PHÂN LUỒNG HẢI QUAN: ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT - TECOTEC Group
Có thể bạn quan tâm
1. Phân luồng hải quan là gì?
Việc phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu trong Hải quan (gọi tắt là phân luồng Hải quan) được coi là công cụ, hình thức nhằm giúp hải quan giám sát và kiểm tra hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta.
Hàng hóa sẽ được phân loại thành 3 luồng :
- Luồng xanh (Ký hiệu 1): Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Luồng vàng (Ký hiệu 2): Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.
- Luồng đỏ (Ký hiệu 3): Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.
Với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng dựa theo thông tư 112/2005/TT-BTC:
- Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
- Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
- Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Quá trình thực hiện phân luồng
Quy trình thủ tục hải quan điện tử:
B1: Đăng ký, tạo lập tờ khai điện tử.
B2: Kiểm tra hồ sơ hải quan (thông tin từ bước 1 sẽ được tự động xử lý, đưa ra hình thức và mức độ kiểm tra).
B3: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
B4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ (thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan”, trả tờ khai cho người khai hải quan).
Như vậy việc phân luồng hàng hóa sẽ được phân loại chính thức tại bước 2 của quy trình thủ tục hải quan điện tử. Theo đó lệnh hình thức sẽ cho ra kết quả nhằm quyết định mức độ kiểm tra hàng hóa.
Việc phân luồng được thực hiện tự động trên hệ thống Hải quan điện tử. Cơ sở phân luồng cơ bản được dựa trên mức độ chấp hành pháp luật của Doanh nghiệp, mặt hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu và mã HS mặt hàng áp dụng…
Quy trình cơ bản sau khi tờ khai phần luồng như sau:
Công tác thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng được đồng bộ hóa và hiện đại hóa bằng các thủ tục khai báo hải quan điện tử hay các hệ thống xử lý đánh giá mức độ kiểm tra tiến bộ khách quan. Việc phân luồng hàng hóa nhằm hạn chế kiểm tra thực tế hàng hóa một cách không cần thiết, tạo điều kiện cho hàng được xuất nhập nhanh chóng, đơn giản. Đồng thời đó còn là một công cụ hữu ích giúp cho cơ quan nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh và ngăn chặn các nguồn hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng…
Nguồn: P.Hợp đồng (Sưu tầm)
Từ khóa » Tờ Khai Hải Quan Luồng Vàng
-
LUỒNG VÀNG TRONG KHAI BÁO HẢI QUAN - Tra Cước Vận Chuyển
-
Phân Luồng Hải Quan Là Gì? Ý Nghĩa Và Những Điều Cần Biết
-
Phân Luồng Tờ Khai Hải Quan: Luồng 1 (xanh), Luồng 2 (vàng ... - Nitoda
-
Phân Luồng Hải Quan Là Gì Và Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, Vàng, Đỏ
-
Phân Luồng Hải Quan Là Gì? Ý Nghĩa Của Luồng Xanh, đỏ, Vàng
-
Tổng Hợp Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Chi Tiết Nhất - LEC Group
-
Tổng Cục Hải Quan Họp Báo Về Phân Luồng Tờ Khai Hàng Hoá Xuất ...
-
Dịch Vụ Thủ Tục Hải Quan Luồng Vàng (Cập Nhật 2021) - Luật ACC
-
Thủ Tục Hải Quan Và Thông Quan Khi Nhập Khẩu Vào Việt Nam
-
Tờ Khai Luồng Đỏ, Luồng Vàng Tại Hải Quan Cửa Khẩu Của Hải Phòng ...
-
Tăng Luồng Xanh, Giảm Tỷ Lệ Luồng Vàng, đỏ - Hải Quan Online
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Về Thủ Tục Khai Báo Hải Quan Trong Công Ty Cổ Phần
-
Phân Luồng Kiểm Tra Hàng Hóa: Hài Hoà Giữa “phục Vụ” Và Quản Lý