LUỒNG VÀNG TRONG KHAI BÁO HẢI QUAN - Tra Cước Vận Chuyển
Có thể bạn quan tâm
Phân luồng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những phương pháp hiệu quả giúp chi cục hải quan tại các khu vực kiểm soát được tình hình hàng hóa, kiểm soát lưu thông và quản lý một cách có hiệu quả trước khi hàng hóa được xuất khẩu đi hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. Phân luồng tờ khai có ba loại: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ với mức độ tăng dần. Trong đó luồng vàng chiếm 50 - 55% so với hai hình thức phân luồng còn lại.
Luồng vàng trong khai báo hải quan là gì?
Phân luồng vàng tờ khai trong xuất nhập khẩu được xem là một trong những hình thức khá phổ biến. Đối với tờ khai luồng vàng, nhân viên hải quan sẽ kiểm tra chi tiết bộ chứng từ đã đính kèm lên hệ thống khai báo hải quan VNACCS và các chứng từ gốc khác như: Certificate of Origin, giấy phép nhập khẩu, chứng thư kiểm dịch, giấy công bố,… mà không cần kiểm tra thực tế hàng hóa của khách hàng.
Các bước thực hiện phân luồng cho tờ khai xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Dựa trên thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, quy trình hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện công tác truyền tờ khai điện tử thông qua VNACCS, đính kèm các chứng từ được yêu cầu như sau:
+ Commercial Invoice (Hóa đơn Thương mại)
+ Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
+ Bill of Lading/ Air Way Bill (Vận đơn đường biển/ vận đơn đường hàng không)
+ Certificate of Origin (Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ)
+ Giấy phép Kinh doanh (Nếu được yêu cầu)
+ Catalogue (Đối với hàng máy móc, điện tử)
+ Các chứng từ khác: Giấy phép nhập khẩu, giấy phép kiểm dịch, công bố mỹ phẩm, công bố hợp quy,… dành cho các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện.
Bước 2: Hải quan tiếp nhận thông tin, hồ sơ và tiến hành kiểm tra. Nếu hồ sơ đầy đủ sẽ tiến hành phân luồng cho lô hàng. Đối với hàng luồng vàng, doanh nghiệp tiến hành nộp những chứng từ theo bước 1 cho hải quan tiếp nhận hồ sơ tại chi cục hải quan nợp doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký mở tờ khai
Bước 3: Khách hàng tiến hành đóng thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu (Nếu có) của lô hàng
Bước 4: Sau khi hải quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chứng từ hợp lệ và xác nhận tiền thuế đã hoàn tất, sẽ tiến hành duyệt thông quan lô hàng.
Bước 5: Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục còn lại để hoàn tất lấy hàng ra khỏi cảng/ sân bay.
Việc phân luồng tờ khai xuất nhập khẩu góp phần nâng cao ý thức, có trách nhiệm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh sản xuất của các chủ doanh nghiệp và đẩy mạnh xuất nhập khẩu của cả nước.
Công ty logistics cước vận chuyển quốc tế - cuocvanchuyen.vn
-
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
-
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
-
Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS
-
Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
-
Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
-
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng
-
Cho thuê kho bãi, kho ngoại quan....
Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty logistics đáng tin cậy tại Việt Nam, hãy liên hệ với công ty logistics chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG CỤ KIỂM TRA GIÁ CƯỚC TRỰC TUYẾN
#Vic
Từ khóa » Tờ Khai Hải Quan Luồng Vàng
-
Phân Luồng Hải Quan Là Gì? Ý Nghĩa Và Những Điều Cần Biết
-
Phân Luồng Tờ Khai Hải Quan: Luồng 1 (xanh), Luồng 2 (vàng ... - Nitoda
-
Phân Luồng Hải Quan Là Gì Và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
-
PHÂN LUỒNG HẢI QUAN: ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT - TECOTEC Group
-
Phân Luồng Hải Quan Là Gì? Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, đỏ, Vàng
-
Tổng Hợp Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Chi Tiết Nhất - LEC Group
-
Tổng Cục Hải Quan Họp Báo Về Phân Luồng Tờ Khai Hàng Hoá Xuất ...
-
Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Luồng Vàng (Cập Nhật 2021) - Luật ACC
-
Thủ Tục Hải Quan Và Thông Quan Khi Nhập Khẩu Vào Việt Nam
-
Tờ Khai Luồng Đỏ, Luồng Vàng Tại Hải Quan Cửa Khẩu Của Hải Phòng ...
-
Tăng Luồng Xanh, Giảm Tỷ Lệ Luồng Vàng, đỏ - Hải Quan Online
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Về Thủ Tục Khai Báo Hải Quan Trong Công Ty Cổ Phần
-
Phân Luồng Kiểm Tra Hàng Hóa: Hài Hoà Giữa “phục Vụ” Và Quản Lý