Lưu Huỳnh đioxit - Khí SO2 ảnh Hưởng Nghiêm Trọng đến Hệ Hô Hấp?

Lưu huỳnh đioxit – khí sunfuro là một oxit axit, chiếm trong không khí không nhiều, tuy nhiên chúng lại là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe hệ hô hấp.

Lưu huỳnh đioxit là gì?

Lưu huỳnh đioxit là một chất gây ô nhiêm không khí gồm 2 nguyên tố oxi và lưu huỳnh. SO2 hình thành khi nhiên liệu chứa lưu huỳnh như than, dầu, dầu diesel bị đốt cháy.

Khí SO2 còn được gọi là khí sunfuro là chất khí không màu mùi hắc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước.

Về tính chất hóa học: SO2 là một oxit axit, vừa là chất khử và chất oxi hóa.

Khí SO2 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp như thế nào?

Phơi nhiễm ngắn hạn Lưu huỳnh đioxit (SO2) có thể gây hại cho hệ hô hấp của người và động vật. Nhóm đối tượng bị tác động nhiều nhất là những người bị hen suyễn, đặc biệt là trẻ em và người già.

Không chỉ là SO2, các oxit lưu huỳnh khác cũng khiến tác động tiêu cực đến sức khỏe. SOx có thể phản ứng với các hợp chất khác trong khí quyển (vd: VOC) để tạo thành cách hạt nhỏ PM. Các hạt nhỏ có thể xâm nhập sâu vào phổi với số lượng đủ đủ lớn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

  • Cụ thể khi tiếp xúc với khí sunfurơ cơ thể có thể bị:
  • Khò khè, khó thở và tức ngực và các vấn đề khác đặc biệt khi tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất.
  • Tiếp xúc liên tục ở mức cao làm tăng các triệu chứng hô hấp và làm giảm khả năng hoạt động của phổi.
  • Phơi nhiễm ngắn khí SO2 trong không khí, người hen suyễn có thể gặp phải tính trạng khó thở.
  • Suy giảm chức năng của hệ hô hấp.
SO2 gây suy giảm hệ hô hấp
SO2 gây suy giảm hệ hô hấp

Khí SO2 còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên.

Hệ sinh thái:

Ở nồng độ cao, SO2  gây hại cho cây và thực vật do tác động làm hỏng lá. Ngăn cản sự phát triển bình thường của cây.

Là một oxit axit có khả năng tạo mưa axit gây hại cho hệ sinh thái.

Giảm tầm nhìn: SO 2 và các oxit lưu huỳnh khác có thể phản ứng với các hợp chất khác trong khí quyển để tạo thành các hạt mịn làm giảm tầm nhìn (khói mù).

Hư hại công trình kiến trúc: Sự lắng đọng của các hạt cũng có thể làm ố và làm hỏng đá và các vật liệu khác, bao gồm các vật thể quan trọng về văn hóa như tượng và tượng đài.

Nguyên nhân phát thải khí SO2?

Nhà máy nhiệt điện là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng lưu huỳnh đioxit tăng cao. Đứng thứ 2 là từ xe cộ phương tiện đi lại. Các lò luyện kim, lò đốt rác, …

Khí SO2 là kết quả của quá trình cháy các nhiên liệu hóa thạch
Khí SO2 là kết quả của quá trình cháy các nhiên liệu hóa thạch

Chúng ta có thể làm gì để giảm tình trạng gia tăng Lưu huỳnh đioxit?

Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, các nước trên thế giới đã đưa ra những quy định nhằm hạn chế tối đa tình trạng khí thải SO2. Tuy nhiên mỗi quốc gia là khác nhau. Thường các nước phát triển sẽ có quy tắc nghiêm ngặt hơn. Các nước đang phát triển và chậm phát triển quy định về việc này cũng nhẹ nhàng hơn. Đó là một sự đánh đổi về mặt kinh tế.

Hiện ở Việt Nam các quy định về giới hạn mức độ xả thải của xe tham gia giao thông, v.v. Nhưng có vẻ như việc thực hiện vẫn chưa thực sự quyết liệt. Điều này thực sự nguy hại đối với những gia đình sống bên cạnh những con đường lớn. Tuy hậu quả của khí sunfurơ không phải ngày một ngày hai, nhưng nó chắc chắn sẽ xảy ra. Việc bảo vệ sức khỏe bạn và gia đình là điều cần thiết.

Hãy đeo khẩu trang khi ra đường, cân nhắc lựa chọn máy lọc không khí cho gia đình của bạn.

Còn bạn, bạn có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng gia tăng khí Lưu huỳnh đioxit

  • Hạn chế sử dụng các phương tiện gây ô nhiễm môi trường
  • Trồng cây xanh
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của bản thân và những người xung quanh.
  • Lựa chọn các phương tiện ít gây ô nhiễm nhất
  • Tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường (sản xuất vì môi trường)

Theo lung.org

⇒ Đọc thêm:

Carbon monoxide là gì? Mức độ nguy hiểm khi nồng độ vượt quy định

PM 2.5 là gì? Những ảnh hưởng của bụi siêu mịn tới sức khỏe

Máy lọc không khí: Giải pháp tuyệt vời cho không gian nhà bạn

Từ khóa » So2 Gây ô Nhiễm Môi Trường Vì