tư vấn tâm sinh lý nếu bạn cần nói chuyện với ai đó ngay lập tức.
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Ngoài ra, những thay đổi đáng chú ý trong hành vi là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể cần phải tìm sự trợ giúp. Bao gồm:
- Làm việc hoặc học tập sa sút
- Hành động liều lĩnh hoặc tham gia vào các hoạt động nguy hiểm mà không nghĩ đến những hậu quả
- Tham gia vào các cuộc bạo lực tự hủy hoại bản thân hoặc hành vi bạo lực như đấm vào tường hoặc tham gia đánh lộn; cảm giác thịnh nộ hoặc không kiểm soát được sự tức giận; hoặc dự định trả thù
- Hành động như thể bạn có "ước muốn được chết", xúi giục số phận bằng cách tham gia vào các tình huống mạo hiểm có thể dẫn đến cái chết, chẳng hạn như đua xe tốc độ hoặc vượt đèn đỏ
- Tặng hết những tài sản quý giá của mình cho người khác
- Sắp xếp lại công việc của bạn, giải quyết hết những công việc chưa làm, và/hoặc viết di chúc
- Tìm đến súng, thuốc, hoặc các phương tiện khác gây hại cho bản thân
Nếu cảm giác tuyệt vọng đi cùng với bất kỳ điều nào sau đây, bạn nên liên hệ sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý ngay lập tức:
- Bạn cảm thấy như là một gánh nặng cho người khác.
- Bạn nghĩ rằng bạn chết sẽ tốt hơn, đang lên kế hoạch làm hại bản thân, hoặc đang suy nghĩ tự tử.
- Bạn không tự chăm sóc bản thân theo cách mà bạn cần để tồn tại.
Trong trường hợp của bạn, chúng tôi có lời khuyên dành cho bạn là bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh của mình. Để việc điều trị được hiệu quả, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Từ khóa » Nỗi Tuyệt Vọng Là Gì
-
Tuyệt Vọng Là Gì? Cách đưa Bạn Ra Khỏi Tình Trạng Tuyệt Vọng
-
Tuyệt Vọng Là Gì? Thoát Khỏi Sự Tuyệt Vọng để Thành Công Hơn
-
Tuyệt Vọng Là Gì? 8 Cách Giúp Bạn Loại Bỏ Sự Tiêu Cực Của Sự ... - VOH
-
Tuyệt Vọng - Nó Là Gì, Làm Thế Nào để đối Phó Với Nó
-
Tuyệt Vọng Khi Không Còn Lối Thoát - .vn
-
Tuyệt Vọng Là Gì? Thoát Khỏi Sự Tuyệt Vọng để Thành Công Hơn
-
Làm Gì Khi Cảm Thấy Tuyệt Vọng? - The Present Writer
-
Sự Tuyệt Vọng, Khi Chúng Ta Cho đi Tất Cả - Sainte Anastasie
-
Thất Vọng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đi đến Tận Cùng Của Tuyệt Vọng
-
Tuyệt Vọng Là Gì? Thoát Khỏi Sự Tuyệt Vọng để Thành Công Hơn ...
-
Tuyệt Vọng Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
[ToMo] Làm Gì Khi Bạn Cảm Thấy Tuyệt Vọng? 7 Điều Sau Đây Sẽ ...